Mỹ mua ít dầu từ Nga, vì sao lệnh cấm nhập khẩu vẫn gây hậu quả lớn

Theo dõi VGT trên

Mỹ không đủ sức một mình làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, đặc biệt nếu các khách hàng lớn của nước này vẫn duy trì dầu chảy trong đường ống.

Mỹ mua ít dầu từ Nga, vì sao lệnh cấm nhập khẩu vẫn gây hậu quả lớn - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga tại Phòng Roosevelt, Nhà Trắng ngày 8/3/2022. Ảnh: AP

Theo tạp chí Time, các nhà lãnh đạo phương Tây đang đối mặt với những câu hỏi hóc búa về cách hỗ trợ Ukraine và tăng cường trừng phạt Nga. Nhưng khi nói đến việc cắt nguồn dầu từ Nga – một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này – thì không có nhiều đồng thuận, ngay cả giữa các thành viên NATO vốn đang nỗ lực thể hiện mình như một mặt trận thống nhất.

Hôm 8/3, Tổng thống Biden thông báo rằng Mỹ sẽ cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Động thái này diễn ra sau áp lực gia tăng từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong những ngày gần đây nhằm cấm nhập khẩu hàng hóa Nga, liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine.

Trước đó một ngày, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố Anh thực hiện biện pháp tương tự, tách “xứ sở sương mù” khỏi các nguồn năng lượng của Nga

Trong khi đó, các quốc gia châu Âu khác bao gồm Đức và Hà Lan tuyên bố không có ý định ngay lập tức đóng các đường ống dẫn dầu, cho dù Liên minh châu Âu đã thông báo hôm 8/3 về kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong năm nay và tiến tới ngừng hoàn toàn phụ thuộc vào dầu khí Nga.

Rốt cuộc, sẽ không có quốc gia nào hưởng lợi khi đứng ngoài nhìn một nước ra tay. Chuỗi cung ứng quá liên kết với nhau đến mức không thể cô lập một nền kinh tế. Điều còn ít rõ ràng hơn là nguồn cung cấp sẽ khan hiếm đến mức nào và liệu các chính phủ có thể giảm thiểu “nỗi đau” bằng cách tăng cường sản xuất nhiên liệu hóa thạch hoặc tập trung nhiều hơn vào năng lượng xanh hay không.

Mỹ mua ít dầu từ Nga, vì sao lệnh cấm nhập khẩu vẫn gây hậu quả lớn - Hình 2
Khai thác dầu ở Texas, Mỹ ngày 7/3/2022. Ảnh: AP

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (USEIA), Nga là nhà sản xuất nhiên liệu lỏng lớn thứ ba thế giới. Đó là lý do tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cố gắng vận động sự ủng hộ cho một cuộc tẩy chay quốc tế nhằm vào Nga.

Mặc dù tất cả các quốc gia NATO có thể muốn chú ý đến lời kêu gọi đó, nhưng trên thực tế chỉ có Mỹ và Anh có điều kiện khả thi hơn để thực hiện. Mỹ chỉ nhập 3% dầu thô từ Nga, Anh nhập 8%. Trong khi Đức và Hà Lan phụ thuộc tới trên 30% dầu thô nhập khẩu từ Nga. Mỹ cũng không phải là đối tác thương mại quan trọng của Nga – chỉ 1% lượng dầu thô của Nga được chuyển đến Mỹ, trong khi hơn một nửa cấp cho đại lục Á-Âu (Eurasia).

Nhưng lệnh cấm của Mỹ cũng không phải là vô hiệu quả. Động thái này sẽ siết chặt thêm sức ép lên các công ty năng lượng Nga và nó có thể thúc đẩy các quốc gia khác làm theo. Sự dồn ép đó có thể là một đòn nghiêm trọng – một đòn khiến Nga có thể đối phó bằng cách bán dầu cho các đối tác khác như Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Video đang HOT

Giá dầu đã lập tức tăng trong những ngày gần đây sau tin tức về lệnh cấm với khu vực tư nhân và ngày càng có nhiều dự đoán về các chính sách cứng rắn hơn của chính phủ Mỹ. Người lái xe Mỹ hiện đang phải trả trung bình 4,25 USD cho mỗi gallon xăng, giá chắc chắn sẽ tăng hơn nữa khi lệnh cấm có hiệu lực, và không chỉ ở Mỹ.

Mỹ mua ít dầu từ Nga, vì sao lệnh cấm nhập khẩu vẫn gây hậu quả lớn - Hình 3
Giá xăng ở mức trên 5 USD/gallon vào ngày 28/2/2022 tại Los Angeles. Ảnh: AP

Ông Steven Cohen, Giám đốc chương trình nghiên cứu chính sách bền vững tại Đại học Columbia (Mỹ), cho biết: “Nếu chúng tôi cắt bỏ một nguồn [từ Nga], nó sẽ ảnh hưởng đến châu Âu nhiều hơn là ảnh hưởng đến chúng tôi, nhưng vẫn ảnh hưởng đến toàn bộ nguồn cung cấp vì thực tế đó là thị trường toàn cầu”.

Châu Âu đối mặt với nhiều rủi ro bởi họ phụ thuộc trực tiếp hơn rất nhiều với Nga. Tình hình có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu Nga cắt nguồn cung để trả đũa lệnh cấm nhập dầu, như Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã cảnh báo hôm 7/3. Trong trường hợp đó, giá dầu đang dao động quanh mức 130 USD / thùng, có thể tăng vọt lên 300 USD / thùng, ông Novak nói. Giá xăng ở Mỹ có thể tăng thêm 2 USD mỗi gallon, do giá dầu thô chiếm hơn 50% giá bán lẻ xăng thông thường ở nước này.

Giờ đây, Washington sẽ cần phải thay thế việc mất nguồn cung từ Nga, vốn phục vụ hai chức năng chính trên thị trường Mỹ. Đầu tiên, dầu mỏ của Nga làm giảm bớt những thách thức liên quan đến việc vận chuyển dầu đến một số tiểu bang, đặc biệt là những ở Bờ Tây của Mỹ. Thứ hai, dầu thô từ các khu vực khác nhau mang các đặc tính khác nhau và các nhà máy lọc dầu của Mỹ không được thiết kế để xử lý được mọi loại.

Theo ước tính của ông Frank Macchiarola, Phó chủ tịch Viện Dầu khí Mỹ, dầu thô của Nga không quá quan trọng đối với nguồn cung tổng thể của Mỹ. Vấn đề là, “tất cả dầu thô từ khắp nơi trên thế giới đều có thể thay thế được, nhưng phải trả giá”, ông Macchiarola nói.

Khi nguồn cung thắt chặt, không rõ các quốc gia có thể chịu được áp lực giá cả đến mức nào. Một số quốc gia châu Âu không muốn thử thách các giới hạn và đang rất cẩn trọng để không rơi vào tình thế nguy hiểm.

Hôm 7/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng nguồn cung cấp năng lượng của Nga là “quan trọng thiết yếu” để duy trì các dịch vụ mà người dân Đức lệ thuộc hàng ngày. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã ủng hộ quan điểm đó trong một cuộc họp báo ở London vào cuối ngày hôm đó. Ông Rutte nói: “Thực tế đau đớn là chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào dầu khí của Nga”, và việc cắt giảm nguồn cung này sẽ gây ra “sự chia rẽ rất lớn” đối với châu Âu và thế giới.

Tâm lý đó có thể thay đổi khi thế giới tìm được những nguồn năng lượng khác. Nhưng trong ngắn hạn thì không có cách nào để tránh được “nỗi đau” giá cả. Khi thị trường phản ứng với các lệnh cấm vận và trừng phạt, tác động là ngay lập tức. Nhưng khi ngành công nghiệp năng lượng phản ứng, phải mất hàng tháng thì mức công suất mới mới hoạt động. Sự chậm trễ đó cũng xảy ra với cả năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch.

Trừng phạt tài chính Nga có thể huỷ hoại thế thống trị của đôla Mỹ

Động thái của chính quyền Tổng thống Biden ngăn chặn Nga tiếp cận kho dự trữ USD khổng lồ cũng có nghĩa là hệ thống tài chính sau xung đột Ukraine sẽ không bao giờ còn như trước.

Trừng phạt tài chính Nga có thể huỷ hoại thế thống trị của đôla Mỹ - Hình 1
Người dân xếp hàng chờ rút tiền từ máy ATM ở St Petersburg, Nga hôm 27/2. Ảnh: BBC

Theo trang Asia Times, vào những năm 1960, Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscard d'Estaing đã có câu nói nổi tiếng rằng việc phát hành USD - đồng tiền dự trữ không thể tranh cãi trên toàn cầu - đã mang lại cho Washington "đặc quyền quá đáng". Và trong tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã chứng minh rằng ông d'Estaing thậm chí còn đánh giá thấp tình huống này một cách đáng kể.

Trong số các bước đi của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine có việc cắt đứt Moskva khỏi phần lớn dự trữ ngoại tệ của nước này. Các thị trường Nga đều hỗn loạn không khác gì Ngân hàng Trung ương ở Moskva, nơi trước đó đã lên kế hoạch sử dụng kho dự trữ 630 tỉ USD để ổn định nền kinh tế hiện đang bị các hãng Fitch và Moodys xếp hạng "rác".

Dylan Grice, nhà quản lý quỹ đầu cơ tại Calderwood Capital (Anh), nói rằng ông "chưa bao giờ thấy việc vũ khí hóa tiền trên quy mô như vậy trước đây". Ông Grice cảnh báo. "Đó là một bước ngoặt trong lịch sử tiền tệ: Sự kết thúc quyền bá chủ của USD."

Có thể như vậy. Nhưng trong thời gian chờ đợi, các lệnh trừng phạt là một cú đấm mạnh đối với Nga.

"Pháo đài Nga" bị tấn công

Nhà kinh tế Gerard DiPippo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã tích lũy được lượng dự trữ tiền tệ chính thức khổng lồ, gấp đôi lượng hàng hóa nhập khẩu của Nga và tương đương hơn 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

Ông DiPippo nói: "Nhiều người gọi kho dự trữ khổng lồ này là 'Pháo đài Nga'. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đã phá hủy những bức tường của pháo đài đó bằng cách hạn chế nghiêm trọng khả năng giao dịch bằng ngoại tệ chính của CBR, đồng thời cắt các ngân hàng Nga khỏi SWIFT và một số giao dịch nhất định".

Trừng phạt tài chính Nga có thể huỷ hoại thế thống trị của đôla Mỹ - Hình 2
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm mục đích làm tê liệt tài chính của Nga. Ảnh: Business Today

Động thái của Tổng thống Biden "khiến hầu hết các khoản dự trữ của CBR trở nên vô dụng khi cấm giao dịch bằng các loại tiền tệ đó", chuyên gia DiPippo nhận định.

Ông cũng cho rằng, "các lệnh trừng phạt sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho nền kinh tế Nga, cắt đứt hiệu quả nguồn vốn quốc tế, gây ra khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng tiềm ẩn và cú sốc tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ năm 1998."

Các thiệt hại đang tăng dần. Đến ngày 2/3, giá trị đồng ruble của Nga với USD đã giảm hơn 30% so với trước khi có lệnh trừng phạt. Hôm 28/2, CBR đã vội tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20% để ổn định tỷ giá hối đoái và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng đã tìm cách hạ cấp tín dụng của Nga xuống mức thấp do rủi ro vỡ nợ tăng cao. Nền kinh tế Nga đã rơi khỏi Top 10, xếp sau Hàn Quốc.

Đòn ngược với Mỹ

Chiến lược gia toàn cầu Zoltan Pozsar của hãng Credit Suisse AG lưu ý rằng chiến tranh thường dẫn đến các điểm uốn (inflection point) lớn với tiền tệ.

Nếu các lãnh đạo ngân hàng trung ương thức dậy và phát hiện ra rằng núi dự trữ tiền tệ của họ không thể sử dụng - giống như nhà giao dịch tiền điện tử bị mất mật khẩu - thì hệ thống tài chính toàn cầu sẽ đối mặt với một cú sốc lịch sử.

Liệu cú sốc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Trung Quốc, cùng với Nhật Bản, là quốc gia nắm giữ nhiều nhất các khoản nợ của Bộ Tài chính Mỹ?

Trừng phạt tài chính Nga có thể huỷ hoại thế thống trị của đôla Mỹ - Hình 3

Việc Mỹ đóng băng tài sản của Nga là một quyết định gây tổn thất lớn cho Moskva. Nhưng cũng có một tác động ngược với chính Mỹ. Theo nhà phân tích Pozsar, khi ra quyết định này, ông Biden cũng gửi một thông điệp rõ ràng rằng không một quốc gia nào có thể dựa vào kho tiền mặt khổng lồ dự trữ USD của họ trong những lúc cần thiết.

Họ sẽ đặt câu hỏi, trong tương lai, tại sao lại tích trữ USD nếu chúng có thể bị kiểm soát ngoài tầm với của ta, đúng lúc ta cần thanh khoản nhất?

Khi cuộc khủng hoảng Ukraine lắng xuống, "ván cờ" USD của ông Biden có thể làm tăng mức độ khẩn cấp của việc thiết lập một trật tự tiền tệ mới, một tài sản dự trữ mới và một hệ thống toàn cầu ít được kết nối với nhau thông qua tài khoản ngân hàng và dự trữ tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Đến lúc đó, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể trở thành dữ liệu tài chính được phân tích nóng nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại, Nga và những nước nắm giữ nhiều USD nhất trên toàn cầu, đang mắc kẹt với "vũ trụ thương mại" tập trung vào đồng USD hiện tại.

Chuyên gia Marc Chandler tại Bannockburn Global Forex nhận định Nga có thể sớm từ bỏ đồng đô-la Mỹ. Theo ông, Moskva "đối mặt với cùng một vấn đề như mọi khi - không có giải pháp thay thế rõ ràng và thuyết phục".

Ông Chandler cho rằng, "đồng euro cũng bị loại, bởi vì người châu Âu cũng đã trừng phạt Ngân hàng trung ương Nga, nên không thể trở thành đồng tiền thay thế. Đồng yen Nhật cũng có thể mang đến những quả mìn tương tự".

Nhà kinh tế học Eswar Prasad của Đại học Cornell (Anh) thừa nhận "có nhiều suy đoán rằng khi 'lớp bụi' lắng xuống, Trung Quốc, Nga và những nước khác sẽ tăng cường nỗ lực để thoát khỏi hệ thống do đồng đô-la thống trị và giảm khả năng bị tổn thương tài chính của họ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu ÁDự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á
06:01:30 20/01/2025
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lầnTài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần
17:41:44 20/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chứcTổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức
15:54:20 20/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụThợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ
00:46:29 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025
Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168
05:40:29 21/01/2025
Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều nàyPhú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này
06:02:33 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025

Tin mới nhất

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ

08:31:21 21/01/2025
Đây sẽ là lần thứ hai lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được tổ chức trong nhà kể từ sau lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống Ronald Reagan vào tháng 1/1985.
Quan điểm của Nga về sự trở lại của ông Trump trên cương vị tổng thống Mỹ

Quan điểm của Nga về sự trở lại của ông Trump trên cương vị tổng thống Mỹ

08:29:33 21/01/2025
Trước đó Nga khẳng định chưa từng từ chối đối thoại với Mỹ và luôn sẵn sàng làm việc với bất kỳ chính quyền nào của Mỹ, miễn là đối thoại được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau .
Tân Tổng thống Donald Trump: Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu

Tân Tổng thống Donald Trump: Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu

08:25:40 21/01/2025
Ông Donald Trump cam kết sẽ đặt nước Mỹ lên hàng đầu khi sẽ đánh dấu một chương mới cho đất nước vào ngày 20/1. "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu ngay bây giờ", ông Trump phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức của mình.
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức

07:35:50 21/01/2025
Theo chuyên gia Karatnycky, tân Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh các vấn đề về giới và chính sách loại bỏ những người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là những người có tiền án.
Xuân Ất Tỵ 2025: Người gốc Việt ở Tây Nam Campuchia hướng về cội nguồn

Xuân Ất Tỵ 2025: Người gốc Việt ở Tây Nam Campuchia hướng về cội nguồn

07:30:16 21/01/2025
Cũng tại sự kiện, ông Trần Văn Năm - Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia (KVA) chi nhánh tỉnh Preah Sihanouk đã bày tỏ vui mừng và tự hào trước sự phát triển toàn diện của Việt Nam.
Tổng thống Trump chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp biên giới và kế hoạch trục xuất lớn

Tổng thống Trump chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp biên giới và kế hoạch trục xuất lớn

07:25:48 21/01/2025
Theo kế hoạch, các sắc lệnh hành pháp sẽ được ký tại ba địa điểm khác nhau: tại Capitol Rotunda sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tại bữa tiệc ở Capital One Arena, và cuối cùng là tại Nhà Trắng.
Nguyên nhân khiến hệ thống phòng không S-400 của quân đội Nga giảm mạnh hiệu quả

Nguyên nhân khiến hệ thống phòng không S-400 của quân đội Nga giảm mạnh hiệu quả

06:18:16 21/01/2025
Tính phức tạp trong vận hành của hệ thống phòng không S-400 và sự phụ thuộc vào các radar như 92N6 khiến nó dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công chính xác, làm nổi bật sự thay đổi trong động lực của chiến tranh hiện đại.
Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

06:14:35 21/01/2025
Lễ nhậm chức diễn ra hơn 2 tháng sau khi ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris với 312 phiếu, hơn đối thủ tới 86 phiếu.
Tổng thống Nga chúc mừng ông Trump trước lễ nhậm chức

Tổng thống Nga chúc mừng ông Trump trước lễ nhậm chức

06:01:20 21/01/2025
Đây sẽ là lần thứ 2 lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được tổ chức trong nhà, sau sự kiện đầu tiên diễn ra vào tháng 1/1985 trong lễ nhậm chức lần hai của Tổng thống Ronald Reagan.
Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống

Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống

05:51:25 21/01/2025
Thị trưởng thành phố Washington DC Muriel Bowser bày tỏ tin tưởng vào lực lượng thực thi pháp luật và kêu gọi người dân địa phương chuẩn bị cho việc chặn các tuyến đường.
Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

18:04:26 20/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.
Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

17:57:08 20/01/2025
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể làm gia tăng nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng bảo vệ từ phía Mỹ, khiến nước này cân nhắc xây dựng năng lực răn đe độc lập.

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 21/1: Nhã Phương khoe vẻ gợi cảm, Chí Trung trêu chọc Vân Dung

Sao Việt 21/1: Nhã Phương khoe vẻ gợi cảm, Chí Trung trêu chọc Vân Dung

Sao việt

08:24:34 21/01/2025
Nhã Phương đẹp rực rỡ khi diện đầm đỏ xuyên thấu nổi bật, Chí Trung khiến Vân Dung bật chế độ đanh đá khi bị trêu trong hậu trường Táo Quân.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Phim việt

08:21:39 21/01/2025
Lộc đã quyết định chuyển sang nhà bạn thân ở ít bữa để vợ bình tâm suy nghĩ về những việc đã xảy ra trong thời gian gần đây.
Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

06:57:15 21/01/2025
Khi khách có nhu cầu mua hàng nội địa Nhật chuyển tiền đặt cọc, Biên liền chặn tài khoản Zalo của họ rồi chiếm đoạt tiền.
Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Sức khỏe

06:48:51 21/01/2025
Tối 20/1, Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin, một học sinh ở vùng quê trên địa bàn tỉnh, do tự chế pháo nổ đã gây nổ dẫn đến tử vong.
Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Phong cách sao

06:28:02 21/01/2025
Carpet Check tuần qua đánh giá cao set đồ gợi cảm của Chi Pu. Văn Mai Hương hóa cô nàng ma mị, nhưng tổng thể không ấn tượng.
Người hại Lee Min Ho ê chề?

Người hại Lee Min Ho ê chề?

Phim châu á

06:04:53 21/01/2025
Những ngày qua, thất bại thảm hại của When the stars gossip trên mặt trận rating đã khiến Lee Min Ho rơi vào cảnh ê chề.
Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Ẩm thực

06:00:47 21/01/2025
Sườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.
Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1

Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1

Lạ vui

00:46:27 21/01/2025
Hiện tượng các hành tinh liên kết với nhau và cùng xuất hiện trên bầu trời đêm được dự đoán sẽ xảy ra trong khoảng ngày 21/1, đem lại cảnh tượng thiên văn thú vị.