Mỹ tăng gấp đôi hỗ trợ tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển
Ngày 22-4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu, Mỹ cho biết sẽ tăng gấp đôi hỗ trợ tài chính khí hậu vào năm 2024 so với mức trung bình cao đạt được thời chính quyền Obama, để giúp các nước nghèo giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về việc giải quyết biến đổi khí hậu trước khi ký các quyết định hành động ngày 27-1. Ảnh: Reuters.
Nhà trắng cho biết đang thực hiện “các mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được” về viện trợ quốc tế cho các nước đang phát triển, do tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu và để bù đắp cho sự sụt giảm mạnh nguồn tài trợ của Mỹ dưới thời chính quyền Trump.
Theo đó, đến năm 2024, sẽ tăng gấp ba lần tài chính cho thích ứng với khí hậu, trong đó tập trung vào các điều chỉnh đối với biến đổi khí hậu hiện tại hoặc dự kiến. Chính quyền Biden cho biết sẽ làm việc với Quốc hội để ban hành luật cần thiết.
Tổng thống Joe Biden đã công bố kế hoạch tài chính khí hậu song song với mục tiêu mới cắt giảm 50-52% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 2005.
Ông Leonardo Martinez-Diaz, trợ lý hàng đầu của đặc phái viên khí hậu John Kerry cho biết, tổng tài chính quốc tế về khí hậu của Mỹ đạt trung bình khoảng 2,8 tỷ USD/năm trong giai đoạn cơ bản từ tài khóa 2013-2017, với khoảng 500 triệu USD dành cho việc thích ứng. Đó là giai đoạn gần đây nhất khi tài chính khí hậu của Mỹ ở mức cao nhất mọi thời đại
Video đang HOT
Ngày 22-4, một số tổ chức phi chính phủ cho rằng, Mỹ, quốc gia phát thải hàng đầu thế giới sau Trung Quốc, sẽ phải đóng góp 800 tỷ USD tài chính khí hậu quốc tế cho đến năm 2030 cho “sự chia sẻ công bằng”.
Trong một tài liệu về kế hoạch tài chính khí hậu, Nhà trắng cho biết các cơ quan của Mỹ làm việc với các đối tác phát triển, sẽ ưu tiên khí hậu trong các khoản đầu tư, mở rộng hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường tài trợ cho thích ứng và khả năng phục hồi.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ công bố Chiến lược Biến đổi khí hậu mới vào tháng 11 tới, tại Hội nghị lần thứ 26 của các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).
USAID cho biết họ sẽ tận dụng 250 triệu USD tài trợ từ chính quyền liên bang để thu hút 3,5 tỷ USD tài trợ từ khu vực tư nhân cho các công việc liên quan đến khí hậu trong ba năm tới và nhằm mở rộng quy mô mạnh mẽ các chương trình tài chính khí hậu ở 20 nền kinh tế đang phát triển nhanh.
Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) sẽ lần đầu tiên thay đổi chiến lược phát triển của mình để bao gồm khí hậu và ưu tiên giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu.
Chiến lược khí hậu mới của Cơ quan Thử thách thiên niên kỷ (MCC) của Mỹ sẽ tập trung vào phát triển thông minh với khí hậu và cơ sở hạ tầng bền vững, nhằm mục đích dành hơn 50% kinh phí của mình vào các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu trong vòng 5 năm tới.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ chỉ đạo các giám đốc điều hành của Mỹ trong các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới bảo đảm đặt ra và áp dụng các mục tiêu và chính sách tài chính khí hậu đầy tham vọng.
Kế hoạch này cũng kêu gọi chấm dứt các khoản đầu tư quốc tế vào các dự án năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch sử dụng nhiều carbon và hướng vốn cho các khoản đầu tư phù hợp với khí hậu, một mục tiêu được các nhóm môi trường tìm kiếm từ lâu.
Kho bạc Mỹ, cùng với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, sẽ thúc đẩy nỗ lực sửa đổi các hướng dẫn về tài trợ xuất khẩu chính thức để định hướng lại nguồn tài chính khỏi các hoạt động sử dụng nhiều carbon.
Biden: 'Cần một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở'
Tổng thống Mỹ cam kết phối hợp với đồng minh cùng đối tác nhằm xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "tự do và mở".
"Một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở là điều cần thiết cho tương lai của mỗi chúng ta", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc hội đàm trực tuyến với lãnh đạo các nước thành viên nhóm Bộ Tứ ngày 12/3. "Mỹ cam kết làm việc với các bạn, các đối tác và tất cả đồng minh của chúng tôi trong khu vực nhằm đạt được ổn định".
Cuộc hội đàm cấp lãnh đạo của nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Australia, Mỹ và Nhật Bản lần đầu được tổ chức vào hôm nay và theo hình thức trực tuyến. Các lãnh đạo trao đổi về các biện pháp chống đại dịch Covid-19, hợp tác phát triển kinh tế và xử lý khủng hoảng khí hậu, Nhà Trắng cho biết trong một thông cáo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm trực tuyến với lãnh đạo nhóm Bộ tứ, ngày 12/3. Ảnh: Reuters .
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kêu gọi cả 4 lãnh đạo "hành động mạnh mẽ để hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đóng góp rõ ràng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả khắc phục hậu quả do nCoV gây ra".
Lãnh đạo Ấn Độ và Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác an ninh khu vực, vốn được tăng cường sau các cuộc họp cấp dưới của 4 quốc gia thành viên.
Trước thềm cuộc họp, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các lãnh đạo sẽ tham gia "một cuộc thảo luận cởi mở và trung thực về vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế", tham khảo những "thách thức trong khu vực" đối với hoạt động buôn bán và thương mại tự do, cởi mở.
Chính quyền Biden cho biết các quốc gia nhóm Bộ Tứ sẽ công bố thỏa thuận tài trợ để tăng năng lực sản xuất vaccine Covid-19 ở Ấn Độ theo đề xuất của nước này "nhằm đối phó chính sách ngoại giao vaccine" của Trung Quốc.
Giới chức Mỹ cho biết các thành viên Bộ Tứ sẽ thành lập đội ngũ chuyên gia giúp phân phối vaccine trong khu vực, cùng các nhóm phối hợp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, xây dựng tiêu chuẩn công nghệ và hợp tác phát triển những công nghệ mới.
Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác khi Trung Quốc áp dụng chính sách đối ngoại ngày càng quyết liệt ở châu Á và nhiều nơi khác. Quan chức Mỹ cho biết năng lực điều chế vaccine bổ sung sẽ phục vụ nỗ lực tiêm chủng tại Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang cạnh tranh để mở rộng ảnh hưởng.
Ủy ban Nông nghiệp Thượng viện Hoa Kỳ thúc đẩy xác nhận Bộ trưởng Nông nghiệp Ngày 2/2, Ủy ban Nông nghiệp Thượng viện Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi điều trần xác nhận đối với ứng cử viên Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack. Ủy ban Nông nghiệp Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần, thúc đẩy xác nhận ông Thomas J. Vilsack làm Bộ trưởng Nông nghiệp, ngày 2/2/2021. Ảnh: C-SPAN . Trong bài phát...