Mỹ nối lại viện trợ cho Pakistan với thoả thuận 1,6 tỷ USD
Sau một thời gian quan hệ rơi vào nguội lạnh, Mỹ đã quyết định nối lại viện trợ quân sự và kinh tế cho Pakistan với quy mô 1,6 tỷ USD. Trong số đó, Bộ ngoại giao Mỹ đã đệ trình quốc hội phê chuẩn gói hỗ trợ an ninh 300 triệu USD.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tại Mỹ
Theo đài phát thanh Tiếng nói nước Nga, đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang được cải thiện sau khi trở nên nguội lạnh thời gian qua.
Phía Pakistan đã giận dữ khi Mỹ mở chiến dịch bí mật trên lãnh thổ nước mình để tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden mà không thông báo đầy đủ cho giới chức nước này. Ngoài ra các cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ đã khiến khoảng 400 dân thường Pakistan thiệt mạng.
Mới đây, thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã tới thăm Mỹ như một dấu hiệu cho thấy hai nước đang nối lại mối quan hệ.
So với những gói hỗ trợ trước thì lần này Mỹ dành cho Pakistan khoản tài trợ lớn hơn hẳn. Hồi tháng 6 vừa qua, Washington đã có dự định phân bổ 295 triệu USD cho Pakistan, nhưng nay con số này đã lên tới 1,6 tỷ USD, đài phát thanh Tiếng nói nước Nga khẳng định.
Phó đại diện đặc biệt của Bộ ngoại giao Mỹ tại Afghanistan và Pakistan Dan Feldman cho biết Washington muốn thấy một Pakistan ổn định và thịnh vượng.
Video đang HOT
Gói 300 triệu USD đã trình quốc hội
Trong khi đó hãng tin AFP dẫn lời phó phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, chính phủ nước này đã yêu cầu quốc hội phê chuẩn gói viện trợ an ninh 300 triệu USD cho Pakistan, vốn từng bị tạm dừng.
“Đây là một phần trong một tiến trình dài nhằm khôi phục hợp tác hỗ trợ an ninh, sau khi quá trình này bị trì hoãn trong giai đoạn 2011 và 2012 với những thách thức song phương”, phó phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf nói.
Diễn biến này đến giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp gỡ thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif – quan chức cấp cao nhất của Pakistan tới Mỹ trong vài năm trở lại đây.
Kể từ sau vụ biệt kích Mỹ đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden và một vụ không kích của Mỹ làm 24 lính Pakistan thiệt mạng, viện trợ an ninh của Mỹ cho nước này đã bị gián đoạn. Tuy vậy khoản viện trợ dân sự 857 triệu USD vẫn được tiếp tục.
Bà Harf khẳng định gói viện trợ an ninh của Mỹ sẽ giúp các lực lượng an ninh Pakistan tăng cường năng lực, “một điều quan trọng để chống lại tình trạng bạo lực tại các khu vực biên giới phía Tây.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Lịch sử loài người có thể phải viết lại vì bộ xương sọ
Việc phát hiện ra một bộ xương sọ hoàn chỉnh có từ cách đây 1,8 triệu năm đã khiến lịch sử về cách người hiện đại tiến hóa từ tổ tiên trước đó ở châu Phi có thể phải viết lại - theo các nhà khoa học Thụy Sĩ.
Hộp sọ của Skull 5 chỉ khoảng 546 cm3 và nó cho thấy loài người đầu tiên có não nhỏ hơn mặc dù có các chi và kích cỡ thân thể giống người hiện đại
Bộ xương sọ ở Georgia của một tổ tiên cổ xưa, được gọi với cái tên Xương sọ 5, ám chỉ rằng tất cả các chủng tộc Homo từng là một.
Nghiên cứu cho rằng những thành viên đầu tiên của giống người Homo, bao gồm Homo rudolfensis, Homo erectus thuộc về cùng loài và đơn giản chỉ trông khác nhau. Điều này khiến hệ thống phân loại tổ tiên sớm nhất của loài người phải thay đổi.
Chúng ta vốn nghĩ rằng các đặc điểm khác nhau giữa những hóa thạch người Homo cho thấy họ là các chủng người khác nhau, nhưng phát hiện trên đã nghi ngờ quan niệm đó.
Các nhà khoa học từ Viện Nhân loại học và Bảo tàng ở Zurich cho biết Xương sọ 5 cho thấy, thay vì cho rằng một số chủng tộc Homo có khác biệt do điều kiện sinh thái, thực ra một chủng tộc Homo có thể đối phó với một loạt các hệ sinh thái đã xuất hiện từ châu Phi khoảng 2 triệu năm trước.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ xương sọ khai quật ở Dmanisi, Georgia và thấy rằng không giống với các hóa thạch Homo khác. Xương sọ 5 gồm 1 hộp sọ nhỏ cùng với khuôn mặt dài và răng lớn. Xương sọ này được phát hiện cùng với hài cốt của 4 tổ tiên khác của loài người, một loạt xương hóa thạch động vật và một số công cụ bằng đá. Tất cả đều ở cùng địa điểm và cùng thời gian khiến phát hiện này thực sự hiếm có.
Địa điểm khai quật trên đã cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội đầu tiên để so sánh những đặc điểm vật lý của tổ tiên loài người vốn cùng tồn tại tại cùng một thời điểm, cùng một không gian địa lý.
Sự khác biệt giữa những hóa thạch này không hề rõ ràng hơn những hóa thạch giữa 5 người hiện đại hay 5 con tinh tinh - các nhà khoa học nói.
Phát hiện trên cho rằng, từ rất sớm, các hóa thạch người Homo cùng với nguồn gốc từ châu Phi của họ, thực sự đã có sự khác nhau giữa các thành viên của một dòng dõi.
Nhà khoa học Christoph Zollikofer của bảo tàng Thụy Sĩ nói: "Nếu hộp sọ và khuôn mặt của Skull 5 được tìm thấy như những hóa thạch tách biệt ở những nơi khác nhau tại châu Phi, thì chúng có thể thuộc về chủng loại khác nhau, bởi vì Skull 5 có một số đặc điểm quan trọng như là hộp sọ nhỏ và mặt lớn - điều chưa bao giờ thấy ở một hóa thạch Homo từ trước tới nay".
Với những đặc điểm vật lý đa dạng, những hóa thạch liên quan với Skull 5 tại Dmanisi có thể so sánh với các hóa thạch người Homo khác nhau, bao gồm những hóa thạch được tìm thấy ở châu Phi, có từ 2,4 triệu năm trước cũng như là những hóa thạch khai quật ở châu Á và châu Âu có từ 1,8 đến 1,2 triệu năm trước.
Theo Hà Châu
Giáo dục & Thời đại/Daily Mail
Báo Anh: "Cựu Tổng thống Arafat chết do bị đầu độc" Một tạp chí y khoa của Anh hôm 12/10 đã có một tiết lộ "động trời" rằng, nghi án cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat tử vong do bị đầu độc bằng chất phóng xạ polonium đã được chứng minh. Nguyên nhân tử vong của ông Yasser Arafat vẫn đang gây tranh cãi Theo đài phát thanh Tiếng nói nước Nga, thông tin...