Mỹ mạnh tay đầu tư vũ khí cho Hải quân
Chúng là biểu tượng cho sự răn đe đối với đối phương chẳng hạn như Triều Tiên hoặc Iran khi họ có ý định nhắm vào đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc hoặc Israel.
Nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa ngày càng tăng từ Iran và Triều Tiên trong những năm gần đây, Mỹ đang mạnh tay đầu tư vào tàu tuần dương và tàu khu trục hải quân được trang bị hệ thống radar công nghệ cao và các tên lửa đánh chặn.
Kết quả là các tàu tuần dương và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo với hệ thống Aegis tân tiến đang được các chỉ huy quân sự từ Trung Đông, Châu Âu cho tới Thái Bình Dương ngày càng ưa chuộng.
Khu trục hạm USS Stout của hải quân Mỹ
Video đang HOT
Đô đốc Bill Gortney, chỉ huy các lực lượng hạm đội Mỹ ở Norfolk cho hay: “Nhờ có chúng, các chỉ huy chiến trường có thể triển khai các tàu này ở những nơi cần thiết, và chúng tôi thấy đó là khoản đầu tư xứng đáng.” Theo ông, không giống như các hệ thống phòng thủ tên lửa khác, những con tàu này có thể “đi tới bất cứ nơi nào có khủng hoảng.”
Chuyên gia về an ninh quốc gia Anthony Cordesman tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho rằng những con tàu này tạo ra một hàng rào phòng thủ nhiều lớp có thể nhanh chóng cảnh báo và cung cấp chi tiết thông tin về một vụ phóng tên lửa ở nhiều nơi trên thế giới. Và chúng là biểu tượng cho sự răn đe đối với đối phương chẳng hạn như Triều Tiên hoặc Iran khi họ có ý định nhắm vào đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc hoặc Israel.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng những con tàu phòng thủ tên lửa với hệ thống cảm biến, radar và tên lửa không ngừng được cải tiến này đã trở thành một thứ vũ khí rất quan trọng nhưng cũng vô cùng đắt đỏ. Yêu cầu ngày càng cao của những con tàu này cũng trở thành một gánh nặng đối với lực lượng hải quân Mỹ vốn đang phải “căng như dây đàn”. Các chỉ huy thường buộc phải kéo dài thời hạn triển khai của những con tàu này, giữ các thủy thủ trên biển lâu hơn và rút ngắn thời gian ở bên gia đình của họ.
Hiện tại hải quân Mỹ có tổng cộng 28 tàu phòng thủ tên lửa, trong đó 16 tàu ở trên Thái Bình Dương và 12 tàu ở Đại Tây Dương. Dự kiến số tàu này sẽ tăng lên 30 chiếc vào năm 2018. Chi phí bình quân để nâng cấp hệ thống radar Aegis mới và tên lửa Raytheon SM-3 cho các con tàu này là khoảng 45 triệu đô-la.
Những chiếc tàu tuần dương và khu trục hạm này vừa là vũ khí tấn công vừa là lá chắn phòng thủ. Tên lửa SM-3 có thể giám sát và bắn hạ các tên lửa tầm ngắn tới tấm trung nhắm vào Mỹ hoặc đồng minh, đồng thời chúng cũng được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk có thể phóng từ biển vào các mục tiêu quan trọng và các hệ thống vũ khí của đối phương.
Tên lửa phóng lên từ tàu khu trục Mỹ
Nhiệm vụ kép này đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện nay, khi những chiếc tàu ở đông Địa Trung Hải liên lục giám sát khả năng phóng tên lửa của Iran nhưng đồng thời cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ quyết định tấn công Syria. Giống như trong chiến dịch năm 2011 ở Libya, tên lửa phóng từ tàu hải quân Mỹ cso thể làm tê liệt hệ thống phòng không của Syria mà không phải sử dụng đến lực lượng mặt đất hoặc mạo hiểm đưa máy bay chiến đấu vào không phận Syria.
Theo 24h
Mỹ cấp "thông tin mật" về phòng thủ tên lửa cho Nga ?
Người đứng đầu cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết chính quyền Obama đã thảo luận giải mã dữ liệu quan trọng về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ để cung cấp cho Nga.
Chính quyền Obama đang xem xét làm cách nào để làm giảm mối lo ngại của Nga rằng lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm mục đích chống lại kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Những người ủng hộ kiểm soát vũ khí đã cho rằng việc tiết lộ khả năng đánh chặn tên lửa có thể cung cấp một bước đột phá trên vấn đề mà Nga giữ vững quan điểm trong việc cắt giảm vũ khí hạt nhân. Nhưng làm như vậy sẽ chọc tức các thành viên của đảng Cộng hòa rằng chính quyền Obama đang mang vấn đề an ninh quốc gia ra để thỏa hiệp với Moscow.
Tên lửa Patriot, một thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Trả lời câu hỏi tại phiên điều trần ngày 8-5, giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa, phó đô đốc James Syring, nói rằng ông đã thảo luận việc giải mã các dữ liệu, bao gồm cả tốc độ của tên lửa đánh chặn, với các quan chức cấp cao của bộ quốc phòng.
Hệ thống phòng thủ tên lửa từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi giữa Mỹ và Nga. Mỹ cho rằng các năng lực của hệ thống này là nhằm mục đích chống lại các mối đe dọa từ Iran và Triều Tiên. Họ còn cho rằng tên lửa đánh chặn của họ sẽ không gây ra bất cứ mối đe dọa nào cho kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ
Obama đã hai lần thay đổi kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu nhưng Nga vẫn lớn tiếng phản đối. Ông cho rằng vấn đề quyết định là giải quyết tốt hơn các mối đe dọa. Nhưng các thành viên đảng Cộng hòa đã cáo buộc rằng điều đó là nhằm mục đích xoa dịu sự phản đối của Nga.
Theo ANTD
Chiến thuật hải quân và "cú ra đòn" ở Biển Đông Với lối đánh sở trường của Việt Nam thì những gì công nghệ không làm được, thì chiến thuật làm được, những gì mà công nghệ làm được, thì chiến thuật không cần... Chiến thuật hải quân - một thành phần cấu thành của nghệ thuật, bao gồm lý thuyết và thực tế huấn luyện tác chiến và thực hiện các hoạt động...