Mỹ mất dần vị trí số 1 về tay Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều nước trên thế giới nhận thấy Mỹ đang mất dần địa vị trước một Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế lẫn sức mạnh chính trị, đồng thời Mỹ và Trung Quốc quan sát nhau bằng thái độ ngày một nghi kỵ.

Mỹ mất dần vị trí số 1 về tay Trung Quốc - Hình 1

Khu trung tâm tài chính Phố Đông ở Thượng Hải thể hiện sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington mới công bố kết quả cuộc khảo sát đối với 38.000 người ở 39 quốc gia, cho thấy một lượng lớn số người được hỏi ở nói rằng Trung Quốc đã hoặc sẽ vượt mặt Mỹ để trở thành siêu cường hàng đầu thế giới. Người Trung Quốc không đặt ra yêu cầu nước mình phải thống trị thế giới, nhưng người Mỹ thì có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Cuộc khảo sát của Pew cho thấy tác động toàn cầu từ sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong ba thập kỷ qua và sự suy giảm kinh tế của Mỹ năm 2008, những điều đó đã tạo nên sự sắp xếp lại trật tự giữa Trung Quốc – đất nước đông dân nhất thế giới với Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Sức mạnh kinh tế Trung Quốc ngày một gia tăng và nhiều người nghĩ rằng sẽ đến ngày Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành siêu cường thống trị thế giới”, Wall Street Journal trích bản báo cáo của Pew kết luận.

Các số liệu mới cho thấy số lượng người Mỹ tin tưởng rằng nước này sẽ tiếp tục dẫn trước Trung Quốc ngày một ít đi, chỉ có 47%, so với con số 54% của năm 2008. Trong khi đó khoảng hai phần ba số người Trung Quốc được hỏi trả lời rằng Trung Quốc đã hoặc sẽ vượt qua Mỹ, và 56% nói rằng Trung Quốc xứng đáng nhận được nhiều sự tôn trọng hơn, Pew cho hay.

Các số liệu cũng cho thấy sự nghi kỵ tồn tại giữa hai quốc gia. Chỉ có 37% số người Mỹ nghĩ tốt về Trung Quốc, tương đương với kết quả 40% người Trung Quốc có cái nhìn tích cực với Mỹ. Ở cả hai nước, tỷ lệ phần trăm số người có quan điểm tích cực về đối phương đều sụt giảm so với lần khảo sát trước vào năm 2008.

Chưa đến một phần ba số người Trung Quốc tham gia khảo sát mô tả quan hệ của nước họ với Mỹ là hợp tác. Khoảng 23% người Trung Quốc mô tả quan hệ với Mỹ là kẻ thù. Còn 54% không có thiện chí với người Mỹ. Pew cho hay Trung Quốc là quốc gia phi Hồi giáo duy nhất có hơn một nửa dân số không có thiện ý với Mỹ.

Trung Quốc vẫn còn nhiều việc phải làm để gây dựng danh tiếng tốt của quốc gia. Có 63% người dân trên các nước tham gia khảo sát yêu mến Mỹ, Mỹ cũng thường được nước khác coi là đối tác. Trung Quốc thì chỉ được một nửa số người khảo sát yêu mến.

Những lĩnh vực mà Trung Quốc có hình ảnh tốt là khoa học và công nghệ. “Khoa học và công nghệ là sức mạnh mềm lớn nhất của Trung Quốc”, Pew cho hay và chỉ ra rằng ảnh hưởng của lớn nhất của Trung Quốc là đối với khu vực châu Phi và Mỹ Latin. Khoảng 59% số người ở châu Phi đánh giá cao cách thức làm ăn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, thành tích đó không khiến cho Trung Quốc trở thành đất nước được yêu mến. Pew phát hiện rất nhiều nước không ưa thích chính sách quân sự, nhân quyền và văn hóa của Trung Quốc.

Sự không ưa này xuất hiện ở khắp thế giới, trong đó cao nhất là ở Nhật. Chỉ có 5% số người Nhật được hỏi yêu mến Trung Quốc, và rất nhiều người không cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường thế giới. Trong khi người Nhật không ưa Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ, thì Đức, một quốc gia cách xa về vị trí địa lý, cũng không có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, mặc dù xuất khẩu mạnh mẽ sang nước này.

Các nước ủng hộ Trung Quốc nhiều nhất là Malaysia, Pakistan, Kenya, Senegal và Nigeria, cùng với Venezuela, Brazil và Chile. Với các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, Trung Quốc được coi là đối tác, dù với phần lớn các nước, Trung Quốc vừa là đối tác, vừa là kẻ thù.

Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế dẫn đầu thế giới, người dân ở Mỹ và những nước đồng minh thân cận của Mỹ gồm Anh, Đức đều công nhận như vậy. Còn người dân các nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc nói rằng Mỹ là số một, và cho biết ngày càng nghi ngờ tham vọng quân sự của Trung Quốc, cuộc khảo sát cho hay.

Theo VNE

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013

Barack Obama tái đắc cử, Vladimir Putin trở lại Kremli, Trung Quốc có lãnh đạo mới Tập Cận Bình, một số nước thay đổi đảng cầm quyền... Dù là người ở lại hay mới lên, các nhà lãnh đạo thế giới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn trong năm 2013.

Video đang HOT

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 1

Nếu như 2012 được đặc trưng bởi 3 nét lớn (năm của bầu cử, tranh chấp biển đảo và xung đột Trung Đông - Bắc Phi), thì 2013 cũng được dự báo sẽ nổi lên 3 vấn đề chính. Trong số này, tranh chấp chủ quyền biển đảo và làn sóng "Mùa Xuân Arập" sẽ là những vấn đề tiếp nối của năm trước, còn yếu tố thứ ba thuộc về những khó khăn do khủng hoảng kinh tế tạo ra, thay vì là bầu cử như năm 2012.

Tranh chấp chủ quyền chưa hạ nhiệt

Những chuyển dịch về cơ cấu địa chính trị, nhu cầu bức bách về năng lượng cho phát triển và tinh thần tự tôn dân tộc sẽ tiếp tục là "những mồi lửa" thổi bùng căng thẳng bấy lâu về tranh chấp chủ quyền biển đảo tại nhiều vùng biển trên thế giới, từ châu Á - Thái Bình Dương tới Nam Đại Tây Dương.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 2

Căng thẳng biển đảo sẽ tiếp tục chi phối mạnh mẽ các xu hướng chuyển động địa chính trị trong năm 2013.

Căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản sẽ tiếp tục là chủ đề nóng trên cả thực địa lẫn các diễn đàn khu vực cũng như thế giới.

Mặc dù báo cáo của Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ cố gắng xây dựng "kiểu quan hệ mới" có tính ổn định lâu dài, tăng trưởng lành mạnh và tránh để xảy ra xung đột, nhưng thực tế mục tiêu này không dễ thực hiện. Nhu cầu bức thiết về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho 1,4 tỷ người cùng tham vọng "chen chân" vào câu lạc bộ các cường quốc thế giới sẽ khiến Trung Quốc không nề hà tiếp tục gây áp lực lên các nước trong, ngoài khu vực.

Tiếp sau việc thành lập và cho xây dựng cái gọi là "thành phố Tam Sa", lưu hành hộ chiếu in "đường lưỡi bò" và thường xuyên cử tàu thuyền đến các vùng biển tranh chấp, trong năm 2013 Trung Quốc sẽ nâng dần cấp độ yêu sách trong cả tuyên bố và hành vi của mình mà khởi đầu là việc ngay từ hôm nay (1/1/2013), nước này đưa vào thực thi tuyên bố ngang ngược trước đó nói rằng "có quyền chặn giữ, lục soát và trục xuất" các tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng theo hướng ưu tiên năng cường năng lực cho hải quân và không quân, đẩy mạnh mua sắm, đóng mới tàu sân bay, chế tạo các thế hệ máy bay hiện đại (thế hệ 5) và các mẫu tên lửa, đạn pháo tiên tiến.

Trên phương diện ngoại giao, Trung Quốc tiếp tục mở rộng vòng cung ảnh hưởng nhằm đối trọng lại với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Sau khi đã "yên tâm về sự ủng hộ của Campuchia", Trung Quốc sẽ hướng sang những quốc gia Đông Nam Á khác không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với nước này như Thái Lan, Myanmar. Điều này một lần nữa sẽ đặt 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước thách thức không nhỏ trong năm 2013, dù vai trò Chủ tịch nay đã thuộc về Brunei.

Trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoa Đông, Trung Quốc có thể không áp dụng được chiêu bài tương tự như với ASEAN, song không vì thế kém phần quyết liệt. Bắc Kinh vẫn sẽ thường xuyên cử tàu bè, thậm chí cả máy bay, đến vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời sử dụng chiêu bài kinh tế để gây sức ép lên ban lãnh đạo mới ở Nhật Bản do đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.

Trong khi đó, tại biển Nhật Bản, căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đối với chủ quyền quần đảo Takeshima/Dokdo cũng sẽ chưa lắng dịu ngay, do các nhà lãnh đạo mới ở cả hai nước đều giữ quan điểm cứng rắn và mang nặng tinh thần dân tộc.

Trước những nguy cơ căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Hoa Đông và Nhật Bản, một số chuyên gia lo ngại về nguy cơ mở rộng chạy đua vũ trang, thậm chí xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương. Một khi điều này xảy ra, nó không chỉ nhấn chìm toàn bộ khu vực mà còn kéo cả thế giới vào vòng xoáy khủng hoảng mới.

Vì vậy hơn lúc nào hết, Mỹ sẽ ngày càng phải thể hiện rõ hơn vai trò của mình tại khu vực này. Mặc dù tới nay Washington vẫn tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, song không vì thế mà cường quốc số một thế giới có thể khoanh tay đứng nhìn khi căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao.

"Nhiều nước trông đợi Mỹ sẽ trở thành lực lượng đối trọng về quân sự và chính trị với Trung Quốc vì nếu không có yếu tố này, sẽ có quốc gia nào đó rảnh tay hơn trong việc thống trị toàn bộ khu vực", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown, cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) nói.

"Chảo lửa" Trung Đông tiếp tục nóng

Ngoài các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, một điểm nóng khác cũng sẽ chi phối mạnh mẽ bức tranh địa chính trị trong năm 2013 là cuộc khủng hoảng tại "chảo lửa" Trung Đông - Bắc Phi.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 3

Trung Đông - Bắc Phi chưa thể thoát khỏi sức nóng từ làn sóng "Mùa Xuân Arab" sau hơn 2 năm bùng phát, lật đổ một loạt chính thể trong khu vực.

Cái tên "Mùa Xuân Arập" vẫn sẽ tiếp tục được nhắc đến với tần suất không kém hai năm trước khi cuộc nội chiến tại Syria vẫn chưa có dấu hiệu tìm thấy điểm dừng, trong khi bất ổn chính trị và xã hội tiếp tục hoành hành ở những quốc gia nằm trong quỹ đạo di chuyển của làn gió nóng "Mùa Xuân Arab".

Mặc dù hiện tại, các điều kiện ở Syria tưởng như đã chín muồi khi phe đối lập nước này hợp nhất thành tổ chức chính trị duy nhất "Liên minh quốc gia các lực lượng cách mạng và đối lập Syria", tổ chức này cũng đã được Mỹ và phương Tây chính thức công nhận, trong khi ở bên ngoài NATO triển khai 6 hệ thống tên lửa Patriot tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ/Syria, còn Nga và Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm dần sự ủng hộ đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad..., song việc tìm ra giải pháp cuối cùng thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên hoàn toàn không đơn giản.

Rõ ràng, cả Mỹ, Nga, Trung Quốc, phương Tây và các nước trong khu vực đều muốn được chia phần trong "miếng bánh lợi ích" ở Syria hậu Assad. Nhưng chia cho ai và chia như thế nào các bên còn bàn cãi. Thực tế này, cộng với bài học nhãn tiền trước đó ở Lybia và Ai Cập cho thấy, chừng nào lợi ích chưa được phân định, chừng nào các thế lực bên ngoài còn muốn áp đặt những giá trị dân chủ khiên cưỡng vào dân tộc khác, chừng đó hòa bình và phát triển vẫn chưa thể đến với người dân Syria.

Bên cạnh vấn đề Syria, hồ sơ hạt nhân của Iran cũng sẽ là nhân tố làm đau đầu các nhà lãnh đạo thế giới trong năm 2013. Thậm chí một số nhà phân tích còn bày tỏ quan ngại về khả năng bùng nổ xung đột trong khu vực khi mà logic của việc "nghi ngờ - trừng phạt" không còn giá trị đối với cả hai bên.

Lo ngại trước việc Mỹ và phương Tây không ngừng tìm cách siết chặt vòng cung Shi'ite, mà điển hình là kế hoạch lần lượt lật đổ các chính thể thân Hồi giáo trong khu vực, Tehran sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn các ảnh hưởng và lợi ích của mình bị thu hẹp. Nhà nước Hồi giáo một mặt tăng cường can dự vào các vấn đề khu vực (như nước này đang sốt sắng tham gia giải quyết khủng hoảng tại Syria), mặt khác đẩy mạnh nâng cấp tiềm lực quốc phòng và kiên quyết bảo vệ chương trình phát triển hạt nhân vì mục đích dân sự.

Tất nhiên, trong hồ sơ hạt nhân của Iran, các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây không phải không có tác dụng. Trong năm qua, đặc biệt là những tháng cuối năm, các ngành ngân hàng và dầu mỏ Iran đã gặp khó khăn rất lớn do tác động từ hàng loạt quyết định trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Theo đánh giá của giới chuyên gia, những khó khăn này sẽ ngày càng nhân lên theo thời gian, vì vậy nó sẽ trở thành con bài mặc cả của cả hai bên.

Với Iran, dỡ bỏ trừng phạt sẽ là một trong những điều kiện để Tehran không xét tới kế hoạch phong tỏa eo biển chiến lược Hormuz và ngồi vào bàn đàm phán. Còn với Mỹ và phương Tây, lệnh trừng phạt chỉ được thu hồi nếu Nhà nước Hồi giáo cam kết sẽ ngừng có kiểm chứng tất cả các hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Nhưng nguy hiểm là ở chỗ, khác với năm 2012 khi nhiều chính phủ phải lo toan bầu cử trong nước khiến mọi ý đồ tấn công phủ đầu Iran đều bị xếp xuống hàng thứ yếu, năm 2013 sẽ chứng kiến sự thay đổi khá lớn trong nỗ lực hợp tác của phương Tây chống lại quốc gia này.

"Logic của thập niên trước về việc áp đặt trừng phạt kết hợp đàm phán đã chấm dứt", Jessica Mathews, Giám đốc Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nhấn mạnh.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown dù cho rằng các biện pháp cấm vận đã phát huy tác dụng lớn, nhưng cũng không loại trừ khả năng phương Tây sẽ có những động thái phản ứng mạnh mẽ hơn để đổi lại việc Tehran từ bỏ hay ít nhất phải ngừng chương trình làm giàu uranium.

"Tôi không loại trừ khả năng sẽ xảy ra không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran vì họ cần biết rằng, ít nhất đó vẫn là một khả năng", ông Brown khẳng định.

Vách đá tài chính làm trầm trọng thêm khủng hoảng nợ công

Bên cạnh nỗi lo chưa nguôi về cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nền kinh tế thế giới trong năm 2013 còn phải đón nhận những tin tức không vui liên quan đến "vách đá tài chính" Mỹ.

"Không vấn đề nào thuộc chính sách đối ngoại năm 2013 sẽ tác động nhiều tới tình hình kinh tế, chính trị và an ninh toàn cầu bằng việc Mỹ và châu Âu phải cùng lúc đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế của họ", bà Jessica cho biết.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 4

Vách đá tài chính và khủng hoảng nợ công sẽ trở thành hai gánh nặng khổng lồ đè lên vai người dân Mỹ và châu Âu.

Việc chính trường Mỹ bế tắc khiến "chú Sam" không tránh được "vách đá tài chính" đã giáng một đòn đau vào chính quyền của Tổng thống Barack Obama, khi kịch bản tăng thuế và giảm mạnh ngân sách liên bang đồng loạt tự động có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Đây không chỉ là thất bại của chính quyền Obama ngay khi bước chân vào nhiệm kỳ II, mà còn là mồi lửa châm ngòi cho một cuộc suy thoái khác ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Nếu các chính đảng Mỹ có thể nhất trí cách thức phá tan vách đá tài chính, các giải pháp kinh tế sẽ giúp mở đường cho đầu tư tư nhân, phục hồi kinh tế, đem lại khả năng và động lực mới cho vai trò lãnh đạo của đất nước", bà Jessica nói.

Theo tính toán, cú va trực diện vào "vách đá tài chính" sẽ làm kinh tế Mỹ có nguy cơ mất đi 4% GDP, khiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm xuống chỉ còn 1,7% năm 2013, so với mức 2,1% năm 2012.

Trong khi đó, với châu Âu vốn nhiều năm chao đảo trong bão nợ công, thách thức vẫn tập trung ở việc làm thế nào duy trì kỷ luật kinh tế và ý chí chính trị.

"Các quốc gia như Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cần duy trì cách xử lý cứng rắn, tránh thoái trào và tiếp tục hướng tới phục hồi tăng trưởng", bà Jessica cảnh báo.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 5

Nhiều nước thành viên Eurozone sẽ tiếp tục chao đảo trong cuộc khủng hoảng nợ công sắp kéo dài sang năm thứ 5 liên tiếp.

Điều đáng lo ngại là bão nợ công giờ đây không chỉ các động đến các mắt xích yêu, mà còn đe dọa kéo cả Đức và Pháp, hai đầu tàu kinh tế châu Âu, vào vòng nguy hiểm.

"Trong năm 2013, kinh tế Đức sẽ trải qua thời kỳ khó khăn hơn so với năm 2012 và cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone còn lâu mới có hồi kết", nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định trong thông điệp Năm Mới ngày 31/12.

Sau 4 quý suy giảm tăng trưởng kinh tế liên tiếp trong năm 2012 (từ 0,5% trong quý I xuống còn 0,1% trong quý IV), Ngân hàng Trung ương Đức cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái trong đầu năm nay và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0,4% cả năm.

Theo dự báo, GDP của Eurozone sẽ giảm 0,3% trong năm 2013. Giới chuyên gia dự báo, tuy mức độ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã lùi lại phía sau, song Giám đốc nghiên cứu Mỹ và châu Âu của viện Brookings, ông Justin Vaisse, vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục tác động mạnh không chỉ các nền kinh tế thành viên, mà cả những nước phụ thuộc vào thị trường EU, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.

"Viễn cảnh ảm đạm khi Eurozone cắt giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ dẫn tới những hậu quả chính trị, xã hội và địa chính trị ở Trung Quốc", chuyên gia kinh tế của Pháp nói sau khi cho biết kinh tế Trung Quốc có thể chỉ tăng trưởng hơn 7% năm 2013, mức thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay.

Cũng theo chuyên gia Vaisse, không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều nền kinh tế khác ở châu Á - khu vực vốn được xem là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu - cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến tốc độ tăng trưởng có thể chững lại với nguy cơ đáng quan ngại hơn so với năm 2012.

Văn phòng Nội các Nhật Bản xác nhận nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã bắt đầu trượt dần vào suy thoái từ quý III năm 2012. Nếu tình trạng này không được cải thiện, xứ sở Mặt Trời mọc sẽ rơi vào suy thoái lần thứ 5 trong vòng 15 năm qua.

Lời kết

Như vậy có thể thấy một năm mới 2013 với không ít khó khăn và thách thức đang chờ đón các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, nói như lời của Thủ tướng Đức Merkel, khó khăn sẽ không làm các nhà lãnh đạo nản lòng mà chỉ càng khiến họ tăng thêm quyết tâm và nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2013, với hy vọng những mảng tối trong năm cũ sẽ sáng dần lên trong năm mới.

Hy vọng này không phải không có cơ sở khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo khu vực Đông Á sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm nay, Nam Á 5% và khu vực Thái Bình Dương là hơn 7%. Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á vừa được công bố cũng dẫn dự báo của Goldman Sachs cho rằng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% năm 2013 và 7,3% /năm trong giai đoạn 2014 - 2016.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sậpTìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sập
13:22:42 09/04/2025
EU kêu gọi Trung Quốc giúp kiềm chế cuộc chiến thương mại của MỹEU kêu gọi Trung Quốc giúp kiềm chế cuộc chiến thương mại của Mỹ
20:03:33 09/04/2025
Tài sản ông Trump mất nửa tỉ USD từ ngày khởi động áp thuếTài sản ông Trump mất nửa tỉ USD từ ngày khởi động áp thuế
20:07:38 09/04/2025
Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"
22:35:52 09/04/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuếTổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuế
07:52:55 10/04/2025
Cường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của MỹCường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của Mỹ
17:26:13 09/04/2025
Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
07:50:49 10/04/2025
Phản ứng của thế giới khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngàyPhản ứng của thế giới khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày
07:56:05 10/04/2025

Tin đang nóng

Vụ cháy nhà 4 người tử vong: Nỗi đau của thanh niên mất cùng lúc mẹ và em gáiVụ cháy nhà 4 người tử vong: Nỗi đau của thanh niên mất cùng lúc mẹ và em gái
06:54:45 11/04/2025
Đưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng ngườiĐưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng người
05:26:47 11/04/2025
Bị gửi đơn ra công an tố trục lợi từ thiện, mẹ Bắp cũng có đơn tố ngượcBị gửi đơn ra công an tố trục lợi từ thiện, mẹ Bắp cũng có đơn tố ngược
06:58:54 11/04/2025
DJ Ximer - nhân vật đang bị réo tên: Từng tham gia Người Ấy Là Ai, khiến Trấn Thành choáng váng khó tin khi thừa nhận con người thậtDJ Ximer - nhân vật đang bị réo tên: Từng tham gia Người Ấy Là Ai, khiến Trấn Thành choáng váng khó tin khi thừa nhận con người thật
07:28:20 11/04/2025
Hot TikToker Dưỡng Dướng Dường vừa bị bắt là ai?Hot TikToker Dưỡng Dướng Dường vừa bị bắt là ai?
06:54:25 11/04/2025
Sao Việt 11/4: Con gái Thúy Hạnh trổ mã xinh đẹp, Thanh Lam khoe cháu ngoạiSao Việt 11/4: Con gái Thúy Hạnh trổ mã xinh đẹp, Thanh Lam khoe cháu ngoại
07:44:03 11/04/2025
Nam thanh niên lao xuống dòng nước sâu để cứu cô gái nhảy cầuNam thanh niên lao xuống dòng nước sâu để cứu cô gái nhảy cầu
10:05:06 11/04/2025
Xôn xao vụ Mai Phương Thuý "vung tay" 21 tỷ đồng chỉ trong tích tắc, tài sản thật thì sao?Xôn xao vụ Mai Phương Thuý "vung tay" 21 tỷ đồng chỉ trong tích tắc, tài sản thật thì sao?
07:20:13 11/04/2025

Tin mới nhất

Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc

Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc

10:08:50 11/04/2025
Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc. Chúng tôi rất muốn có thể đạt được thỏa thuận. Họ thực sự đã lợi dụng đất nước chúng tôi trong thời gian dài , Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 10/4.
Trực thăng lao xuống sông ở New York, 6 người thiệt mạng

Trực thăng lao xuống sông ở New York, 6 người thiệt mạng

10:00:22 11/04/2025
Thị trưởng thành phố New York Eric Adams xác nhận một trực thăng đã lao xuống sông Hudson ở thành phố New York, gần bến tàu 40, vào khoảng 15h15 ngày 10/4.
Mỹ đang xem xét đề xuất thỏa thuận thuế quan từ 15 nước

Mỹ đang xem xét đề xuất thỏa thuận thuế quan từ 15 nước

09:54:06 11/04/2025
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho biết, Mỹ đang xem xét các đề nghị từ 15 quốc gia về đề xuất thỏa thuận thuế quan và sắp đạt được thỏa thuận với một số nước.
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%

Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%

09:34:00 11/04/2025
Truyền thông Mỹ cho biết ông Trump đã không trả lời khi được hỏi liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có liên lạc với Mỹ để thảo luận về chính sách thương mại hay không.
Phố Wall: Thất vọng đến vỡ òa và trở lại lo lắng trước thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump

Phố Wall: Thất vọng đến vỡ òa và trở lại lo lắng trước thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump

09:26:08 11/04/2025
Khi ông Trump bất ngờ thay đổi lập trường vào buổi chiều 9/4, giới tài chính đang trong tâm trạng bực tức liền chuyển sang trạng thái nhẹ nhõm dù không quá nhiều người tin tưởng vào một sự yên ổn kéo dài.
EU siết chặt quy định an toàn đồ chơi

EU siết chặt quy định an toàn đồ chơi

09:24:14 11/04/2025
Một trong những điểm đột phá của quy định mới là việc mở rộng lệnh cấm đối với các chất gây ung thư, đột biến gene và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (CMRs), bao gồm cả các chất gây rối loạn nội tiết và chất gây dị ứng qua da.
Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra nhân vật đứng sau trục lợi ngay trước khi hoãn thuế đối ứng

Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra nhân vật đứng sau trục lợi ngay trước khi hoãn thuế đối ứng

09:22:12 11/04/2025
Thượng nghị sĩ Schiff cho biết ông tin rằng "có ai đó biết trước về những sự kiện này". "Họ có thể có một giờ để biết, hoặc họ có thể có một ngày, nhưng có người biết," ông nhấn mạnh.
Nhà Trắng: Mức thuế áp lên Trung Quốc hiện là 145%, không phải 125%

Nhà Trắng: Mức thuế áp lên Trung Quốc hiện là 145%, không phải 125%

09:05:27 11/04/2025
Hôm 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới với hơn 180 đối tác trên thế giới, nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại.
Mỹ "án binh bất động", liên minh tự nguyện của Anh - Pháp ở Ukraine gặp khó

Mỹ "án binh bất động", liên minh tự nguyện của Anh - Pháp ở Ukraine gặp khó

08:58:56 11/04/2025
Bloomberg ngày 9/4 dẫn các nguồn thạo tin giấu tên cho biết, kế hoạch triển khai binh sĩ tới Ukraine của Anh - Pháp đang bị đình trệ vì Mỹ chưa đưa ra bất cứ cam kết cụ thể nào cho sáng kiến này.
EU thành lập Trung tâm nghiên cứu an ninh biên giới

EU thành lập Trung tâm nghiên cứu an ninh biên giới

08:54:40 11/04/2025
Việc ra mắt Trung tâm nghiên cứu an ninh biên giới được kỳ vọng sẽ mang lại những bước tiến đột phá trong lĩnh vực an ninh biên giới, góp phần bảo vệ an toàn cho công dân EU và duy trì sự tự do đi lại trong khối Schengen.
Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi Mỹ áp thuế 125%

Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi Mỹ áp thuế 125%

08:54:11 11/04/2025
Bắc Kinh sẽ ngay lập tức cắt giảm số lượng phim Mỹ được chiếu tại nước này sau khi Washington áp thuế lên tới 125% với hàng hóa Trung Quốc.
Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch mở đường gia hạn chính sách cắt giảm thuế

Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch mở đường gia hạn chính sách cắt giảm thuế

08:52:04 11/04/2025
Trong những tháng tới, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ hoạch định các chính sách cắt giảm thuế này. Tuy nhiên, kế hoạch ngân sách được thông qua chỉ là một kế hoạch ngân sách tổng thể, với rất ít chi tiết cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

'Chạm' đến vẻ đẹp tinh giản với trang phục đơn sắc

'Chạm' đến vẻ đẹp tinh giản với trang phục đơn sắc

Thời trang

11:01:54 11/04/2025
Không cần cầu kỳ, không phụ thuộc vào họa tiết rực rỡ, phong cách đơn sắc mang đến hơi thở hiện đại pha lẫn nét cổ điển, giúp bạn chạm đến sự tinh tế chỉ trong một cái nhìn.
Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5

Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5

Tin nổi bật

11:01:29 11/04/2025
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương khẳng định đây là thời điểm chín muồi để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính với các căn cứ quy mô, diện tích, dân số, dư địa phát triển của nhiều địa phương.
Cảnh giác mắc bẫy lừa đảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số lạ

Cảnh giác mắc bẫy lừa đảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số lạ

Pháp luật

10:58:31 11/04/2025
Nếu nhận được cuộc gọi nhỡ từ số điện thoại lạ, hoặc khi bạn bắt máy nhưng đầu dây bên kia không trả lời, người dùng hãy dập máy và phớt lờ những cuộc gọi này, không gọi điện lại để tránh bị mắc lừa.
Top 4 cung hoàng đạo tài vận hanh thông, tiền bạc rực rỡ ngày 11/4

Top 4 cung hoàng đạo tài vận hanh thông, tiền bạc rực rỡ ngày 11/4

Trắc nghiệm

10:34:51 11/04/2025
Chiêm tinh học dự báo ngày 11/4 có 4 chòm sao gặp nhiều vận may. Khổ tận cam lai: 4 con giáp may mắn ngập tràn, sự nghiệp thăng hoa trong tháng 4 này Ba con giáp nữ
Người đàn ông Thanh Hóa cưới cô gái kém 19 tuổi sau màn 'tấn công' thần tốc

Người đàn ông Thanh Hóa cưới cô gái kém 19 tuổi sau màn 'tấn công' thần tốc

Netizen

10:24:51 11/04/2025
Được gia đình giới thiệu, Quỳnh trồng cây si trước cổng nhà Giang. Những ngày đầu, anh lấy cớ sang chơi với cả nhà sau đó tìm cách hẹn gặp riêng.
Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm

Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm

Sức khỏe

10:24:06 11/04/2025
Để chắc chắn, nam bệnh nhân đã gửi mẫu sinh phẩm đến một phòng thí nghiệm tại Rome để kiểm tra lại. Kết quả xác nhận anh không hề có khối u ác tính, điều này có nghĩa ca phẫu thuật cắt bỏ hàm là hoàn toàn không cần thiết.
Rùa 90 tuổi lần đầu làm mẹ

Rùa 90 tuổi lần đầu làm mẹ

Lạ vui

10:21:57 11/04/2025
Sau hơn 90 năm sống tại Sở thú Philadelphia (bang Pennsylvania, Mỹ), rùa khổng lồ Galápagos tên Mommy cuối cùng đã trở thành mẹ.
4 ca sĩ nức tiếng quê Quảng Ninh, có người là NSND U80 vẫn hát

4 ca sĩ nức tiếng quê Quảng Ninh, có người là NSND U80 vẫn hát

Nhạc việt

10:21:27 11/04/2025
Bốn nghệ sĩ Quang Thọ, Hồ Quỳnh Hương, Bích Phương, Đen Vâu từ Quảng Ninh nổi tiếng cả nước lĩnh vực âm nhạc, luôn giữ tình yêu quê hương làm nguồn cảm hứng sáng tạo.
Tôi bị lối sống "tiết kiệm" của bố mẹ làm cho kinh ngạc: Tưởng "keo kiệt" nhưng lại tiết kiệm được cả đống tiền

Tôi bị lối sống "tiết kiệm" của bố mẹ làm cho kinh ngạc: Tưởng "keo kiệt" nhưng lại tiết kiệm được cả đống tiền

Sáng tạo

09:42:14 11/04/2025
Từ việc dùng bột giặt thay nước giặt đến tái chế chai nhựa, những thói quen tiết kiệm của bố mẹ không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà còn mang lại bài học sống ý nghĩa.
Đến với "con mắt khổng lồ" độc đáo của Cao Bằng: Núi Mắt Thần đang ngày càng thu hút nhiều du khách

Đến với "con mắt khổng lồ" độc đáo của Cao Bằng: Núi Mắt Thần đang ngày càng thu hút nhiều du khách

Du lịch

09:32:42 11/04/2025
Núi Mắt Thần (Cao Bằng) trở nên nổi bật với điểm nhấn đặc biệt là lỗ thủng xuyên như con mắt khổng lồ ở Cao Bằng.
Không tin được đây là Huỳnh Hiểu Minh hiện tại?

Không tin được đây là Huỳnh Hiểu Minh hiện tại?

Sao châu á

09:30:31 11/04/2025
Ở tuổi 48, tài tử Huỳnh Hiểu Minh vẫn sở hữu visual đỉnh cao vạn người mê, thân hình 6 múi vạm vỡ đốt mắt khán giả