Mỹ siết chặt dây thòng lọng trừng phạt Nga
Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt chống Nga, với lý do vì tình hình Ukraine. Trong danh sách trừng phạt ghi tên 21 công dân Nga và Ukraine cùng 9 công ty.
Trong đó có Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Andrei Tcherezov, Vụ trưởng Bộ Năng lượng Evgeniy Grabchak cũng như các chi nhánh con của cơ cấu “ Surgutneftegaz”, “ Silovye Machiny” (Power Machines) và “ Technopromexport”.
Ngoài ra, đang làm rõ thêm 12 công ty khác trong diện trừng phạt.
Video đang HOT
Như Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, những biện pháp hạn chế-trừng phạt này nhằm mục đích “gây áp lực” đối với việc thực hiện đầy đủ các điều mục của hiệp định Minsk.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkovtuyên bố rằng Nga sẽ lập tức đáp trả nếu như Mỹ dù sao chăng nữa vẫn áp đặt lệnh trừng phạt mới. Hồi tháng 12, Thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga, ông Dmitry Peskov đã nói rằng Điện Kremlin quan ngại khi ở Mỹ diễn ra cuộc tranh luận về biện pháp trừng phạt mới chống Nga.
Theo Danviet
Phía sau "mũi tên" Mỹ hướng đến Nga, Iran, Triều Tiên
Đối với Iran và Triều Tiên, quan điểm của quốc hội Mỹ thể hiện trong luật này không khác biệt trước. Cho nên đáng chú ý hơn cả là tác động của nó tới Nga và mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trong tương lai.
Quốc hội Mỹ vừa thông qua luật trừng phạt Nga, Iran và Triều Tiên. Nguyên cớ được quốc hội Mỹ đưa ra là Nga can dự vào cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối năm ngoái ở Mỹ, chiếm Crimea và hậu thuẫn phe ly khai ở Ukraine, là Iran tuy tuân thủ thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran nhưng vẫn tiếp tục phóng tên lửa và hậu thuẫn khủng bố, và là Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân và phóng tên lửa, tức là vẫn bám giữ vào chương trình hạt nhân và tên lửa của mình. Những lập luận này của quốc hội Mỹ không mới lạ. Đối với Iran và Triều Tiên, quan điểm của quốc hội Mỹ thể hiện trong luật này không khác biệt trước. Cho nên đáng chú ý hơn cả là tác động của nó tới Nga và mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trong tương lai.
Với luật này, quốc hội Mỹ nhằm tới đồng thời hai mục tiêu. Thứ nhất là làm găng và làm khó Nga. Lưỡng viện lập pháp Mỹ hiện do Đảng Cộng hoà kiểm soát, nhưng cả khi trước đó có thời đa số thuộc về Đảng Dân chủ thì quan điểm thái độ của các vị dân biểu Mỹ đâu có thân thiện với Nga. Sự liên đới của Nga tới chuyện ở Ukraine đã như chiếc gai trong con mắt của các vị dân biểu này. Những cáo buộc và cả những gì mà họ cho là chứng cứ về Nga đã can dự vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ tác động như giọt nước làm tràn cốc. Cho nên trong quốc hội Mỹ hiện mới có được đa số rất đông đảo tán đồng việc không chỉ tiếp tục mà còn gia tăng hơn nữa những biện pháp trừng phạt Nga. Luật này chắc chắn sẽ không phải lần cuối cùng quốc hội Mỹ hành động theo hướng ấy.
Mục đích thứ hai nhằm vào đích thân tổng thống Mỹ Donald Trump. Dân biểu Mỹ, bất kể thuộc đảng phái chính trị nào, đều hậm hực khi thấy ông Trump dành cho tổng thống Nga Vladimir Putin sự coi trọng và nể vì đặc biệt cũng như chủ ý tạo sự khởi đầu mới và cải thiện quan hệ của Mỹ với Nga. Họ muốn dùng bộ luật mới này để kiểm soát chính sách của ông Trump đối với Nga, tạo ra cơ chế pháp lý không cho phép ông Trump bất chấp quốc hội muốn làm gì với Nga thì làm. Hay nói theo cách khác, họ muốn ông Trump phải tuân thủ định hướng chính sách của quốc hội đối với Nga chứ không được theo đuổi đường lối chính sách riêng.
Với luật này, quốc hội Mỹ đẩy ông Trump vào tình thế khó xử. Chịu theo quốc hội thì ông Trump không thể cải thiện được quan hệ của Mỹ với Nga và phải thực hiện đường lối chính sách mà người này không thích. Nhưng nếu bác bỏ hoặc bất chấp thì ông Trump lại chẳng khác gì tự xác nhận là bảo vệ Nga và chuyện này lại liên quan đến quá trình điều tra đang được tiến hành về các mối liên hệ giữa ông Trump, thân nhân gia đình ông Trump và cộng sự của ông Trump với Nga trong khoảng thời gian của cuộc vận động tranh cử tổng thống. Ông Trump có quyền phủ quyết luật này nhưng sự phủ quyết của ông Trump lại có thể bị vô hiệu hoá khi đa số hai phần ba dân biểu muốn thế và hiện tại thì chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên ông Trump sẽ không phủ quyết luật ấy, trước mắt sẽ tuyên bố đồng tình để rồi tính tiếp.
Trong chuyện này, ông Trump thua quốc hội. Nhưng chiến thắng này của quốc hội Mỹ sẽ làm cho mối bất hoà giữa lập pháp và hành pháp trở nên sâu sắc hơn trong thực chất. Đảng Cộng hoà kiểm soát cả lưỡng viện lập pháp cũng khác biệt quan điểm với chính tổng thống là người của đảng mình. Như thế đâu có tốt đẹp gì cho cả ông Trump lẫn quốc hội Mỹ trong thời gian tới. Cản trở nhau như thế chẳng khác gì tự vạch áo cho người xem lưng. Bất đồng quan điểm với nhau như thế sẽ làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài, khiến cả đồng minh lẫn đối tác của Mỹ không thể không suy giảm mức độ tin cậy Mỹ.
Theo Danviet
Tin thế giới: Mỹ đang lừa dối Nga? Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ đã coi thường những chuẩn mực nghề nghiệp và không trung thực khi phản ánh các sự kiện liên quan đến Nga, Giáo sư danh dự của Đại học New York và Princeton, nhà báo Stephen Cohen nhận định trên The Nation. Mỹ và các nước phương Tây khác đã hứa với Nga sẽ...