Mỹ-Nhật ngăn Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương rầm rộ trang bị tàu chiến mới cho hải quân để bảo vệ quyền lợi hoặc mở rộng hoạt động trên biển.
Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản sẽ nhận thêm 2 chiếc khu trục hạm lớp Akizuki trong năm 2014 – Ảnh: Geocities.jp
Tạp chí Defense Review Asia (DRA) vừa dẫn lời Giám đốc bộ phận dịch vụ tư vấn của Công ty phân tích hải quân AMI International (Mỹ) Bob Nugent dự đoán trong 20 năm tới các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ chi 200 tỉ USD để sắm hơn 1.000 tàu chiến. Trong đó, các nước sẽ ưu tiên phát triển tàu hộ vệ, khu trục hạm, tàu có khả năng chở trực thăng, máy bay cũng như khinh hạm, tàu tuần tra… Những diễn biến vừa qua chứng tỏ nhận định hoàn toàn có cơ sở.
Đông Bắc Á chạy đua
Lâu nay, xét về thực lực và công nghệ thì Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực, nhưng vị trí này đang bị đe dọa bởi Trung Quốc, theo DRA. Vì thế, Nhật không thể ngồi yên, nhất là khi nước này và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật đã lên kế hoạch chính thức đưa tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo, tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến 2, vào hoạt động trong năm 2015. Hãng tin Jiji Press dẫn lời giới chức cho biết Izumo sẽ đóng vai trò thành trung tâm chỉ huy cho những chiến dịch bảo vệ các đảo hẻo lánh. Bên cạnh đó, JMSDF dự kiến nhận thêm 2 khu trục hạm lớp Akizuki 5.000 tấn trong năm 2014 và muốn sớm mua thêm 2 tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis. Theo BBC, Nhật cũng sẽ sắm 52 tàu đổ bộ và một số tàu ngầm.
Trong khi đó, theo DRA, hải quân Trung Quốc đang phát triển ở mức độ “chóng mặt” dù chất lượng vẫn là điều đang gây bàn cãi. Trong năm nay, hải quân Trung Quốc được cho là sẽ lần lượt nhận khu trục hạm thứ 5 và thứ 6 thuộc lớp 052C và chiếc đầu tiên thuộc lớp 052D. Đây là tàu khu trục hiện đại nhất của nước này, với hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và vũ khí tiên tiến. Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch đóng 12 tàu lớp 052D đến năm 2018 và đã hạ thủy 4 chiếc. Ngoài ra, một số quan chức và chuyên gia của Bắc Kinh úp mở về khả năng nước này sẽ bắt tay đóng tàu sân bay thứ hai trong năm nay.
Trước tình hình 2 láng giềng có quan hệ phức tạp với mình đều ra sức tăng cường sức mạnh trên biển, Hàn Quốc gấp rút đưa vào tác chiến 3 khu trục hạm loại 8.500 tấn được trang bị hệ thống Aegis và đang có kế hoạch sắm thêm 5 chiếc tàu khu trục loại 5.600 tấn, cũng được trang bị Aegis. Ngoài ra, hải quân Hàn Quốc dự kiến sẽ sớm được trang bị tàu đổ bộ trực thăng thứ 2 thuộc lớp Dokdo vô cùng tân tiến.
Khác biệt của Đông Nam Á
Tiến sĩ Euan Graham tại Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore nhận định với DRA rằng khác với những thế lực ở Đông Bắc Á, các nước Đông Nam Á không chạy theo tàu chiến “khủng” mà tập trung trang bị tàu nhỏ hơn và linh hoạt như khinh hạm, tàu tuần tra xa bờ vì chúng phù hợp với nhu cầu chiến lược và khả năng tài chính. Chẳng hạn, Philippines cũng đang muốn sắm 42 tàu tuần tra cùng một số tàu tấn công đa dụng được trang bị ngư lôi và tên lửa. Tương tự, Malaysia đã đặt đóng 6 tàu tuần tra loại 3.000 tấn, được trang bị pháo Bofors 57 mm và tên lửa chống tàu Exocet do Pháp sản xuất.
Ngay cả những nước không trực tiếp tham gia tranh chấp ở biển Đông cũng đang tăng cường chiến hạm, tàu tuần tra, vì như chuyên san Defense News phân tích, các tranh chấp biên giới trên bộ truyền thống đã chuyển sang môi trường biển, có tầm tác động đến toàn khu vực. Cụ thể, hải quân Indonesia dự kiến nhận 16 tàu tuần tra nhanh được trang bị tên lửa chống tàu C-705, súng 20 mm trong năm nay và 2 khinh hạm 2.400 tấn. Hải quân Singapore cũng sẽ đưa vào hoạt động 8 tàu tuần tra cận bờ nội địa trong giai đoạn 2016 – 2018.
Philippines kêu gọi Mỹ bảo vệ Chính quyền Philippines hy vọng nước này sẽ nhận được sự bảo vệ của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông vẫn chưa giảm. Tờ The Philippine Star hôm qua dẫn lời ông Herminio Coloma, Chánh văn phòng điều hành truyền thông của Phủ Tổng thống Philipppines, nói rõ Manila mong nhận được sự cam kết bảo vệ từ Mỹ tương tự như Nhật Bản. Phát biểu trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Nhật theo hiệp ước an ninh song phương giữa lúc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Quốc đang leo thang. Bên cạnh đó, tờ Nihon Keizai Shimbun dẫn lời giới quan sát cho rằng nếu Trung Quốc tấn công Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ có thể điều oanh tạc cơ B-52 đến hỗ trợ Nhật.
Video đang HOT
Chi tiêu quốc phòng châu Á tăng mạnh Theo báo cáo Cán cân quân sự 2014 do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh) công bố, chi tiêu quốc phòng châu Á trong năm 2013 tăng 11,6% so với năm 2010. Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc chiếm hơn phân nửa mức tăng này. Tương tự, theo tạp chí IHS Jane’s, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực duy nhất có chi tiêu quốc phòng tăng đều đặn kể từ năm 2009. Giới chuyên gia dự báo chi tiêu quốc phòng khu vực sẽ lên đến 474 tỉ USD vào cuối thập niên này và chiếm 28% chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Ngoài ra, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc được cho là sẽ đạt mức kỷ lục 159,6 tỉ USD vào năm 2015, tăng từ 119 tỉ USD năm 2013.
Theo Thanh niên
Đằng sau chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản là gì?
Tình hình địa chính trị ở khu vực Thái Bình Dương liên tục thay đổi buộc các quốc gia khu vực phải có những biện pháp thích hợp.
Năm 2012, Mỹ tuyên bố ý đồ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á, tập trung 2/3 số lượng chiến hạm hiện có. Những chương trình nhằm tăng cường sức mạnh trên Biển Đông và Hoa Đông cũng được Trung Quốc tiến hành. Những tình huống diễn ra cuối năm 2013 đã buộc Nhật Bản có giải pháp tương xứng với những nguy cơ hiện hữu.
Ủy ban đặc biệt chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị hai bộ văn kiện phát triển lực lượng phòng vệ và chiến lược quốc phòng trong thời gian tới. Hai văn kiện đã được chính phủ Nhật thông qua.
Theo văn kiện trong vòng năm năm tới lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phát triển "kế hoạch trung hạn đảm bảo quốc phòng", trong thập niên tiếp theo sẽ đưa vào thực tế hóa kế hoạch "Những định hướng đổi mới về quốc phòng".
Khi phát triển các văn kiện liên quan đến chiến lược quốc phòng mới, ủy ban đặc biệt đã tính đến những xu hướng phát triển địa chính trị những năm tới, những nguy cơ hiện hữu và tiềm năng, những đặc điểm nổi bật của Luật pháp Nhật Bản và quốc tế
Khu trục hạm tên lửa Asigira lớp Atago
Chi tiết của hai chương trình chưa được làm rõ, nhưng những điểm chính đã được công bố. Tất cả những thay đổi trong chiến lược quốc phòng đều gắn liền với nguy cơ đe dọa từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Gia tăng sức mạnh quân sự của hai nước đã buộc chính phủ Nhật Bản phải lật lại các quan điểm của mình trong lĩnh vực quốc phòng.
Nội dung quan hệ đối ngoại trong chiến lược quốc phòng mới cũng đề cập tới Mỹ. Theo các thông tin được công bố, cả hai dự án đều đề xuất tăng cường hợp tác quân sự với Washington.
Ủy ban đặc biệt nhấn mạnh, ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế thường xuyên thay đổi, do đó Nhật Bản cần tìm kiếm các đồng minh mới trong hợp tác quân sự chính trị và hợp tác khoa học quân sự. Danh sách những nước để xuất tăng cường hợp tác không được công bố.
Một đặc điểm nổi bật trong chiến lược quân sự mới là có thể Nhật Bản sẽ từ bỏ một số nguyên tắc đã tuân thủ trong nhiều thập niên. Để tìm kiếm và lôi kéo các đồng minh, Nhật Bản sẽ rời bỏ nguyên tắc hạn chế xuất khẩu vũ khí. Theo luật pháp Nhật Bản, xuất khẩu vũ khí và trang bị quân sự chỉ được tiến hành trong trường hợp không đi ngược lại lợi ích quốc phòng của đất nước.
Khu trục hạm DDH-141 JDS Haruna lớp Congo
Tìm kiếm đồng minh và bán trang thiết bị quân sự là một trong những định hướng chủ chốt sẽ được chiến lược quốc phòng mới phát triển. Sau khi những công bố được đưa ra, báo chí nước ngoài cho rằng đó là những tư tưởng của Thủ tướng Nhật ông Abe Shinzoe. Trong thời gian qua ông đã có nhiều sáng kiến tăng cường sức mạnh quốc phòng Nhật Bản.
Hai văn kiện được thông qua không những tập trung sự quan tâm vào quan hệ chính trị đối ngoại, mà còn tập trung vào hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Cùng với những nguy cơ và cuộc chiến tranh giả định với kẻ thù tiềm năng đã hình thành yêu cầu cấp thiết về tiềm lực quân sự đối với Phòng vệ Nhật Bản.
Để theo dõi sát sao kẻ thù tiềm năng và kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn, ủy ban đặc biệt đã kiến nghị tăng cường các phương tiện tình báo - trinh sát theo dõi khoảng không trên những hòn đảo Nhật Bản, đồng thời đề xuất mua UAV nước ngoài.
Từ khả năng khó hình thành các cuộc chiến trên đất liền, tác giả của các văn kiện kiến nghị giảm thiểu 2/3 số lượng xe tăng có trong biên chế mà con số đã vượt quá 700 xe. Thay thế xe tăng là các xe bọc thép lưỡng cư bánh hơi với số lượng hàng trăm chiếc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ bảo vệ đáo, cơ động nhanh lực lượng trên các tuyến đường giao thông hiện đại của Nhật.
Mối quan tâm đặc biệt được tập trung vào khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa. Kế hoạch sẽ mua 28 máy bay Lockheed Martin F-35 Lightning II Mỹ. Chiến lược quốc phòng mới cũng yêu cầu phải tăng cường khả năng phòng không - phòng thủ tên lửa của hạm đội.
Hiện Hải quân Nhật Bản có 6 tàu khu trục 2 chiếc lớp Atago và 4 chiếc lớp Congo, được trang bị hệ thống điều hành thông tin tác chiến (CICS), hệ thống phòng không AEGIS và tên lửa phòng không Mỹ.
Trong tương lai, cần đóng thêm hai tàu khu trục có hệ thống CICS và AEGIS, nâng cấp tàu khu trục hiện tại. Sau khi hiện đại hóa các khu trục hạm sẽ lắp đặt tên lửa SM-3.
Chiến lược quốc phòng mới định hướng tập trung nguồn lực hình thành và phát triển các đơn vị thực hiện các hoạt động tác chiến trên không gian xa lãnh thổ. Để bảo vệ các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Phòng vệ Biển Nhật Bản cần hơn 50 các tàu đổ bộ cao tốc và 17 chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng V/STOL Bell V-22 Osprey.
Những kế hoạch phát triển sức mạnh quốc phòng Nhật bản có thể chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất liên quan đến việc hiện đại hóa lực lượng và tăng cường sức chiến đấu.
Điều đó không đặc biệt do quốc gia nào có lực lượng vũ trang đều nỗ lực tăng cường sức mạnh chiến đấu đồng nghĩa với việc tăng cường năng lực quốc phòng. Phần thứ hai của chiến lược nhằm mục đích tăng cường hợp tác quốc tế có thể được coi là phần quan trọng nhất của chiến lược mới Nhật Bản.
Tìm kiếm đồng minh trong các nước khu vực có thể là xu hướng Nhật Bản đang vươn mình trở thành siêu cường khu vực ngay trong lĩnh vực cung cấp vũ khí. Xuất khẩu vũ khí và phương tiện chiến tranh là một đặc điểm quan trọng của chiến lược quốc phòng Nhật bản mới.
Tàu sân bay trực thăng Huyga dẫn đầu cuộc tập trận chung hải quân Mỹ-Nhật Bản năm 2009.
Nhật Bản sẽ từ bỏ chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí của mình. Trong nhiều thập kỷ Nhật Bản không cung cấp vũ khí trang bị cho các nước cộng sản (hàm ý Việt Nam), các nước có xung đột và các quốc gia bị Liên Hợp Quốc áp đặt các lệnh cấm vận.
Cũng chưa chắc chắn nước nào sẽ nhập khẩu vũ khí từ Nhật Bản, nhưng việc từ bỏ nguyên tắc giới hạn xuất khẩu vũ khí sẽ làm tăng số lượng phương tiện chiến tranh lên nhiều lần.
Nền công nghiệp phát triển và chính sách đồng minh khiến Nhật có thể có được số lượng các hợp đồng đáng kể cung cấp vũ khí trang thiết bị. Nhưng số lượng có thể cung cấp vẫn là một ẩn số do Nhật Bản chưa từng là nhà xuất khẩu vũ khi.
Công nghiệp quốc phòng Nhật trong thời gian dài chỉ đáp ứng yêu cầu của phòng thủ trong nước, hiếm khi thực hiện các hợp đồng nước ngoài. Nhưng có nhiều căn cứ cho rằng, Nhật Bản sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu ở châu Á vì những lý do lịch sử và quan hệ phức tạp hiện tại.
Từ chiến lược quốc phòng mới của Tokyo có thể khẳng định, trong những năm sắp tới sức mạnh quốc phòng Nhật Bản sẽ tăng cường mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tham vọng tìm kiếm đồng minh khu vực vẫn còn có khó khăn nhưng sẽ mang lại những lợi ích chiến lược cho Nhật Bản trong xung đột với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Xuất khẩu vũ khí là một vấn đề hoàn toàn mới đối với Nhật Bản và với thể giới. Nhưng trong năm năm tới, những định hướng chiến lược này sẽ được cụ thể hóa trong đời sống chính trị, quân sự của đất nước mặt trời.
Theo Báo Đất Việt
10 khu trục hạm bự nhất thế giới (1): Mỹ là số 1 Không phải Nga, mà Mỹ mới là quốc gia nắm vị trí số 1 trong top 10 tàu khu trục lớn nhất thế giới hiện nay. 1. Khu trục hạm DDG 1000 lớp Zumwalt (Mỹ) Khu trục hạm đa năng DDG 1000 lớp Zumwalt mới nhất của Hải quân Mỹ là tàu khu trục lớn nhất thế giới từng được đóng với lượng...