Mỹ nới lỏng hạn chế xuất khẩu cho ngành công nghiệp vũ trụ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 17.10 giảm những hạn chế xuất khẩu đối với các công ty thương mại không gian trong việc chuyển giao những thiết bị vệ tinh và liên quan đến tàu vũ trụ cho đồng minh và đối tác.
SpaceX là một trong những công ty hưởng lợi từ chính sách mới. ẢNH: SPACEX
Những thay đổi trên nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho ngành công nghiệp vũ trụ theo hướng thương mại có thể mở rộng thị trường, đồng thời bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao của Mỹ.
Các công ty không gian Mỹ như SpaceX của tỉ phú Elon Musk và những nhà thầu quân sự lớn với nhánh không gian như Lockheed Martin, L3Harris Technologies và Boeing, có thể hưởng lợi từ các quy định mới.
“Trong bối cảnh hoạt động thương mại trong lĩnh vực không gian ngày càng đa dạng hơn, những quy định mới sẽ giảm gánh nặng cho ngành công nghiệp Mỹ để tiếp tục đổi mới và dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ”, Reuters hôm nay 18.10 dẫn lời ông Don Graves, Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ.
Video đang HOT
Đồng thời, Mỹ cũng mở rộng năng lực làm sâu sắc hơn các quan hệ đối tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác về các ưu tiên chung trong lĩnh vực không gian, theo ông Graves.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết những mặt hàng cụ thể, liên quan đến năng lực cảm ứng từ xa của tàu vũ trụ hoặc lắp ráp hậu cần trên không gian, và dịch vụ tàu vũ trụ không còn cần giấy phép khi xuất khẩu tới Úc, Canada, Anh.
Những quy định trên có thể giúp Mỹ tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận an ninh AUKUS ba bên giữa Anh, Mỹ, Úc.
Một số vệ tinh và bộ phận, linh kiện tàu vũ trụ ít nhạy cảm hơn sẽ không cần giấy phép khi xuất khẩu cho hơn 40 quốc gia, trong số này có Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đa số thành viên Liên minh châu Âu (EU), theo một nguồn thạo tin.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng nới lỏng yêu cầu về giấy phép đối với những mặt hàng ít nhạy cảm nhất như đầu nối điện tử cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, trừ một số nước như Nga, Trung Quốc.
Cũng theo đề xuất mới, quyền hạn quyết định các mặt hàng nào được chuyển giao cũng được đề nghị chuyển từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc xuất khẩu những mặt hàng cụ thể.
Truyền thông Đức đánh giá động lực đằng sau bức tranh kinh tế sáng màu của Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á.
Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân trên cánh đồng xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
Theo dự báo mới của WB, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,1% vào cuối năm 2024 và 6,5% vào năm 2025. Cả hai con số này đều cao hơn ước tính hồi tháng 4.
Động lực cho tăng trưởng là nhờ sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất, du lịch và đầu tư. Điều này cho thấy Việt Nam có tiềm năng đạt mức tăng trưởng lớn hơn vào năm 2025, so với các nền kinh tế mới nổi khác cùng khu vực như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Nhà nghiên cứu Nguyen Khac Giang tại Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) đánh giá: "Việt Nam có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ lợi thế trong nước là dân số 100 triệu người với tầng lớp trung lưu đang gia tăng".
Ngoài ra, các nhà đầu tư phương Tây đang chủ trương giảm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, hướng tới mục tiêu mở rộng sang các quốc gia khác. Do đó, các quốc gia Đông Nam Á trở thành lựa chọn hàng đầu cho đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản và liên minh châu Âu (EU).
Một cơ sở sản xuất thép tại Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng thu hút các nền kinh tế phương Tây. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Vào tháng 9/2023, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Nhiều nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này có trọng tâm là thúc đẩy lợi ích kinh tế.
Việt Nam hiện có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 8 quốc gia, gồm Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024) và Pháp (10/2024).
Kênh DW cho rằng khoản đầu tư lớn từ Washington là chìa khóa cho các cơ hội kinh tế tại Việt Nam. Việt Nam đã trở thành địa điểm sản xuất quan trọng của Apple, gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. Apple đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào Việt Nam trong 5 năm qua.
Đáng chú ý, Việt Nam sở hữu lực lượng lao động trẻ và đông đảo, với 58% trong tổng dân số gần 100 triệu người dưới 35 tuổi. Điều này khiến Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn.
Ông Sebastian Eckardt tại WB đánh giá: "Trong nửa đầu năm, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ phục hồi của nhu cầu xuất khẩu. Để duy trì đà tăng trưởng không chỉ trong phần còn lại của năm mà cả trong trung hạn, chính quyền nên tăng cường cải cách cơ cấu, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý cẩn thận các rủi ro tài chính mới nổi".
Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối cao nhất kể từ năm 2015 Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, tính đến cuối tháng 9/2024, dự trữ ngoại hối của nước này là 3.316,4 tỷ USD, tăng 0,86% (khoảng 28,2 tỷ USD) so với cuối tháng 8/2024. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2015. Đồng USD. Ảnh: AFP/TTXVN Cục Quản lý Ngoại hối...