Mỹ phạt tù du học sinh Trung Quốc vì hành hung bạn
Ba du học sinh Trung Quốc lĩnh án tù ở Mỹ vì tội bắt cóc và hành hung bạn học. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho “hội chứng trẻ nhảy dù” tại nước này.
Ngày 17/2, ba du học sinh 19 tuổi người Trung Quốc bị kết án tù vì tội ngược đãi bạn học, Foxnews cho hay. Bị cáo và nạn nhân đều là “những đứa trẻ nhảy dù”. Họ du học Mỹ từ bậc trung học trong khi bố mẹ vẫn ở Trung Quốc.
Yunyao Zhai lĩnh án 13 năm tù vì tội bắt cóc và hành hung. Ảnh: Los Angeles Times.
Yunyao Zhai bị phạt 13 năm tù, Yuhan Yang lĩnh án 10 năm, Xinlei Zhang sẽ ngồi tù 6 năm. Tại phiên tòa, 3 bị cáo xin lỗi nạn nhân và bày tỏ thái độ ăn năn vì những chuyện đã làm.
“Tôi hy vọng hành động của mình sẽ không gây ra tổn thương suốt đời cho họ”, luật sư biện hộ đọc lời xin lỗi của Zhai gửi nạn nhân.
Những du học sinh này bị buộc tội ngược đãi một nữ sinh từ hồi tháng 3 tại nhà hàng và công viên ở Rowland Heights phía đông thành phố Los Angeles.
Công tố viên cho biết, hai ngày sau, 3 bị cáo bắt cóc một bạn học 18 tuổi, dẫn cô tới công viên rồi lột quần áo, đánh đập, nhổ nước bọt, dí thuốc lá lên người nạn nhân trong 5 giờ. Họ còn cắt tóc cô gái và ép cô ăn chúng.
Các nhà điều tra cho hay, Zhai tấn công nạn nhân 16 tuổi vì cảm thấy không được tôn trọng. Nguyên nhân của vụ tấn công thứ hai là tranh giành bạn trai và không thanh toán hóa đơn nhà hàng.
Mức án trên dành cho tội bắt cóc và ngược đãi. Nếu tòa xử họ phạm tội tra tấn, 3 bị cáo có thể phải đối mặt án chung thân.
Xinlei Zhang bị phạt 6 năm tù vì tham gia vào vụ tấn công. Ảnh: Los Angeles Times.
Zhai, Yang và Zhang nằm trong số hàng nghìn du học sinh Trung Quốc đang học tại Mỹ. Nhiều người sống cùng gia đình địa phương, trả tiền thuê phòng, tiền giám hộ cùng một số chi phí sinh hoạt khác. Những người khác sống trong khu ký túc xá tư nhân ở thung lũng San Gabriel.
Tại phiên tòa, Zhai cho rằng, việc sống xa bố mẹ là một trong những nguyên nhân khiến cô ta phạm sai lầm.
Video đang HOT
“Họ gửi tôi đến Mỹ vì tương lai tốt đẹp hơn, nền giáo dục tiên tiến hơn. Cùng với đó, tôi được tự do hơn, trên thực tế là quá tự do. Tại đây, tôi cô đơn và lạc lõng. Tôi không kể với bố mẹ vì không muốn họ lo lắng”, Zhai viết.
Yang coi vụ việc của 3 người họ là hồi chuông cảnh tỉnh cho “hội chứng trẻ nhảy dù”.
“Phụ huynh Trung Quốc để con họ sống xa nhà, không giám sát và quá tự do. Đây là công thức chung gây ra tai họa”, Yang viết.
Các nạn nhân không xuất hiện tại phiên tòa hôm 17/2 nhưng công tố viên Casey Jarvis cho hay, nạn nhân 18 tuổi quyết định tha thứ cho những kẻ đã tấn công mình.
Trước đó, một nữ sinh 16 tuổi và nam sinh 17 tuổi phải vào trại cải tạo thanh thiếu niên vì tham gia vào vụ tấn công. Zheng Lu, 20 tuổi, sẽ phải hầu tòa vì cáo buộc bắt cóc, hành hung và tra tấn.
Các nhà điều tra cho rằng, một số du học sinh liên quan hai vụ tấn công đã bỏ về nước nhằm trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật.
Theo Zing
Chàng du học sinh Việt nổi tiếng trên báo chí Hungary
Khi được nhắc tên, điều khiến Hoàng Long hạnh phúc không phải là cá nhân nổi tiếng, mà là màu cờ Việt Nam xuất hiện trên khắp các trang báo và các kênh truyền hình Hungary.
Theo đánh giá của báo chí Hungary, nhiều ca sĩ trong và ngoài nước từng hát nhưng chỉ có một nghệ sĩ lớn tuổi người Hungary và Hoàng Long khiến khán giả rung động.
Hát opera truyền tải tình yêu Tổ quốc
Ninh Đức Hoàng Long (sinh năm 1991 tại Ninh Bình) là thí sinh nước ngoài duy nhất thi đỗ vào khoa Opera - Học viện Âm nhạc Liszt Ferenc của Hungary. Cậu nhận học bổng toàn phần của chính phủ Hungary chuyên ngành Biểu diễn opera cổ điển.
Tháng 7/2014, Hoàng Long xuất hiện nhiều trên báo chí nước bạn khi thể hiện ca khúc Hazám Hazám - Tổ quốc tôi. Thời điểm đó, tất cả các báo và các đài truyền hình tại Hungary đều đồng loạt đưa tin "Vietnami fiu enekes Hazam hazam" (Cậu bé Việt Nam hát bài Tổ quốc tôi) với lời ca ngợi "chắc chắn bạn sẽ nổi da gà khi nghe".
Báo chí Hungary ca ngợi giọng hát 9X Việt &'sởn da gà' "Một chàng trai trẻ người Việt Nam thể hiện trích đoạn Tổ quốc tôi, chắc chắn bạn sẽ nổi da gà khi nghe" - là lời ca ngợi của báo chí Hungary về Ninh Đức Hoàng Long.
Tiếp tục giữ phong độ, cuối năm 2015, Hoàng Long được Index - báo mạng lớn của Hungary giới thiệu bài hát "Hoàng đế "ngô" và ca ngợi "tuyệt vời". Đây là ca khúc dễ thương, vui nhộn, nói về vị vua chăn cừu, đạt gần 100.000 chia sẻ trên mạng xã hội.
Hình ảnh quen thuộc của Hoàng Long khi xuất hiện trên báo chí chỉ giản dị với áo cờ đỏ sao vàng. Chàng du học sinh tâm sự, từ khi xa quê hương, tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu. Vì vậy, mỗi lần đi du lịch hay biểu diễn mà có khán giả là người ngoại quốc, Hoàng Long đều mặc áo cờ Tổ quốc.
Vì vậy, khi được báo chí nhắc tên, điều khiến cậu hạnh phúc nhất không phải là cá nhân nổi tiếng, mà là màu cờ Việt Nam xuất hiện trên khắp các trang báo và các kênh truyền hình. Mọi người bắt đầu nói về đất nước và con người Việt Nam.
Chàng trai kể lại: "Một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đó phần biểu diễn của mình tại Hội nghị do Bộ Giáo dục Hungary tổ chức, trước đại diện sinh viên của 33 quốc gia khác nhau. Đây cũng là phần ngài Bộ trưởng Giáo dục Hungary yêu cầu gửi tặng ngài Thủ tướng khi ông bất ngờ tới dự. Chính ngài Thủ tướng hỏi: Bạn là sinh viên nước nào? Mình tự hào khi nói: Tôi đến từ Việt Nam".
Được đánh giá là người thành công khi có giọng hát "chạm" đến trái tim khán giả. Ninh Đức Hoàng Long bày tỏ, cậu luôn dùng chính giọng hát, nỗ lực bản thân để truyền đạt tình cảm đến các bạn ngoại quốc. Khi họ có tình cảm với người biểu diễn, đồng thời họ cũng cảm mến đất nước Việt Nam.
Là 9X thuộc thế hệ năng động, có nhiều lựa chọn, thế nhưng Ninh Đức Hoàng Long lại đam mê opera - thể loại được đánh giá khó và ít khán giả trung thành. Nhưng Hoàng Long lại bị hấp dẫn từ chính sự đa dạng trong opera. Bởi opera có sự tham gia của các ca sĩ độc tấu, hợp xướng, dàn nhạc cùng với những loại hình nghệ thuật vô cùng đa dạng khác như ballet, mỹ thuật, diễn xuất của diễn viên.
Hoàng Long tâm niệm, tuổi trẻ năng động cần đón nhận những điều mới mẻ, nhưng không vì thế mà được phép quên đi những giá trị gốc. Nhạc truyền thống, nhạc cách mạng cũng giống như opera, là gốc gác của thanh nhạc, luôn cần có những người duy trì và gìn giữ. Chàng trai 9X quyết định theo đuổi opera - là con đường khá dài và nhiều chông gai.
Gắn bó với opera và quyết tâm trở về nước để góp phần đóng góp cho nghệ thuật nước nhà, Hoàng Long lạc quan, có thể đối với khán giả Việt, dòng nhạc này còn mới mẻ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ và trở về nước vào năm 2019, Long tự tin rằng opera đã có vị trí nhất định trong thị trường âm nhạc Việt.
Làm thêm 3 mùa Tết xa nhà
2016 là mùa Tết thứ ba Ninh Đức Hoàng Long xa Việt Nam. Không những thế, chưa năm nào cậu được đón tết tại Thủ đô Budapest, Hungary. Bởi đến lúc giao thừa, Long thường đi đến các thành phố khác biểu diễn. Ngoài ra, cậu dành thời gian tham gia sự kiện Tết cộng đồng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary. Đây là chương trình có quy mô lớn và quy tụ tất cả bà con Việt Nam tại Hungary.
Mùa Tết cũng là mùa chàng du học sinh đi biểu diễn, dành số tiền lo cho cuộc sống và đặt mục tiêu đưa bố mẹ đi du lịch Châu Âu.
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, điều khiến Ninh Đức Hoàng Long nhớ nhất là ngày ông Công ông Táo, đêm giao thừa gia đình quây quần và sáng mùng một đi chùa cùng bố mẹ và em gái.
Tâm sự trong những ngày cuối năm, Hoàng Long chia sẻ: "Du học sinh chúng mình đi học tưởng chừng rất "sướng" nhưng cũng phải hy sinh rất nhiều. Xa gia đình, bạn bè, người thân yêu, một mình nơi xứ người cộng với áp lực học tập luôn rất cao".
Hoàng Long bày tỏ, khó khăn lớn nhất của cậu đó chính là ngoại ngữ, bởi tiếng Hungary được xem là một trong 5 ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Ngoài ra, hiện Long còn theo học khóa tiếng Ý tại Viện Italia, Thủ đô Budapest, Hungary.
Chàng du học sinh Việt gửi lời nhắn nhủ, khi vào trường đại học, mọi sinh viên nước ngoài đều không có ưu ái. Vì vậy, du học sinh có thể viết sai ngữ pháp, nói không trôi chảy, nhưng quan trọng nhất cần phải có vốn từ vựng đủ để hiểu bài giảng của các giáo sư và giao tiếp với bạn bè.
Chat với Ninh Đức Hoàng Long
Sinh viên Học viện Liszt Ferenc Academy of Music (Hungary).
Sở thích: Đi du lịch, nấu ăn...
Châm ngôn sống: Luôn hướng về phía trước.
- Hạnh phúc nhất của Long khi đứng trên trên sân khấu là gì?
- Đó là những giọt nước mắt và tràng vỗ tay không ngớt họ dành cho mình.
- Có bố từng là nghệ sĩ, cũng là người từng không muốn Long theo học âm nhạc chuyên nghiệp vì thấu hiểu nỗi vất vả của người nghệ sĩ. Nhắc về bố, Long có kỷ niệm sâu sắc nào?
- Mình nhớ những tháng mùa hè oi bức hai bố con lên thủ đô để ôn thi vào trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương.
- Được biết, bạn gái của Long cũng đang theo học tại Hungary về âm nhạc. Phải chăng, âm nhạc là điều đã đã kết nối hai bạn?
- Cũng không hẳn là âm nhạc kết nối vì chưa bao giờ bọn mình hát cho nhau nghe cả. Tuy nhiên, nếu cả hai không học âm nhạc thì có lẽ không bao giờ đến được với nhau. Mình và bạn gái quen nhau ở cùng khu kí túc của sinh viên trường nhạc.
- Nếu tưởng tượng về một ngôi nhà hạnh phúc trong tương lai cùng âm nhạc, Long có thể kể lại bức tranh mình đang nghĩ?
- Mình cũng chưa chắc chắn sẽ cho con cái mình học âm nhạc. Nếu chúng có đam mê mình sẵn sàng. Mình không muốn áp đặt con cái như một số cha mẹ khác.
Theo Zing
Huyền Chip: 'Vụ ồn ào khi viết sách khiến tôi vào Stanford' Huyền Chip chia sẻ, ở Đại học Stanford, cô không lo lắng trước câu hỏi "Học có gì thú vị?" mà quan trọng, có thời gian để học hay không? Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) - cô gái thuộc thế hệ 9X đời đầu đang trên một hành trình mới. Không Xách ba lô lên và đi theo cách liều "không còn...