Mỹ mất 50 tỉ USD vì Huawei, Trung Quốc thiệt 35 tỉ USD vì thuế
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đã tiết lộ kế hoạch chi hàng chục tỉ USD cho các nguồn cung cấp công nghệ ở châu Âu trong 5 năm tới sau khi bị Mỹ liệt vào danh sách đen.
Huawei khẳng định rằng sẽ có những hậu quả đối với các công ty Mỹ như Qualcomm, Intel, Micron và Google. Huawei vẫn thường chi hơn 10 tỉ USD mỗi năm cho các chất bán dẫn, phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo dưỡng cho điện thoại thông minh và thiết bị mạng của mình.
Huawei giải thích rằng quyết định nêu trên là kết quả trực tiếp của việc Washington cấm các công ty Mỹ bán công nghệ cho tập đoàn này.
Hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu tại Liên Vân Cảng – Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Đầu năm nay, Washington đã lập danh sách đen các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và hạn chế các doanh nghiệp trong danh sách này kinh doanh với các công ty Mỹ. Về phần mình, Huawei đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng họ chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.
Ông Ernest Lin Zhang, nhân vật phụ trách hoạt động doanh nghiệp của Tây Âu tại Huawei cho biết công ty này đang tăng cường mua sắm tại Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu để bảo đảm các dây chuyền sản xuất không bị phá vỡ.
Ông nói thêm rằng lệnh cấm của Mỹ ít ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thiết bị 5G trong khi Huawei không còn có bất kỳ sản phẩm nào của Mỹ nữa.
Video đang HOT
Giữa tháng 10 vừa qua, Huawei cho biết họ đã cung cấp hơn 400.000 ăng ten 5G cho khoảng 60 khách hàng trên khắp thế giới, hơn một nửa trong số đó ở châu Âu.
Ngoài ra, ông Lin Zhang nhấn mạnh rằng Huawei đặt mục tiêu thiết lập một đám mây lưu trữ không giới hạn ở châu Âu, cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu trực tuyến mà không cần phải thông qua các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ.
Hiện Huawei đang cung cấp thiết bị cho các nhà điều hành cung cấp loại dịch vụ này, như tập đoàn Orange của Pháp và Telefonica ở Tây Ban Nha.
Tại cửa hàng Huawei ở Thâm Quyến – Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, một công trình nghiên cứu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), công bố hôm 5-11, cho thấy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã cắt giảm hơn 1/4 số hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trong nửa đầu năm nay, tương đương 35 tỉ USD, và đã đẩy giá cả tiêu dùng ở Mỹ tăng lên.
Theo đó, trị giá số hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc chịu thuế quan đã giảm xuống còn 95 tỉ USD trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, so với 130 tỉ USD cùng kỳ năm 2018.
“Nhìn chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc đang gây tổn hại về kinh tế cho cả hai nước. Thiệt hại về phía Mỹ chủ yếu liên quan đến giá tiêu dùng tăng cao, còn tổn thất ở phía Trung Quốc liên quan đến tổn thất xuất khẩu đáng kể”- bản báo cáo xác định.
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan của Mỹ là máy móc văn phòng và thiết bị viễn thông nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm 15 tỉ USD.
Theo thời gian, quy mô tổn thất xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng cùng với mức thuế tăng lên. Từ đó, theo nghiên cứu, các quốc gia khác sẽ nhảy vào lấp đầy phần lớn khoảng trống mà Trung Quốc để lại.
Đài Loan hưởng lợi lớn nhất từ hiện tượng “chuyển hướng thương mại”, với 4,2 tỉ USD xuất khẩu bổ sung sang Mỹ trong nửa đầu năm 2019, chủ yếu là thiết bị văn phòng và viễn thông.
Ngoài ra, Mexico đã xuất khẩu sang Mỹ thêm 3,5 tỉ USD, chủ yếu là thiết bị nông nghiệp và vận tải và máy móc điện.
Thêm vào đó, Liên minh châu Âu đã tăng cường cung cấp thêm hàng hóa trị giá 2,7 tỉ USD, phần lớn thông qua xuất khẩu máy móc bổ sung.
Tuy nhiên, không phải tất cả tổn thất thương mại của Trung Quốc đều đã được các nền kinh tế khác giành được, hàng tỉ USD thương mại đã bị thiệt hại hoàn toàn.
Bắc Kinh và Washington đang vướng vào một cuộc chiến tranh thương mại trong suốt 16 tháng qua mặc dù có nhiều hy vọng rằng một thỏa thuận ban đầu giúp xoa dịu căng thẳng có thể được ký kết trong tháng này.
Nếu như thỏa thuận thất bại, gần như tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ – trị giá hơn 500 tỉ USD – đều có thể bị ảnh hưởng.
Theo người lao động
Qualcomm nối lại đơn bán hàng cho Huawei
Trong diễn biến mới nhất, CEO Qualcomm Steve Mollenkopf vừa xác nhận công ty của ông hiện đã nối lại giao dịch với Huawei.
Qualcomm sẵn sàng nối lại các hoạt động giao dịch với Huawei
Theo GSMArena, kể từ khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, một số đối tác quan trọng của hãng như Qualcomm đã phải đối mặt với một thời gian khó khăn, vì vậy việc nối lại các giao dịch với Huawei có thể giúp Qualcomm vượt qua giai đoạn này.
Mặc dù không tiết lộ những thành phần nào được bán nhưng Mollenkopf cho biết Qualcomm muốn đảm bảo một thỏa thuận cung cấp dài hạn với công ty Trung Quốc.
Quay trở lại tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ bắt đầu cấp giấy phép đặc biệt cho các công ty muốn tiếp tục mối quan hệ kinh doanh với Huawei. Một trong những điểm nhấn chính là các công ty Mỹ sẽ chỉ được phép bán các thành phần có sẵn rộng rãi, một danh mục bao gồm các chip di động.
Vào tháng 8, Huawei đã được cấp gia hạn 90 ngày mới cho thỏa thuận cấp phép thương mại tạm thời để giao dịch với các công ty Mỹ. Cuối tháng đó, các báo cáo tuyên bố rằng hơn 130 công ty Mỹ đã nộp đơn xin giấy phép đặc biệt.
Mặc dù sản xuất một bộ chip riêng nhưng Huawei vẫn dựa vào Qualcomm để đáp ứng nhu cầu cho một lượng lớn thiết bị của mình. Được biết, trong năm 2018, một mình Huawei đã chi khoảng 11 tỉ USD cho thương mại với các công ty Mỹ, bao gồm Qualcomm, Intel và Micron.
Theo Thanh Niên
Intel đã bán hàng trở lại cho Huawei Hãng sản xuất chip Intel cho biết, họ đã bắt đầu bán lại các sản phẩm của mình cho Huawei khi Mỹ bắt đầu nới lỏng các hạn chế nhắm vào người khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc này. Trả lời phỏng vấn với CNBC, CEO Intel Bob Swan cho biết công ty đã bán trở lại một số sản phẩm...