Mỹ rút quân khỏi Syria: Dấu hiệu thật lòng
Mỹ có thể đàm phán với Nga về tương lai của người Kurd trước Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ thực sự muốn rút quân khỏi Syria.
Nga nghi ngờ quyết định rút khỏi Syria của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi giữa tháng 12 năm 2018 đã đưa ra tuyên bố về chiến thắng trong chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, đồng thời lưu ý rằng đây là lý do duy nhất khiến quân đội Mỹ hiện diện tại quốc gia này.
Sau đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders báo cáo rằng Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Syria, nhưng chiến thắng trước IS không đồng nghĩa với việc chấm dứt sự hoạt động của liên minh này.
Hôm 11/01, giới truyền thông quốc tế dẫn tuyên bố của đại diện liên minh cho biết, các thành viên trong Liên minh bắt đầu rút quân ở Syria, đúng như tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người phát ngôn của Liên minh là đại tá Sean Ryan tuyên bố hôm 11/01 rằng, Lực lượng Đặc nhiệm Hỗn hợp (Combined Joint Task Force-CJTF) của chiến dịch “Quyết tâm không thể lay chuyển” (Operation Inherent Resolve-OIR) bắt đầu rời khỏi Syria, hãng thông tấn AP dẫn lời ông Ryan.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ về việc Mỹ có thực sự rút quân khỏi Syria hay không, hay là Washington đang thực hiện một âm mưu mới nào đó. Ví dụ như bình luận về thông tin này, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố rằng, Mỹ rời Syria để tìm lý do ở lại.
“Thứ nhất, chúng tôi đánh giá sự việc theo bài đăng của ông Trump trên Twitter, và thứ hai, theo các bình luận ngay sau khi các phần tin nhắn mới được đăng trên Twitter. Hiện tại, có cảm giác rằng họ đang rời đi theo kiểu ‘tìm lý do để ở lại’…” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong thông cáo báo chí ngày 11/01.
“…chúng tôi đã nhiều lần nói rằng, Nga muốn làm quen với chiến lược của Mỹ, tôi có cảm giác rằng cộng đồng thế giới có quyền biết rằng Hoa Kỳ có ý định rời khỏi Syria vào thời điểm nào… Tôi không thể đồng tình với sự tin tưởng của quý vị rằng họ rời khỏi đó, vì Nga vẫn chưa nhìn thấy chiến lược chính thức của người Mỹ” – bà Zakharova cho biết thêm.
Video đang HOT
Những nghi vấn của Nga cũng có cơ sở khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố hôm 10/01 rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành nhiều đợt không kích nhằm chống lại các thế lực khủng bố ở Trung Đông trong trường hợp các mục tiêu này xuất hiện, gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực.
Lực lượng quân đội Mỹ đã bắt đầu rút khỏi Syria hôm 10/01
Ông Pompeo nhấn mạnh rằng, Tổng thống Donald Trump luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước những hành động gây hấn mới ở Syria và Quân đội Mỹ sẵn sàng mở những chiến dịch mới.
Dấu hiệu Mỹ thực sự muốn rút quân khỏi Syria
Tuy nhiên, sau đó đã có những tín hiệu cho thấy đúng là Mỹ có thể sẽ rút quân thực sự khỏi Syria [còn họ có điều quân đội nước nào đến thay thế thì không ai dám chắc].
Cuối ngày 11/01, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết rằng, Hoa Kỳ hiện đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về những vấn đề sau khi quân đội nước này rút khỏi Syria, đồng thời sẵn sàng đàm phán với Nga về an ninh của người Kurd ở Syria SAR, nếu điều này là cần thiết.
“Người Kurd đang ở trong tình cảnh rất khó khăn, và Tổng thống Donald Trump, khi nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, cho rằng họ là những người đáng tin cậy, và chúng tôi cần đảm bảo rằng họ không bị tổn hại. Đó là những gì Mỹ đã thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi cũng sẽ bàn về vấn đề này với Nga, nếu cần thiết” – ông Bolton nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với người dẫn chương trình Hugh Hewitt.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó cho biết, Ankara sẵn sàng tiến hành một chiến dịch từ phía đông Euphrates, cũng như tại chống lại lực lượng tự vệ người Kurd, nếu Hoa Kỳ không rút họ khỏi đó Manbij [hiện do Quân đội Syria tiếp quản từ tay Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd-YPG].
Sau đó, ông Erdogan nói rằng ông đã quyết định hoãn chiến dịch quân sự ở Syria sau cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 14 tháng 12, khi ông Trump tuyên bố sẽ rút quân đội Mỹ khỏi SAR.
Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỳ lại tuyên bố sẽ tiếp tục mở các chiến dịch chống “khủng bố người Kurd” ở phía Đông sông Euphrates, bất kể việc họ đã rút khỏi Manbij. Như vậy, lí do trục xuất YPG khỏi Manbij chỉ là cái cớ của của Ankara, còn mục đích thực sự của Erdogan là đánh đuổi người Kurd ở bất cứ khu vực nào trên lãnh thổ Syria.
Do đó, tuyên bố để ngỏ khả năng đàm phán với Nga – đối thủ không đội trời chung – về tương lai của người Kurd là dấu hiệu cho thấy, Mỹ thực sự lo ngại về tương lai của đồng minh trước Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là dấu hiệu cho thấy, ông Trump nghiêm túc trong quyết định rút quân khỏi Syria.
Nhật Nam
Theo Datviet
Ông Trump hủy gặp ông Putin vào phút chót vì căng thẳng Nga-Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/11 đã bất ngờ hủy kế hoạch hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị G20 diễn ra ở Argentina vào cuối tuần này. Tuy nhiên, chính Điện Kremlin cũng không hề hay biết về quyết định này của người đứng đầu Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki hồi tháng 7/2018. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 29/11 cho biết với các phóng viên rằng, Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định hủy kế hoạch gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đang trên đường tới Argentina dự hội nghị thượng đỉnh G20. Bà cho biết thêm, Tổng thống Trump trước đó đã có cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Mike Pompeo và Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly trên chuyến bay tới hội nghị G20 và gọi điện cho Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Bà Sanders nói rằng, bà không rõ liệu hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã trao đổi với nhau về việc hủy kế hoạch hội đàm này hay chưa mặc dù giới chức hai bên đã có các cuộc điện đàm.
Quyết định hủy cuộc gặp với ông Putin được cho là có liên quan đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine ở eo biển Kerch cuối tuần qua. Ông Trump viết trên Twitter hôm qua rằng: "Do Nga vẫn chưa trả lại tàu và thủy thủ cho Ukraine, tôi cho rằng điều tốt nhất cho tất cả các bên liên quan là hủy kế hoạch gặp gỡ của tôi với Tổng thống Vladimir Putin tại Argentina. Tôi mong chờ một hội nghị ý nghĩa nữa cho tới khi tình hình được giải quyết".
Phản hồi về quyết định của Tổng thống Trump, Điện Kremlin cho biết vẫn chưa nhận được thông tin xác nhận hủy cuộc họp thông qua các kênh chính thức.
"Chúng tôi cũng đang bay tới Argentina. Hiện tại chúng tôi chỉ nhìn thấy dòng tweet thông báo (của ông Trump) và tin từ truyền thông. Chúng tôi chưa có thông tin chính thức", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Mặt khác, ông Peskov nhấn mạnh, nếu cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo thực sự bị hủy, Tổng thống Putin sẽ có thêm nhiều thời gian để tiến hành các cuộc gặp hữu ích với các nhà lãnh đạo khác tại G20. "Nếu đúng như vậy, Tổng thống (Putin) sẽ có thêm 2 giờ nữa cho các cuộc gặp gỡ hữu ích bên lề hội nghị", ông Peskov nói.
Cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G-20 nếu thực sự bị hủy, đây sẽ là lần thứ hai cuộc gặp giữa ông Trump và ông Putin bị trì hoãn. Tháng trước, hai nhà lãnh đạo buộc phải hủy kế hoạch hội đàm khi tới Pháp dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất.
Lần này, quyết định hủy họp được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Ukraine căng thẳng sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ Ukraine bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải Nga ở eo biển Kerch hôm 25/11.
Đầu tuần này, Tổng thống Trump cho biết, ông rất quan ngại về tình hình hiện nay giữa Nga và Ukraine, song chính quyền của ông không có phản hồi trước những lời kêu gọi của châu Âu nhằm siết trừng phạt Nga hay tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Minh Phương
Theo Dantri/ RT
Người Mỹ đổ lỗi cho ông Trump khiến chính phủ đóng cửa Đa số người Mỹ đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump, chứ không phải đảng Dân chủ, khiến chính phủ phải đóng cửa một phần từ hôm 22/12 và có thể tiếp tục đóng cửa sang năm mới 2019, kết quả khảo sát cho thấy. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Theo kết quả khảo sát Reuters/Ipsos công bố hôm qua 27/12,...