Mỹ lần đầu tiên tích hợp thành công Patriot và THAAD
Quân đội Mỹ đang tìm mọi cách tăng cường khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa nhằm chống lại các mối đe dọa trong tương lai.
Sau vụ bắn đạn thật không thành công vào tháng 2/2020, Cơ quan Phòng thủ tên lửa và Lực lượng Mặt đất Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm vào đầu tháng 10/2020, trong đó hệ thống phòng không Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã lần đầu tiên được tích hợp với nhau, tờ báo Defense News cho biết.
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tích hợp thành công hệ thống Patriot và THAAD.
Trong cuộc thử nghiệm tại trường bắn tên lửa White Sands thuộc bang New Mexico, radar của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD AN/TPY-2 đã phát hiện và theo dõi mục tiêu. Sau đó, tổ hợp radar này đã chỉ thị mục tiêu cho hệ thống phòng không Patriot PAC-3, hệ thống Patriot nhận được thông tin về mục tiêu và bắn tên lửa phòng không tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu.
Vào tháng 2 năm nay, tổ hợp radar AN/TPY-2 cũng đã phát hiện mục tiêu và đưa tín hiệu đến hệ thống phòng không Patriot. Tuy nhiên, tên lửa dẫn đường của hệ thống phòng không này phóng ra không tiêu diệt được mục tiêu do lỗi phần mềm trong mạch dẫn đường của hệ thống phòng không, đại diện Cơ quan Phòng thủ tên lửa cho biết.
Video đang HOT
Trước đó tờ báo Gazeta.Ru cũng đã cho biết, trong cuộc thử nghiệm quy mô lớn đối với hệ thống điều khiển tác chiến tích hợp của Lực lượng Mặt đất Hoa Kỳ, tên lửa phòng không dẫn đường loại MIM-104 của hệ thống Patriot PAC-3 Missile Segment Enhancement đã thất bại khi bắn mục tiêu mô phỏng một tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ sau đó đã tuyên bố do lỗi phần mềm trong mạch dẫn đường của hệ thống phòng không. Sau khi khắc phục chúng đã đánh chặn thành công mục tiêu.
“Thành công của các cuộc thử nghiệm khẳng định khả năng tương tác tốt giữa hệ thống phòng không Patriot và THAAD”, Phó Đô đốc John Hill cho biết. Ông nhấn mạnh rằng, khả năng này rất quan trọng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ và tạo ra những khả năng mới để bảo vệ đất nước, quân đội và đồng minh của Hoa Kỳ trước các mối đe dọa từ các quốc gia khác.
Theo tờ báo Defense News, việc quân đội Mỹ tích hợp hệ thống phòng không Patriot và THAAD là do nhu cầu tác chiến cấp bách nảy sinh trên Bán đảo Triều Tiên.
Bản chất của việc tích hợp này là các lực lượng chiến đấu có thể sử dụng dữ liệu radar của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không cao hơn đáng kể so với radar của hệ thống phòng không Patriot. Sau đó, dữ liệu từ radar này sẽ truyền sang hệ thống phòng không Patriot -3 và hệ thống phòng không này sẽ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu.
Hiện nay, cả Nga cũng đã tích cực tích hợp các hệ thống phòng không với hệ thống phòng thủ tên lửa A-135. Vì vậy, người Mỹ không phải là những người đi tiên phong trong vấn đề này, thậm chí Nga đã thực hiện điều này từ rất lâu, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và Công nghệ Konstantin Makienko cho biết.
Ngoài việc tăng khả năng chiến đấu của các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa, Hoa Kỳ đang nỗ lực cải thiện các hệ thống phòng không cho quân đội ở cấp chiến thuật. Đặc biệt, General Dynamics Land Systems đã ký một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD để chế tạo và cung cấp hệ thống phòng không tầm ngắn có thể cơ động cho quân đội Hoa Kỳ (US Army’s Interim Maneuver Short-Range Defense system, IM-SHORAD ).
Hệ thống IM-SHORAD là hệ thống phòng không tầm ngắn có thể cơ động, được trang bị cho các đơn vị phòng không thuộc các lữ đoàn của Lực lượng mặt đất Hoa Kỳ.
Hệ thống tên lửa phòng không này dựa trên nền tảng xe chiến đấu Stryker bao gồm một tổ hợp thiết bị do Leonardo DRS. Inc phát triển. Tổ hợp này bao gồm bệ phóng Raytheon Stinger được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở độ cao thấp và cực thấp như máy bay, trực thăng và UAV.
Stryker là một dòng xe chiến đấu bọc thép bánh lốp do công ty General Dynamics Land Systems của Mỹ sản xuất, phục vụ lực lượng bộ binh cơ giới Hoa Kỳ. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, dự án này dự kiến hoàn thành và cung cấp cho quân đội trước ngày 30/9/2025.
Phiên bản nâng cấp mới nhất của Patriot lập kỷ lục buồn
Phiên bản hiện đại hóa của hệ thống phòng không Patriot đã thất bại nặng nề trong các cuộc thử nghiệm.
Bản nâng cấp mới nhất của hệ thống phòng không Patriot - PAC-3 MSE trong quá trình thử nghiệm đã cho kết quả tồi tệ nhất đối với toàn bộ sự tồn tại của tổ hợp vũ khí này, khi không mục tiêu huấn luyện nào bị bắn trúng, tên lửa phóng ra hoặc bị trượt vài chục mét, hoặc không thể bắt được đối tượng cần tiêu diệt.
"Kết quả thử nghiệm không mấy ấn tượng của Patriot PAC-3 MSE đã được Đại tá Phil Rottenborn - Giám đốc Dự án Hệ thống Kiểm soát Chiến thuật Tích hợp thông báo. Theo ông, trong các cuộc thử nghiệm, Mỹ đã tổ chức đánh giá những hệ thống phòng thủ tên lửa, bao gồm tổ hợp PAC-2 GEM với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình và PAC-3 MSE để đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật".
"Tuy vậy PAC-3 MSE đã bỏ lỡ cơ hội. Vụ phóng thử nằm trong chương trình Hệ thống Chỉ huy Phòng không và Phòng thủ Tên lửa Tích hợp (IBCS) - một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Quân đội Mỹ", báo cáo cho biết.
Patriot PAC-3 MSE đã có màn thể hiện cực kỳ thất vọng. Ảnh: Avia-pro.
Theo một số ghi nhận, phiên bản mới của tổ hợp Patriot Mỹ nhằm mục đích chính chống lại tên lửa siêu thanh của Nga vì biến thể này sử dụng đạn tấn công động năng, tuy nhiên do các cuộc thử nghiệm thất bại cho nên có lý khi cho rằng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình, thậm chí về mặt lý thuyết.
Có lẽ giới chức quân sự Mỹ và nhà sản xuất sẽ phải ngồi lại với nhau để xác định chính xác những vấn đề cần khắc phục đối với PAC-3 MSE trước khi sản xuất quy mô lớn.
Một người bị bắn trong vụ đụng độ liên quan đến biểu tình đòi phá dỡ tượng ở bang New Mexico Truyền thông Mỹ đưa tin ngày 15/6 một người đàn ông đã bị bắn khi một nhóm có vũ trang, tự nhận là lực lượng "bảo vệ dân sự" cố gắng bảo vệ bức tượng Juan de Onate - người đã dẫn dắt các cuộc thám hiểm của Tây Ban Nha trong thế kỷ 16 tới Mỹ, khỏi những người biểu tình ở...