Mỹ: “Lớp học phòng khách” đang phổ biến
Hình thức học ở nhà đang phát triển ở Mỹ khi mà các ông bố bà mẹ – những người nghi ngờ về khả năng giảng dạy thông thường của giáo viên – đã tự dạy con mình với sự giúp đỡ của Internet.
Bộ Giáo dục Mỹ ước tính có khoảng 1,5 triệu trẻ em từ 5 tới 17 tuổi – chiếm 2,9% trẻ em Mỹ – đã học tại nhà vào năm 2007 – năm gần nhất mà con số này được thống kê.
Con số này đã tăng 74% so với năm 1999 với 850.000 trẻ học tại nhà.
Viện Nghiên cứu quốc gia về giáo dục tại nhà – cơ quan đã liên tục tiến hành các nghiên cứu về học tập tại nhà – ước tính số trẻ học tại nhà vào năm 2010 đã lên tới khoảng 2,2 triệu trẻ.
Giáo dục các cấp tiểu học, trung học là bắt buộc trên toàn nước Mỹ, nhưng quy định ở 50 bang là khác nhau. Tất cả các bang đều cho phép học tại nhà, nhưng một nửa số bang không có những quy định về cách thức mà cha mẹ phải dạy trẻ.
Tất cả các bang đều cho phép học tại nhà, nhưng một nửa số bang không có những quy định về cách thức mà cha mẹ phải dạy trẻ. Ảnh minh họa
Chị Sarah Tiller – một nhà khoa học, cũng là một bà mẹ 8 con hiện đang sống ở Washington – đã áp dụng phương pháp học tại nhà cho các con cách đây 4 năm. Chị bắt đầu bằng cách giúp đứa con đầu học môn Toán.
“Tôi chọn tự dạy học cho con để chúng có một nền tảng vững chắc về Toán và hiểu biết về Lịch sử từ thời tiền sử tới thời kỳ hiện đại” – chị nói.
“Tôi cũng muốn con trở thành những đứa trẻ biết suy nghĩ độc lập và theo đuổi những môn học mà chúng thích” – chị Tiller chia sẻ.
Video đang HOT
Trường học tại nhà Tiller bắt đầu vào buổi sáng với môn Toán được học hàng ngày cộng thêm môn Lịch sử, tiếng La-tinh và tiếng Ý. Buổi chiều, những đứa trẻ lớn tuổi hơn sẽ làm bài tập hoặc các dự án.
Bé gái Katherine Tiller, 14 tuổi cho biết cô bé đánh giá cao hình thức “một thầy một trò” của phương pháp học tại nhà, trong khi cô em Helena – nhỏ hơn 1 tuổi – thích dành nhiều thời gian cho môn Đọc.
Học tại nhà đã xuất hiện ở Mỹ từ lâu khi mà các gia đình đi tiên phong trong phương pháp học này là những người sống ở các khu vực xa xôi không có trường học.
Tuy nhiên, học tại nhà đã xuất hiện từ những năm 70 ở 2 nhóm người khác nhau – ông Milton Gaither, một chuyên gia về giáo dục tại Messiah College, Grantham, Pennsylvanian cho hay.
“Phương pháp này bắt đầu ở những người trẻ cánh tả bị ảnh hưởng bởi phản văn hóa của những năm 60.”
Ông Gaither cho biết những người học tại nhà từ chối những gì mà họ cho là “làm suy yếu đi sự công nghiệp hóa trường học chính thức và thay vào đó họ chọn “một phương pháp tự nhiên hơn, có tổ chức hơn”.
“Không lâu sau, một số nhóm tôn giáo rất bảo thủ chuyển sang hình thức học tại nhà để phản đối sự phi tôn giáo hóa nhà trường của các trường công và chi phí đắt đỏ của các trường tư”.
Công nghệ mới, đặc biệt là Internet đã đẩy mạnh xu hướng này bằng cách giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc trao đổi ý tưởng và xây dựng một chương trình giảng dạy với chi phí thấp – ông Gaither nói.
Ông Christopher Lubienski – một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thay thế tại ĐH Illinois cho rằng lúc nào cũng có những người Mỹ không hài lòng với hệ thống giáo dục công vì những lý do về văn hóa hay tâm linh.
Ông ước tính khoảng 2/3 trẻ em học tại nhà là vì những lý do tôn giáo hoặc đạo đức.
“Một số gia đình mà tôi biết, họ xem việc dạy tại nhà giống như một nhiệm vụ được Chúa giao cho, rằng họ cần phải kiểm soát việc giáo dục con em mình” – ông nói.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục, còn có những nhân tố khác khiến phụ huynh cho con học tại nhà, như sợ ma túy, bạo lực, cách giảng dạy không chuẩn trong hệ thống giáo dục công, thời gian đi lại, khoảng cách và chi phí.
Phần lớn trẻ học tại nhà là con của những gia đình có 3 con trở lên, trong đó cả bố và mẹ đều là người da trắng, có học thức, thuộc tầng lớp trung lưu và hiện đang sống cùng nhà với con cái.
Trong khi những người ủng hộ học ở nhà nhấn mạnh lợi ích của trẻ từ phương pháp học tập này thì ông Lubienski cho rằng những nhân tố khả biến khác giúp trẻ học tốt cũng quan trọng không kém, như việc được lớn lên trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều quan tâm tới giáo dục.
Christina – một bà mẹ ở Washington cho biết chị thích phương pháp học tập không trường lớp cho cả 7 đứa con của mình.
“Tôi muốn con cái độc lập với những ý tưởng và sở thích của riêng mình”, vì thế thay vì phải tuân theo một lịch học cố định, họ đưa con đi thăm viện bảo tàng, những bài giảng và những dự án cá nhân”.
“Trẻ học 24 giờ một ngày” – Christina, bà mẹ người Mỹ lớn lên ở Pháp khẳng định. Cô nói rằng cô vẫn còn nhớ như in khẩu hiệu “có thể làm tốt hơn” trên tấm thẻ báo cáo của ngôi trường mà cô theo học.
Cô nói, ở Pháp, “bạn không bao giờ được khen là đã làm tốt, trong khi ở Mỹ, con bạn luôn luôn tuyệt vời. Cần phải có một sự cân bằng hạnh phúc”.
Theo VNN
Phát ngôn hài hước, cô giáo Sử khiến teen phát cuồng
Mặc dù phụ trách một môn học được coi là "khó nhằn" với học sinh Phan Đình Phùng, nhưng cô Dung dạy sử có hẳn cả một hội phát cuồng vì cô trên mạng xã hội.
Đang công tác tại trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), cô Dung phụ trách giảng dạy môn Sử được các teen yêu mến bởi cá tính của mình. Nhiều bạn đã ngất ngây ngay lần gặp mặt và tiết học đầu tiên với cô.
Bạn Vân Trang, admin của fanpage Hội phát cuồng vì cá tính cô Dung chia sẻ: "Mình làm ra trang này với mục đích thể hiện tình cảm của mình đối với cô Dung. Không chỉ có mình mà còn rất nhiều bạn khác like page để thể hiện sự yêu mến đó".
Fanpage Hội những người phát cuồng vì cô Dung có tới trên 2.000 lượt like (thích). Đây là con số không nhỏ đối với một giáo viên. Trên fanpage, những câu chuyện về cô được các bạn chia sẻ mỗi ngày. Tất cả đều thể hiện sự yêu mến, ngưỡng mộ và thậm chí là... phát cuồng vì cô.
Có một điều khá thú vị là trên fanpage này, các teen còn viết và đăng về những "điển tích" và "những câu nói bất hủ" của cô. Bất kỳ một ai đọc được những bài viết ngắn này đều cảm nhận được rằng cô Dung là một giáo viên rất có cá tính.
Một bạn trên trang chia sẻ: "Có lần trong giờ kiểm tra, cô phát hiện ra mấy đứa đang quay bài. Cô thu hết lên bàn rồi bảo, quay ruột mèo là kiểu quay... quê nhất trên đời. Cả lớp nhao nhao lên hỏi cô quay kiểu nào mới hay. Cô bảo, thi tốt nghiệp xong tôi sẽ dạy". Không chỉ có việc học mà ngay cả những câu chuyện trong cuộc sống cũng được cô chia sẻ cùng với học trò của mình.
Một bạn khác kể: "Ngày 8/3, "người yêu" cô đi công tác xa, cô không thấy gửi hoa, quà... chúc mừng gì. Và thế là cô Dung thân yêu đã gửi hẳn cho chú ấy một tấm thiếp lên đơn vị với nội dung: Chúc mừng anh ngày 8/3".
Gần gũi với học trò, không mô phạm, không nhàm chán đó là nhận xét và cảm nhận rõ ràng nhất ở những bạn học sinh từng được cô giảng dạy.
Bạn Mai Anh (học sinh trường Phan Đình Phùng) chia sẻ: "Cô không chỉ quan tâm đến học sinh mà còn rất hài hước và tâm lí. Mỗi tiết Sử của cô đều rất vui và thú vị. Trong giờ học, nếu lúc nào cô thấy học sinh có vẻ không hứng thú với bài học là cô lại kể chuyện vui để lấy tinh thần cho cả lớp. Vì vậy, tiết học của cô không bao giờ nhàm chán. Đan xen vào những sự kiện, cô hay kể nhiều chuyện lịch sử vui để bọn mình thêm chú ý. Học Sử của cô, nghe cô giảng thì mình đảm bảo 100% học sinh về nhà chỉ đọc 5 phút là nhớ được bài".
Theo Tiin
Đóng các nhân vật nổi tiếng để "khuấy động" buổi dạy Lịch sử Một thầy giáo trẻ 28 tuổi ở xứ Wales, Anh đã có sáng kiến đóng vai các nhân vật nổi tiếng trong Lịch Sử để giảng dạy môn học vốn được cho là buồn chán này. Sáng kiến của thầy được học trò nhiệt liệt hưởng ứng và các em cũng thích học môn Sử hơn nhiều. Đó là thầy David Perkins, trưởng...