Mỹ, Nhật đối đầu Trung Quốc bằng máy tính lượng tử IBM
Nhật Bản và Mỹ đang hướng tới việc sử dụng các hệ thống của IBM để đạt được lợi thế về mặt ứng dụng thực tế trước Trung Quốc.
Máy tính lượng tử thương mại đầu tiên của Nhật Bản IBM Quantum System One
Theo Nikkei, IBM hôm 27.7 công bố máy tính lượng tử đầu tiên của Nhật Bản IBM Quantum System One dành cho các ứng dụng thương mại. Đây là dự án đánh dấu bước tiến mới cho sự hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ trong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, vốn đã bị cuốn vào cuộc chiến giành ưu thế công nghệ với Trung Quốc.
Video đang HOT
Hệ thống máy tính lượng tử này là hệ thống thứ hai IBM xây dựng bên ngoài Mỹ, sau một hệ thống được công bố ở Đức hồi tháng trước. Đại học Tokyo sẽ quản lý quyền truy cập vào máy tính lượng tử. Tổ chức Sáng kiến đổi mới lượng tử, với các thành viên bao gồm Đại học Keio và Toyota Motor, là đơn vị được quyền sử dụng. Điện toán lượng tử là một trong những lĩnh vực hợp tác được Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4.2021.
“Các quốc gia đã đầu tư rất lớn vào nghiên cứu và phát triển quy mô máy tính lượng tử để cạnh tranh vị trí thống trị trong tương lai. Điều quan trọng là phải mở rộng hợp tác quốc tế, và hợp tác giữa Nhật Bản với Mỹ được xem như là kim chỉ nam”, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Koichi Hagiuda nói.
Các tổ chức của Trung Quốc, bao gồm Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, thời gian gần đây đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực lượng tử, đe dọa đến thế thượng phong của những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như IBM và Google. Để không tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ quan trọng này, Nhật Bản, Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến phương Tây buộc phải tăng tốc, đặc biệt về mặt ứng dụng thực tế.
Với việc tính toán lượng tử dự kiến sẽ có sẵn cho một số ứng dụng thương mại trong vòng ba đến năm năm nữa, các công ty đang cạnh tranh để tận dụng lợi thế công nghệ lượng tử trong các lĩnh vực của riêng họ. Mitsubishi Chemical có khả năng sẽ sử dụng công nghệ lượng tử trong phát triển đi-ốt phát quang và pin mặt trời. JSR Corp sẽ ứng dụng vào quang học, bao gồm vật liệu nhạy cảm với ánh sáng được sử dụng để tạo mạch trên chất bán dẫn, và vật liệu màn hình tinh thể lỏng.
Ngoài Nhật Bản, 10 công ty của Đức gồm Volkswagen, Bosch và Siemens đã thành lập một tập đoàn để đưa công nghệ lượng tử vào sử dụng thực tế. Goldman Sachs là một trong những tổ chức của Mỹ đang tìm cách sớm ứng dụng công nghệ lượng tử vào lĩnh vực tài chính. Theo ước tính của công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group, điện toán lượng tử có thể tạo ra giá trị hằng năm lên tới 850 tỉ USD vào năm 2040, và cuộc chiến để tạo đòn bẩy cho thị trường khổng lồ trong tương lai đã bắt đầu.
Trung Quốc phạt Tencent, Alibaba vì nội dung độc hại với trẻ em
Giới chức Trung Quốc tiếp tục tiến hành một loạt hành động mạnh tay nhằm trấn áp các gã khổng lồ công nghệ nước này.
Theo thông báo của Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), một số công ty công nghệ nước này đã bị phạt vì phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em.
Thông báo chỉ ra các nền tảng QQ của Tencent, Taobao của Alibaba, mạng xã hội Weibo phải gỡ bỏ nội dung vi phạm và nộp khoản tiền phạt không xác định. Án phạt như một phần của chiến dịch làm sạch không gian mạng Trung Quốc và loại bỏ nội dung độc hại với trẻ vị thành niên.
Các gã khổng lồ công nghệ nắm trong tay dữ liệu người dùng như Tencent đang lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh.
Giới chức Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm những đơn vị vi phạm quy tắc. Cơ quan này nhấn mạnh sẽ tiếp cận một cách không khoan nhượng với những vấn đề gây tổn hại đến trẻ vị thành niên.
Vài tháng qua, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đã bị người dùng chỉ trích vì sử dụng người mẫu nhí để quảng cáo sản phẩm và quay video sử dụng trẻ em. Giới chức Trung Quốc cho biết đang lên kế hoạch theo dõi những buổi livestream có trẻ em, các nền tảng giáo dục trẻ em, hội nhóm người hâm mộ có trẻ em.
Án phạt của cơ quan quản lý Trung Quốc là một phần trong chiến dịch giám sát Internet của Bắc Kinh, cho thấy mức độ kiểm soát ngày càng gắt gao với các gã khổng lồ công nghệ. Hồi đầu tháng 7 này, Trung Quốc đã mở cuộc điều tra nhằm vào nền tảng gọi xe Didi Global và đưa ra quy định bắt buộc bất cứ công ty nào muốn niêm yết lên sàn chứng khoán nước ngoài cũng phải xin phép.
Không chỉ Trung Quốc, các công ty nước ngoài cũng đang phải giải quyết vấn đề lạm dụng trẻ em trên nền tảng của mình. Hồi tháng 2, Facebook phải ra mắt công cụ để lọc nội dung mà người dùng chia sẻ có hình ảnh trẻ em.
Mỹ cần Nhật - Hàn trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc Cựu CEO Google Eric Schmidt nhận xét năng lực AI của Trung Quốc gần với Mỹ hơn ông tưởng, đồng thời nhấn mạnh Mỹ không thể thành công nếu thiếu hợp tác với "những người bạn châu Á". Cựu CEO Google Eric Schmidt. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei, cựu CEO Google - nay là Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc...