Mỹ “lẻ loi” trong việc công nhận tính hợp pháp các khu định cư Do Thái
Quyết định của Mỹ vấp phải sự chỉ trích của tất cả các thành viên tại Hội đồng Bảo an, trong đó có đại diện của Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nga.
Ngày 20/11, Mỹ đã bênh vực cho quyết định công nhận tính hợp pháp của các khu định cư Israel trên các vùng lãnh thổ của người Palestine trước phiên tranh luận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quyết định này đã vấp phải sự chỉ trích của tất cả các thành viên tại Hội đồng Bảo an, trong đó có đại diện của Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Netanyahu. Ảnh: NBC News
Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Cherith Norman Chalet tái khẳng định quan điểm của Mỹ về các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây “về bản chất không phải là không phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời tuyên bố Mỹ vẫn giữ cam kết đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình ở Trung Đông. Các đại diện của Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nga đều phản đối. Duy nhất đại sứ Israel (không phải thành viên Hội đồng Bảo an nhưng được Mỹ mời dự phiên tranh luận) ủng hộ Mỹ.
Thay mặt cho các nước châu Âu, Phó đại sứ Đức tại Liên Hợp Quốc Jurgen Schulz tuyên bố, các khu định cư Israel cùng các hoạt động ở các vùng lãnh thổ Palestine là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế:
Video đang HOT
“Một trong những rào cản chính đối với việc dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột Israel-Palestine vẫn là sự chiếm đóng của Israel và các hoạt động định cư tiếp diễn trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng từ năm 1967. Chúng tôi tái khẳng định quan điểm các hoạt động định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palextin là trái phép theo luật pháp quốc tế và làm hủy hoại triển vọng về 1 giải pháp 2 nhà nước”.
Đại sứ Palestine tại Liên Hợp Quốc Riyad Mansour cũng nhấn mạnh: “Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đưa ra tuyên bố sai trái về các khu định cư Israel nhằm phá hoại mọi cơ hội để đạt được hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực, và cho người dân Palestine. Chúng tôi cực lực phản đối và lên án tuyên bố vô trách nhiệm đó, chúng tôi coi đó là hoàn toàn vô giá trị về mặt luật pháp, lịch sử, chính trị và đạo đức”.
Trong hàng chục năm qua, Israel theo đuổi chính sách xây dựng các khu định cư trên vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh năm 1967 với các nước láng giềng Arab. Cộng đồng quốc tế không công nhận tính hợp pháp của các khu định cư. Mỹ cũng duy trì chính sách phản đối các khu định cư Israel từ năm 1978 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Nhưng nay việc Mỹ thay đổi quan điểm đối với các khu định cư Israel được nhìn nhận rộng rãi là hành động bật đèn xanh cho Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây.
Ngoại trưởng Luxemburg Jean Asselborn cho rằng, trong bối cảnh như hiện nay, EU cần công nhận nhà nước Palestine. Theo giới quan sát, quyết định của tổng thống Donald Trump là thắng lợi cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đang vật lộn để duy trì quyền lực sau 2 cuộc bầu cử bất phân thắng bại kể từ đầu năm. Nhưng động thái đó cũng giáng đòn mới vào nỗ lực của Tổng thống Trump giải quyết cuộc xung đột thông qua Thỏa thuận Thế kỷ mà các cố vấn của ông soạn thảo suốt hơn 2 năm qua.
Người Palestine một lần nữa đặt vào thế bất lợi bởi, các khu định cư sẽ làm suy yếu mục tiêu thành lập nhà nước ở Bờ Tây và dải Gada với đông Jerusalem là thủ đô và khiến 1 thỏa thuận hòa bình Palestine-Israel càng thêm xa vời./.
Theo Trần Nga/VOV1
tổng hợp
Trump nói Iran có thể 'gậy ông đập lưng ông' khi đe dọa hạt nhân
Trump tiếp tục công kích động thái "phá rào" hạt nhân của Iran và cảnh báo Tehran có thể phải nhận hậu quả từ việc này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
"Iran vừa đưa ra cảnh báo mới. Tổng thống Rouhani nói rằng họ sẽ làm giàu uranium 'với bất kỳ số lượng nào mà họ muốn' nếu không có thỏa thuận hạt nhân nào mới. Hãy cẩn thận với những lời đe dọa, Iran. Chính các ông có thể bị 'gậy ông đập lưng ông' chưa từng thấy", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua viết trên Twitter.
Tuyên bố của Trump được đưa ra sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 3/7 cảnh báo nước này sẽ tái khởi động lò phản ứng Arak, nơi có thể sản xuất plutonium dùng để chế tạo bom hạt nhân, nếu các cường quốc không thực hiện cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (JCPOA).
Lãnh đạo Iran cho hay theo thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Tehran đã loại bỏ lõi nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Arak vào tháng 1/2016 và bít nó bằng xi măng. "Nhưng từ ngày 7/7 trở đi, nếu các bên không thực hiện các cam kết, chúng tôi sẽ đưa lò phản ứng Arak trở về tình trạng trước đó", ông Rouhani nói.
Tổng thống Rouhani còn cho biết Iran sẽ tích trữ lượng uranium làm giàu vượt giới hạn 300 kg của JCPOA nhằm đáp trả thất bại của các bên tham gia ký thỏa thuận, gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Đức, Nga và Anh, trong việc bảo vệ Tehran khỏi các lệnh trừng phạt của Washington.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chương trình hạt nhân của Iran, đã tuyên bố Tehran vi phạm giới hạn về khối lượng nguyên liệu hạt nhân được phép sở hữu. Tổng thống Trump gọi hành động này của Tehran là "đùa với lửa".
Quan hệ giữa Mỹ và Iran xấu đi kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015. Sau khi rời bỏ thỏa thuận, ông Trump liên tiếp tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran bất chấp nỗ lực ngăn cản từ các cường quốc châu Âu.
Đáp trả lại hành động của ông chủ Nhà Trắng, Tehran cũng thể hiện quan điểm cứng rắn khi tuyên bố sẵn sàng đối đầu với Washington bất cứ lúc nào. Iran đe dọa rút một phần các điều khoản trong JCPOA vào ngày 8/5, tròn một năm sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận và áp các biện pháp trừng phạt lên quốc gia Vùng Vịnh.
Căng thẳng giữa hai nước leo thang sau vụ Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ trên eo biển Hormuz, khiến Trump áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức hàng đầu Iran. Đáp lại, Iran tuyên bố hành động trừng phạt của Mỹ chính là dấu chấm hết cho nỗ lực đàm phán ngoại giao hai nước.
Mai Lâm (Theo Aljazeera)
Theo VNE
Cô đơn "trong bão"? Sondland, đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU), dự kiến ra làm chứng trước Hạ viện trong phiên điều trần luận tội Tổng thống Donald Trump lần thứ hai được truyền hình trực tiếp trên truyền hình vào ngày 20/11. Tổng thống Mỹ Donald Trump rất có thể bị đồng minh "quay lưng" trong bão luận tội khi Gordon Sondland, đại...