Mỹ muốn “chặn cửa” các tập đoàn công nghệ tài chính hàng đầu Trung Quốc
Không chỉ các ông lớn công nghệ, giờ tới lượt tập đoàn tài chính số hàng đầu như Ant Group hay Tencent Holdings có thể là đối tượng tiếp theo chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tiến trình tranh luận của Mỹ về lệnh trừng phạt đang đến đâu?
Theo Bloomberg, những cuộc tranh luận về thời điểm và cách áp lụng lệnh cấm với Ant Group hay hệ thống thanh toán của Tencent đã diễn ra giữa các quan chức cấp cao của Mỹ trong vài tuần qua.
Tuy nhiên, nguồn tin của Bloomberg không thể xác nhận Tổng thống Trump có tham gia các buổi họp hay không. Vì ngày 30/9, nhiều lãnh đạo của chính quyền Mỹ bàn chuyện cấm các công ty tài chính số Trung Quốc tại Nhà Trắng. Chỉ 1 ngày sau, vào tối 1/10 giờ Mỹ, ông Trump thông báo mắc Covid-19 và phải cách ly. Do vậy, vấn đề này chưa thể có tiến triển.
Lý do Mỹ đưa ra và “động lực” để Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh cấm là gì?
Mỹ cho rằng Ant Group và các công ty tài chính số của Trung Quốc có thể thống trị hoạt động thanh toán toàn cầu. Điều này giúp Trung Quốc tiếp cận với dữ liệu ngân hàng và dữ liệu cá nhân của hàng trăm triệu người.
Chính quyền Tổng thống Trump đang nghiên cứu các lệnh cấm dành cho Ant Group và Tencent
Còn đối với Tổng thống Trump, trong bối cảnh ngày bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, mỗi lệnh cấm mà chính quyền của ông áp lên công ty Trung Quốc có thể sẽ mang lại thêm lợi thế cho ông trước ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Lệnh cấm sẽ là một nấc thang mới trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc
Bloomberg đánh giá lệnh cấm với Ant Group và Tencent sẽ khiến căng thẳng Mỹ-Trung leo lên một nấc thang mới. Bởi sau khi trừng phạt nhiều công ty công nghệ Trung Quốc như Bytedance (công ty mẹ của TikTok) hay Huawei, SMIC,.. chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ đây tiếp tục nhắm tới mảng tài chính điện tử. Và tương tự như TikTok hay Huawei, Ant Group cũng là tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghệ tài chính của Trung Quốc. Có thể thấy với mỗi lĩnh vực, Mỹ đều chọn phủ đầu các “anh cả” trong ngành của Trung Quốc.
Lệnh cấm nhằm vào Ant Group và Tencent sẽ đẩy căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung thêm một nấc mới
Cũng theo Bloomberg, việc “chặn cửa” Ant Group và Tencent có thể khiến Trung QUốc phản ứng mạnh mẽ hơn cả vụ việc cấm TikTok bởi lẽ lệnh cấm mới cho thấy Mỹ muốn kìm hãm các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc hơn là quan tâm về “an ninh quốc gia” , vốn là lý do thường xuyên được viện tới để giải thích cho các lệnh cấm của Mỹ đối với giới công nghệ Trung Quốc.
Video đang HOT
Những kịch bản nào cho Ant Group và Tencent?
Các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phiên chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) kỷ lục của Ant Group. Công ty này đang chuẩn bị IPO tại Hong Kong, Trung Quốc và Thượng Hải, có thể được định giá tới 200 tỷ USD.
Ant Group được xem là “viên ngọc quý” của tỷ phú Jack Ma và cả ngành công nghiệp Internet Trung Quốc. Đây là một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới và nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Ứng dụng thanh toán của Ant Group có mặt tại mọi lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc, từ đầu tư, tiết kiệm cho đến bảo hiểm, đánh giá điểm tín dụng hay thậm chí hồ sơ hẹn hò.
Ant Group hiện là nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc
Hiện tại, Alipay có 711 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và xử lý các giao dịch thanh toán trị giá 118.000 tỷ NDT (17,2 tỷ USD) trong 12 tháng tính đến tháng 6/2020, theo báo cáo của Ant Group. Ưng dụng Alipay chiếm đến hơn 55% thị trường thanh toán di động tại Trung Quốc trong quý I/2020.
Trong khi đó, WeChat Pay của Tencent và ví QQ chiếm khoảng 40% thị phần, theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer.
WeChat Pay của Tencent là tên tuổi lớn thứ hai trên thị trường tài chính số của Trung Quốc
Lệnh cấm từ Mỹ sẽ tác động tiêu cực đến thương vụ IPO của Ant Group. Tuy nhiên, việc ban hành lệnh cấm có thể không đơn giản.
Chính quyền Mỹ có thể sẽ không kịp chuẩn bị các biện pháp hợp pháp để cấm Ant Group và Tencent trước ngày bầu cử 3/11.
Một trong những lựa chọn của Mỹ là đưa cả 2 công ty này vào danh sách hạn chế được Mỹ công bố năm 2019 để bảo vệ chuối cung ứng số. Tuy nhiên, cách này cũng cần đến vài tuần.
Mặt khác, Tổng thống Trump có thể ban hành sắc lệnh tương tự lệnh cấm TikTok và WeChat. Tuy nhiên, cách này có thể bị tòa án Mỹ từ chối. Thực tế đến nay đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ lệnh cấm nhưng TikTok và WeChat vẫn chưa bị cấm tại Mỹ vì lệnh này bị tòa hoãn lại. Song, một quan chức của chính quyền Mỹ nhận định việc cấm Ant Group và Tencent khác với TikTok và WeChat bởi nó không ảnh hưởng đến các quy định về tự do ngôn luận của hiến pháp Mỹ, điều được tòa án sử dụng để hoãn lệnh cấm trước đó.
Một cách nữa là Ant Group và Tencent có thể bị đưa và “danh sách đen” của Bộ Tài chính Mỹ, qua đó khiến 2 công ty này không thể thực hiện giao dịch với mọi công ty Mỹ và có thể là nhiều công ty nước ngoài khác nữa.
Phản ứng của Ant Group và Tencent như thế nào?
Phản hồi về lệnh cấm, Ant Group cho biết họ không hề biết gì về thông tin này. Đồng thời công ty cũng khẳng định hầu như mọi hoạt động đều tập trung tại thị trường nội địa và hiện chỉ quan tâm tới tăng trưởng ở thị trường Trung Quốc. Ant hầu như không hoạt động tại Mỹ. Theo hồ sơ IPO, chỉ dưới 5% doanh thu của Ant tới từ thị trường ngoài Trung Quốc, trong đó phần từ Mỹ là rất nhỏ.
Mỹ đang nhắm đến 'viên ngọc quý' của Jack Ma
Những công ty tài chính số như Ant Group có thể là đối tượng tiếp theo chịu sự trừng phạt của Mỹ.
Sau khi trừng phạt nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể nhắm tới mảng tài chính điện tử. Ant Group, công ty tài chính tách ra từ Alibaba và Tencent Holdings đều nằm trong danh sách nguy hiểm.
Theo Bloomberg, những cuộc tranh luận về thời điểm và cách áp dụng lệnh cấm đối với Ant Group và hệ thống thanh toán của Tencent đã diễn ra vài tuần qua. Quyết định chính thức có thể đã đến rất gần, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phiên chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) kỷ lục của Ant Group.
Jack Ma tại một sự kiện của Ant Financial, nay là Ant Group.
Mỹ cho rằng Ant Group và các công ty tài chính số của Trung Quốc có thể thống trị hoạt động thanh toán toàn cầu, qua đó mang lại lợi thế cho Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính cá nhân. Vào ngày 30/9, nhiều lãnh đạo của chính quyền Mỹ đã bàn chuyện cấm các công ty tài chính số Trung Quốc tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên, nguồn tin của Bloomberg không thể xác nhận ông Trump có xuất hiện trong các buổi họp hay không. Chỉ 1 ngày sau, vào tối 1/10 theo giờ Mỹ, ông Trump thông báo đã bị nhiễm virus corona và phải cách ly. Điều đó khiến cho vấn đề này chưa thể có tiến triển.
Tin xấu với "con cưng" của Jack Ma
Tỷ phú Jack Ma ra mắt dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay để phục vụ cho Alibaba 16 năm trước. Khi đó, thanh toán trực tuyến vẫn là khái niệm mới, và hầu hết mọi người đều cho rằng nó sẽ thất bại.
Có lẽ ít người hình dung được rằng Alipay sẽ trở thành "xương sống" của công ty tài chính Ant Group. Công ty này đang chuẩn bị IPO tại Hong Kong và Thượng Hải, và có thể được định giá tới 200 tỷ USD. Đây có thể là lần thứ hai Jack Ma thực hiện một thương vụ IPO kỷ lục, sau Alibaba.
"Ant Group thực sự là viên ngọc quý của Jack Ma và cả ngành công nghiệp Internet Trung Quốc", Edith Yeung tại Race Capital nhận định. Đây là một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới và nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Hiện tại, ứng dụng thanh toán của Ant Group có mặt trong mọi lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc, từ đầu tư, tiết kiệm cho đến bảo hiểm, đánh giá điểm tín dụng hay thậm chí hồ sơ hẹn hò.
Hiện tại, Alipay có 711 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, xử lý các giao dịch thanh toán trị giá 118.000 tỷ NDT (17,2 tỷ USD) trong 12 tháng tính tới tháng 6/2020, theo báo cáo của Ant Group. Ứng dụng di động Alipay, ra mắt vào năm 2009, chiếm hơn 55% thị trường thanh toán di động tại Trung Quốc trong quý I/2020.
Trong khi đó, đối thủ WeChat Pay của Tencent và ví QQ chiếm khoảng 40% thị phần, theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer.
Ant Group đang chuẩn bị cho vụ IPO lịch sử, với định giá công ty lên tới hơn 200 tỷ USD.
Alipay được tách ra khỏi Alibaba và trở thành một thực thể độc lập vào năm 2011 và sau đó trở thành một phần của Ant Group vào năm 2014. Hiện Jack Ma vẫn kiểm soát Ant Group.
Lệnh cấm từ Mỹ sẽ phủ bóng đen lên vụ IPO của Ant Group. Phản hồi về thông tin này, Ant Group cho biết họ không hề biết gì về thông tin. Công ty này cũng khẳng định hầu như mọi hoạt động tập trung tại thị trường Trung Quốc, và hiện chỉ quan tâm tới tăng trưởng ở thị trường nội địa.
Bloomberg đánh giá lệnh cấm với Ant Group sẽ là một nấc mới trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời kỳ của Tổng thống Trump. Tương tự TikTok của ByteDance hay Huawei, Ant Group cũng là cái tên nổi bật hàng đầu đại diện cho ngành công nghệ và tài chính Trung Quốc. Giống như ByteDance, Ant Group cũng có cổ phần của nhiều công ty Mỹ. Silver Lake Management, Warburg Pincus và Carlyle Group đã đầu tư khoảng 500 triệu USD vào công ty này từ năm 2018.
Khi mà ngày bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, mỗi lệnh cấm mà chính quyền ông Trump áp lên công ty Trung Quốc sẽ mang lại thêm lợi thế cho ông trước ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Ant Group và Tencent sẽ bị cấm như thế nào?
Tuy nhiên, việc ban hành lệnh cấm có thể không đơn giản. Chính quyền Mỹ có thể sẽ không chuẩn bị kịp các biện pháp để cấm Ant Group và Tencent trước ngày bầu cử 3/11.
Một trong những lựa chọn của Mỹ là đưa 2 công ty này vào danh sách hạn chế, đã được Mỹ công bố năm 2019 để bảo vệ chuỗi cung ứng số. Tuy nhiên, cách này cũng phải mất vài tuần. Lựa chọn khác là ông Trump có thể ban hành sắc lệnh tương tự sắc lệnh cấm TikTok và WeChat, được ký vào ngày 6/8.
Ant được đánh giá là startup lớn cuối cùng của Jack Ma
Tuy nhiên, cách thứ hai có thể bị tòa án Mỹ từ chối. Đến nay, dù đã qua hạn cấm hơn 2 tuần, TikTok và WeChat vẫn chưa bị cấm tại Mỹ vì lệnh cấm này bị tòa hoãn lại. Một quan chức của chính quyền Mỹ thì nhận định việc cấm Ant Group và Tencent không ảnh hưởng tới các quy định về tự do ngôn luận của hiến pháp Mỹ, thứ được tòa sử dụng để hoãn lệnh cấm TikTok, WeChat.
Ngoài ra, Ant Group và Tencent cũng có thể bị đưa vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ, khiến 2 công ty này không được thực hiện giao dịch với mọi công ty Mỹ, và có thể nhiều công ty nước ngoài khác.
Bất kỳ cách trừng phạt nào cũng sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung Quốc căng thẳng hơn. Bloomberg cho rằng việc trừng phạt Ant có thể khiến Trung Quốc phản ứng mạnh hơn cả TikTok, vì sẽ cho thấy rõ Mỹ muốn kìm hãm các tiến bộ của công nghệ Trung Quốc hơn là quan tâm về an ninh quốc gia.
Alipay là hình thức thanh toán quá quen thuộc với người Trung Quốc, có chức năng từ quản lý tài sản, cấp thẻ tín dụng tới vay tiền. Ant hầu như không hoạt động tại Mỹ. Theo hồ sơ IPO, chỉ dưới 5% doanh thu của Ant tới từ thị trường ngoài Trung Quốc, trong đó phần từ Mỹ là rất nhỏ.
Ngành công nghệ Đài Loan giữa 'làn đạn' Mỹ - Trung Các tập đoàn công nghệ Đài Loan ở thế khó khi phải tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, nhưng không thể từ bỏ những khách hàng lớn ở Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, mạng 5G và nhiều công nghệ tối tân khác. Tuy nhiên, cả hai vẫn phải...