Mỹ muốn lập ‘Bộ tứ siêu chip’ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
Chính quyền Washington đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc từ chuỗi cung ứng của mình vào Trung Quốc.
Theo BusinessKorea, chính phủ Mỹ đề xuất thiết lập một liên minh công nghiệp bán dẫn với các đồng minh châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, để kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của Trung Quốc phát triển lớn mạnh.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên trong ngành, thì đề xuất này không được chính quyền Seoul “chấp nhận hoàn toàn” vì các công ty sản xuất chip khổng lồ của Hàn Quốc là Samsung Electronics và SK Hynix đã đầu tư hàng tỷ USD vào các cơ sở sản xuất quan trọng ở Trung Quốc. Họ cũng lo sợ sự trả đũa từ phía Bắc Kinh nếu một liên minh như vậy tồn tại.
Samsung và SK Hynix đã từ chối bình luận vấn đề.
Video đang HOT
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, gây ra tình trạng thiếu chip toàn cầu, chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của mình vào Trung Quốc.
Vào tháng 9 năm 2020, dưới thời chính quyền Trump, các quan chức Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã đưa ra ý tưởng tập hợp những người “cùng chí hướng” để chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Còn báo cáo mới nhất về một liên minh chip tiềm năng vừa được đưa ra khi chính quyền Biden đang thúc đẩy một dự luật cung cấp 52 tỷ USD tài trợ cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong nước.
Ý tưởng về một liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu không bao gồm Trung Quốc đã gây ra cuộc tranh luận trên mạng xã hội Trung Quốc. Một số cư dân mạng Trung Quốc cho rằng động thái như vậy sẽ chỉ khiến Bắc Kinh tăng gấp đôi nỗ lực nhằm đạt được khả năng tự cung cấp về công nghệ, trong khi những người khác cho rằng một liên minh như vậy khó có thể xảy ra vì thị trường của Trung Quốc quá lớn để có thể các công ty chip Hàn Quốc và Đài Loan từ bỏ.
Trong khi đó, giai đoạn hai của dự án flash NAND của Samsung ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, đã bắt đầu hoạt động vào năm 2021. Khu phức hợp trị giá 25 tỷ USD này bao gồm hai nhà máy sản xuất tấm wafer và một cơ sở đóng gói và thử nghiệm, sản xuất hơn 40% tổng công suất sản xuất bộ nhớ flash NAND của Samsung.
Còn SK Hynix đang điều hành một nhà máy sản xuất wafer DRAM và cơ sở đóng gói và thử nghiệm ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô và Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên.
Mạch tích hợp (IC) hay chip là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc sang Trung Quốc. Năm 2021, Hàn Quốc xuất siêu 25,7 tỷ USD trong các khu công nghiệp với Trung Quốc, tăng từ 20,1 tỷ USD vào năm 2020, theo số liệu thống kê thương mại hải quan của Hàn Quốc.
Nguồn cung chip của Nga gặp rủi ro vì thúc đẩy trừng phạt từ phía Mỹ
Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi trừng phạt Nga sẽ hạn chế khả năng mua chất bán dẫn và các công nghệ khác của nước này, đặc biệt là công nghệ quân sự.
Theo Bloomberg, chính phủ Mỹ hôm 25.2 cho biết sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga đối với chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến quan trọng khác trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ. Các đồng minh như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, vốn là những nơi sản xuất chip chủ chốt, tỏ thái độ sẽ làm theo Mỹ.
Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga đối với chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến quan trọng
EU ngày 25.2 xác nhận lệnh trừng phạt của họ sẽ cố gắng tác động đến chuỗi cung ứng của Nga. "Chúng tôi sẽ ngăn cản Nga tiếp cận công nghệ quan trọng mà nước này cần để xây dựng một tương lai thịnh vượng, chẳng hạn như chất bán dẫn hoặc công nghệ tiên tiến", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói.
Hiện điều không chắc chắn là liệu các công ty chip Trung Quốc, đặc biệt là hãng bán dẫn lớn nhất nước Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), có chịu cắt đứt với Nga hay không. Chip do SMIC sản xuất kém tiên tiến hơn so với chip của công ty bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), nhưng chúng đủ tinh vi cho ít nhất một số ứng dụng quân sự. Mặc dù Trung Quốc không tham gia vào các lệnh trừng phạt Nga, nhưng quy tắc của Washington áp dụng cho tất cả công ty trên thế giới sử dụng công nghệ của Mỹ, bao gồm cả phần mềm. SMIC sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp của Mỹ như Applied Materials để sản xuất chip.
Nga không phải là nhân tố chính trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Tuy nhiên, các công ty của Nga lại phụ thuộc nhiều vào nước thứ ba để tiếp cận các bộ phận công nghệ, bao gồm cả chip từ EU dùng cho ô tô, ứng dụng công nghiệp và cảm biến, ông Jan-Peter Kleinhans, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Đức Stiftung Neue Verantwortung, cho biết.
Mối đe dọa từ lệnh trừng phạt của Mỹ khả năng cao đã ảnh hưởng đến việc Nga tiếp cận chip, vì người đứng đầu nhà sản xuất ô tô Nga Avtovaz đầu tuần này nói rằng công ty đang tìm kiếm nguồn thay thế. Các công ty sản xuất chip ở châu Âu đang theo dõi chặt chẽ tình hình chiến dịch quân sự Nga - Ukraine, và sẽ tuân thủ bất kỳ hành động pháp lý nào được thực hiện.
Khi đại gia Intel lỡ chân trong cuộc cách mạng di động Intel đã giúp khai sinh Silicon Valley nhưng rồi sự tự mãn và bỏ lỡ chuyến tàu di động đã khiến họ tụt lại rất xa đối thủ. Intel từng là viên ngọc quý của ngành sản xuất Mỹ từ cuối thập niên 60, khi Robert Noyce và Gordon Moore sáng lập công ty tại Moutain View, California và giúp tạo ra ngành...