Mỹ sẽ thua Trung Quốc ở ‘mặt trận lõi’ 5G, AI, vi điện tử?
Báo cáo đầu tiên của Dự án Nghiên cứu cạnh tranh đặc biệt ( SCSP) cảnh báo Mỹ có thể thua cuộc chiến công nghệ mới vào tay Trung Quốc, nếu nước này không sớm hành động mạnh mẽ trên 3 mặt trận cốt lõi: 5G, AI, vi điện tử.
Kỷ niệm 25 năm ngày ra đời tên miền google.com Hàn Quốc phát lệnh bắt giữ Do Kwon – người đứng sau thảm họa Luna Tesla tiếp tục bị kiện vì hệ thống tự lái Autopilot Nhiều người dùng iPhone gặp lỗi sau khi cập nhật lên iOS 16
Dự án SCSP được Quốc hội Mỹ ủy nhiệm Ủy ban An ninh quốc gia về trí tuệ nhân tạo nghiên cứu, tập trung vào việc ủng hộ năng lực cạnh tranh công nghệ lâu dài của Mỹ, theo báo South China Morning Post.
Với tiêu đề ” Những thách thức giữa thập kỷ đối với năng lực cạnh tranh quốc gia“, báo cáo đầu tiên được công bố ngày 12-9 xác định ba “chiến trường cốt lõi” cho sự vượt trội về công nghệ: vi điện tử, công nghệ không dây thế hệ thứ 5 (5G) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo báo cáo này, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ là khoảng thời gian quan trọng cho cuộc chạy đua công nghệ mới, trong đó Bắc Kinh có thể giành được lợi thế nếu kế hoạch của họ có hiệu quả.
Bàn tay sinh học AI được trình diễn tại hội nghị công nghệ ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) – Ảnh: XINHUA
Giám đốc SCSP Ylli Bajraktari nói: ” Nếu chúng ta không cùng hành động trong ba chiến trường cốt lõi, sức mạnh sẽ không thuộc về các quốc gia ở hàng đầu của nền dân chủ ngày nay. Mọi thứ sẽ diễn ra ở Trung Quốc“.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong những lĩnh vực này. Họ cho rằng Mỹ và các đồng minh đang ở ranh giới “nguy hiểm” trong việc phát triển công nghệ, “chiến trường” quan trọng trong việc định hình tương lai địa chính trị.
Ông Bajraktari lưu ý Trung Quốc đã tiến nhanh hơn nhiều về công nghệ 5G. Đồng thời cảnh báo Mỹ ” không thể bắt kịp” nếu tiếp tục làm như kiểu hiện nay trong chuỗi cung ứng 5G và vi điện tử.
Bà Nadia Schadlow, thành viên ban cố vấn của SCSP, nhận định: ” Trung Quốc là đối thủ kinh tế lớn nhất, đồng cấp về công nghệ, có khả năng nhất và là mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với Mỹ“.
Báo cáo phân tích: Mỹ phải hành động trên nhiều lĩnh vực chính sách công để đầu tư vào lợi thế công nghệ của riêng mình, củng cố cơ sở công nghệ – công nghiệp và triển khai các công nghệ đột phá một cách dân chủ và có trách nhiệm.
Video đang HOT
Mỹ đang có nhiều lợi thế, chẳng hạn như dẫn đầu toàn cầu về nhân tài, các công ty công nghệ, thị trường tài chính, văn hóa đổi mới và mạng lưới liên minh.
Báo cáo cũng xác định 6 thách thức mà Mỹ phải vượt qua để khôi phục khả năng cạnh tranh của mình, đó là: khai thác các hình thức đổi mới; khôi phục các nguồn lợi thế kinh tế – công nghệ; phát triển cách tiếp cận của Mỹ đối với quản trị AI; tái thiết lập vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong thời đại cạnh tranh công nghệ; đáp ứng các yêu cầu mới trong cuộc xung đột và phòng thủ trong tương lai; đồng thời thu thập và xử lý thông tin tình báo trong thời đại cạnh tranh dựa trên dữ liệu.
20% Gen Z Mỹ dùng TikTok trên 5 tiếng/ ngày, người trẻ Việt "đốt" bao nhiêu thời gian?
Bị cuốn theo mỗi video, nấn ná xem nốt cái này cái kia,... là cảm giác của hầu hết mọi người khi được hỏi về TikTok.
Theo một nghiên cứu của TechCrunch (công ty chuyên phân tích và báo cáo lĩnh vực kinh doanh công nghệ ở Mỹ), thời lượng sử dụng TikTok mỗi ngày của nhóm trẻ em và thanh thiếu niên đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2019, con số là trung bình 38 phút/ngày. Đến năm 2020, nhóm trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng TikTok 75 phút/ngày và năm 2021 là 91 phút/ngày.
Một nghiên cứu của nền tảng thông tin người dùng getWizer và quỹ đầu tư Joy Ventures với nhóm Gen Z tại Mỹ vào tháng 3/2021 lại cho về kết quả đáng chú ý khác. Theo đó 20% Gen Z dùng TikTok trên 5 tiếng/ngày, cao nhất trong tất cả các nền tảng.
Tại sao TikTok lại hấp dẫn và được nhiều người trẻ sử dụng đến vậy?
Cảm giác hạnh phúc khi lướt TikTok là có thật!
Có thể bạn không biết nhưng não bộ sẽ có cơ hội sản sinh ra hormone "hạnh phúc" - dopamine khi lướt MXH nói chung và TikTok nói riêng. Và sau mỗi lần nhận được dopamine, não bộ lại khao khát có được lượng dopamine tiếp theo, mới hơn và nhiều hơn. Với cơ chế này, người dùng càng lướt TikTok càng hi vọng tìm kiếm được nhiều thứ kích thích niềm vui, để não bộ sản sinh nhiều dopamine hơn.
Theo nhà tâm lý học thần kinh, tiến sĩ Sanam Hafeez (Đại học Columbia, New York, Mỹ) cho biết mọi người đang thực sự tìm kiếm dopamine - hormon "hạnh phúc" trên TikTok. Cô giải thích: "Khi bạn kéo lên kéo xuống và bắt gặp thứ gì đó khiến bạn cười, não sẽ nhận được một lượng dopamine. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh do tyrosin tiết ra và nó tạo ra cảm giác thích thú, hưng phấn".
"Khi bạn nhìn thấy thứ gì đó mà bạn không thích, bạn có thể nhanh chóng chuyển sang thứ gì đó tạo ra nhiều dopamine hơn" - Tiến sĩ Hafeez nói thêm.
Đồng quan điểm này, giáo sư Julie Albright (Đại học Nam California, California, Mỹ) chia sẻ trên: " Khi lướt liên tục, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi ở trong trạng thái được cung cấp dopamine. Nó gần như thôi miên và khiến bạn tiếp tục xem, tiếp tục theo dõi".
Thời lượng ngắn nhưng thông tin nhiều và hấp dẫn
Không phải ai cũng có thể tập trung trong một thời gian dài. Thậm chí một số người còn cho rằng khoảng thời gian tập trung của con người ngày càng bị rút ngắn đi. Dù chưa có con số nghiên cứu xác thực nào nhưng không khó để nhận thấy rằng không chỉ TikTok mà các MXH khác như Instagram hay Facebook đều đang thu hút sự chú ý của mọi người xem bằng những video ngắn.
Hiện tại, TikTok đã nâng giới hạn thời lượng video đến 10 phút nhưng những con số trước đó chỉ là 3 phút và 1 phút. Tuy nhiên theo nhiều người thời lượng ổn áp, dễ hấp dẫn cho 1 clip trên nền tảng này chỉ là 15s. Với những video ngắn như vậy, thông tin được cung cấp đều rất đắt giá hoặc ngắn gọn, một lần nữa TikTok thỏa mãn sự tò mò, kích thích người xem.
Nhưng dù thời lượng nào thì cũng có rất nhiều thứ để khám phá trên nền tảng này. Từ động vật dễ thương cho đến tôn giáo, từ giải trí cho đến học tập, từ tài chính - làm giàu cho đến chuyện yêu đương - tình cảm,... người ta có thể tìm thấy tất cả mọi thứ trên TikTok.
Đây cũng chính là lý do khiến cho Google Search - công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay bị TikTok "đe dọa".
Theo Techcrunch, Prabhakar Raghavan - Phó chủ tịch cấp cao, phụ trách Google Search đã phải thừa nhận rằng người dùng trẻ tuổi đã chuyển sang các MXH như Instagram và TikTok khi muốn tìm kiếm gì đó. "Theo nghiên cứu của chúng tôi, gần 40% thanh niên truy cập TikTok hoặc Instagram khi tìm kiếm một địa điểm để ăn trưa, mà không hề sử dụng Google Maps hay Google Search" - ông cho biết. Kết quả này dựa trên nghiên cứu nội bộ của Google với người dùng ở Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 24.
Ở trong nước, bằng chứng điển hình cho sự thay thế này là sự nở rộ của các TikToker chuyên đi trải nghiệm và đánh giá quán xá, địa điểm du lịch,... trong vài năm trở lại đây. Trước đây, khi muốn biết gì đó, người ta hay hỏi "chị" Google nhưng hiện tại, chỉ cần tìm kiếm trên TikTok là đã thu về vô số kết quả. Không bàn về tính chân thực hay đúng sai trong mỗi clip trải nghiệm, chắc chắn người dùng sẽ thích thú và dễ bị thuyết phục bởi những clip thực tế, mắt thấy tai nghe hơn là "ma trận" thông tin trên Google.
Ôm mộng nổi tiếng
Sự nổi tiếng và ảo tưởng quyền lực là điều mà người ta nói nhiều về các TikToker gần đây. Chỉ với một video lọt xu hướng, bất kỳ ai cũng có thể đạt được hàng nghìn lượt theo dõi trên nền tảng này. Từ đó, nếu biết cách duy trì sức hút, con số chục nghìn, trăm nghìn thậm chí cả triệu không phải là chuyện không thể.
TikToker có tài năng, có nội dung hấp dẫn và thú vị thì nổi tiếng đã đành nhưng cũng có TikToker nổi tiếng theo kiểu kỳ lạ, khiến cư dân mạng không khỏi thắc mắc. Đó là những nhân vật không sở hữu bất kỳ điểm nổi bật nào về nhan sắc hay tài năng nào nhưng vẫn có hàng triệu người theo dõi, lượng fan hùng hậu và đương nhiên, thu nhập đáng kể. Đó là những nhân vật tập trung dùng chiêu khoe thân phản cảm để bán hàng, câu kéo người theo dõi, người donate khi livestream.
Việc dễ dàng có được cả quyền lực lẫn thu nhập đã khiến nhiều người trẻ ôm mộng trở thành "thần tượng" TikTok, "nghệ nhân" TikTok. Thậm chí họ còn bất chấp tất cả, làm những nội dung nhảm nhí, vô bổ và đôi khi độc hại để trở thành người nổi tiếng trên nền tảng này. Loạt trào lưu, trò lố gần đây trên TikTok là ví dụ.
Thuật toán "Dành cho bạn"
TikTok dùng thuật toán For You Page (Dành cho bạn) để cung cấp đúng loại nội dung bạn muốn xem hoặc đang quan tâm hoặc không muốn xem.
Cụ thể, TikTok tìm ra sở thích của người dùng bằng cách thống kê và phân tích các tài khoản họ theo dõi, tài khoản đã chặn, vị trí và thời gian dùng ứng dụng, nội dung họ bình luận hay yêu thích, nội dung gửi cho người khác, nội dung video của mỗi người, video mà bạn không quan tâm hoặc đã báo cáo,... Việc điều tra dựa vào mọi hành động của người dùng trên nền tảng vì vậy khi bạn càng sử dụng TikTok càng nhiều, nó càng biết rõ thói quen xem clip để hiển thị.
Thực tế đây không phải là thuật toán mới mẻ, các nền tảng như Instagram hay YouTube đều đã áp dụng trước đó. Tuy nhiên ở TikTok, nó trở nên đặc biệt bởi nền tảng này tập trung vào việc cung cấp sự đa dạng video, không đề xuất video dựa trên số lượt xem mà dựa vào sở thích của người dùng.
Mỗi ngày TikTok lấy của người trẻ bao nhiêu thời gian?
" Theo thống kê trên điện thoại thì mình dùng TikTok 1 tiếng 20 phút mỗi ngày, không nhiều bằng các ứng dụng khác như Instagram, Facebook hay Messenger. Thời gian thường là trước khi đi ngủ. Ở TikTok mình thích video nào và xem từ đầu đến cuối là nền tảng sẽ đề xuất những video tiếp theo trong chủ đề đó. Nhưng mình cũng không bị cuốn quá mà chủ yếu là xem được 1 lát thì mắt díu lại rồi ngủ luôn" - Anh Nhân (20 tuổi).
" Thời lượng xem TikTok của mình thì hên xui, có ngày khoảng 1 tiếng, có ngày không xem. Mình cũng không bị cuốn theo kiểu quên ăn quên ngủ vì buổi sáng còn phải đi làm nên thường ngủ trước 12h đêm" - Quang Nguyễn (23 tuổi).
" Mình lướt TikTok khoảng 2 tiếng/ ngày, không phải kiểu ngồi lì 2 tiếng để xem mà rải rác. Mình thấy TikTok khá cuốn hút nhưng không đến nỗi không dứt ra được. Vì nền tảng cho hiển thị những nội dung mình quan tâm nhất lên đầu nên cùng 1 trào lưu mà xem quá nhiều người lặp đi lặp lại thì mình bị chán. Dẫu vậy mình vẫn bị tình trạng tính xem 1 xíu rồi ngủ mà cuối cùng lại lướt cả tiếng đồng hồ" - Hà Trần (22 tuổi).
" Mỗi ngày TikTok lấy của mình 40 phút. Mình không cố định khung giờ hay thời gian mà rảnh lúc nào thì lướt lúc đó. Phải thừa nhận TikTok cuốn thật sự! Đôi khi vì mải lướt clip mà mình hơi trễ nải trong vài việc như ngủ muộn hơn. Hoặc như sáng nay chẳng hạn, mình đi làm muộn vì mải lướt TikTok" - Nguyễn Hải (28 tuổi).
Smartphone cao cấp ngày càng đắt Giá bán trung bình của smartphone từ 400 USD trở lên đã tăng 8%, đạt mức kỷ lục 780 USD vào quý II. Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, giá bán trung bình của smartphone cao cấp (từ 400 USD trở lên) tăng lên 780 USD. Đặc biệt, phân khúc thiết bị giá trên 1.000 USD ghi nhận tăng trưởng 94% so với một...