Mỹ làm trung gian đàm phán giữa các bên tham chiến ở Sudan
Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã mời quân đội chính quy của Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự khởi động các cuộc đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian.
Các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ, bắt đầu từ ngày 14/8.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thông báo, ông Blinken nhấn mạnh: “Mỹ vẫn cam kết phối hợp với các đối tác để chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nêu rõ: “Các cuộc đàm phán ở Thụy Sĩ nhằm mục đích đạt được lệnh chấm dứt bạo lực trên toàn quốc, tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo cho tất cả những người cần hỗ trợ, xây dựng cơ chế giám sát và kiểm chứng chặt chẽ để đảm bảo thực hiện mọi thỏa thuận”.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller khẳng định “không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột ở Sudan”. Ông Miller nhấn mạnh: “Tổ chức các cuộc đàm phán về ngừng bắn toàn quốc và thể hiện rõ các cuộc đàm phán này được các đối tác quốc tế chủ chốt hậu thuẫn là cách duy nhất để tiến tới chấm dứt xung đột”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc đàm phán sẽ được Saudi Arabia đồng chủ trì và có sự tham gia của Liên minh châu Phi (AU), Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Liên hợp quốc (LHQ) với tư cách là các bên quan sát.
Chỉ huy RSF Mohamed Hamdan Daglo đã “hoan nghênh” lời mời của Ngoại trưởng Mỹ Blinken và cho biết RSF sẽ tham gia cuộc đàm phán.
Xung đột giữa quân đội chính quy của Sudan dưới quyền Tư lệnh Abdel Fattah al-Burhan và lực lượng RSF dưới sự chỉ huy của Mohamed Hamdan Daglo, người từng là cấp phó của ông al-Burhan, đã bùng phát hơn một năm qua.
Các cuộc đàm phán trước đây ở Saudi Arabia chỉ mang lại lệnh ngừng bắn tạm thời, song cả hai bên đã phá vỡ thỏa thuận ngay lập tức. Các nỗ lực trung gian hòa giải sau đó cũng không đưa được các bên tham chiến ngồi lại với nhau.
Trong tháng này, ông Ramtane Lamamra, đại diện của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres về tình hình Sudan, đã tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp tại Geneva (Thụy Sĩ). Đây được coi là một bước “khích lệ” của LHQ. Các cuộc đàm phán này tập trung vào viện trợ nhân đạo và bảo vệ dân thường, mặc dù hai bên xung đột không gặp trực tiếp.
Theo LHQ, cuộc chiến tại Sudan đến nay đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và khiến trên 10 triệu người phải di tản trong nước, trong khi 2 triệu người khác phải sơ tán qua biên giới. Một báo cáo gần đây của LHQ cho biết gần 26 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số Sudan, đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao.
Ngày 23/7, giới chức y tế địa phương cho biết ít nhất 600 người đã thiệt mạng và 4.500 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa quân đội và RSF tại El Fasher, thủ phủ bang Bắc Darfur, miền Tây Sudan, từ ngày 10/5 vừa qua.
Mặc dù các bệnh viện và trung tâm y tế đã đóng cửa trên diện rộng do các vụ nã pháo, quan chức y tế địa phương cho biết tình hình y tế ở El Fasher hiện tại “tương đối ổn định”.
LHQ: Nhiều vấn đề đang cản trở hoạt động viện trợ nhân đạo tại Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 8/1, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết nhiều vấn đề khác nhau đang ảnh hưởng đến việc cung cấp viện trợ nhân đạo tại nhiều khu vực ở Sudan.
Người tị nạn xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ tại Gedaref, Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố mới nhất của OCHA nêu rõ những thách thức khác nhau bao gồm mất an ninh, cướp bóc, quan liêu, kết nối mạng Internet và điện thoại kém, lực lượng nhân đạo tại chỗ hạn chế và thiếu kinh phí đã tác động đến việc hỗ trợ nhân đạo ở nhiều nơi tại Sudan. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nhiên liệu cũng khiến ảnh hưởng tới việc di chuyển của các nhân viên nhân đạo và gây khó khăn cho các hoạt động như duy trì kho lạnh và cung cấp nước.
Bất chấp những thách thức này, OCHA cho biết các đối tác nhân đạo vẫn đang tiếp tục cung cấp hỗ trợ quan trọng cho những người dễ bị tổn thương mà họ có thể tiếp cận. Tuy nhiên, OCHA cũng lưu ý rằng tính tới ngày 4/1, Kế hoạch ứng phó nhân đạo sửa đổi năm 2023 cho Sudan chỉ mới được tài trợ hơn 40%.
Sudan đang phải đối mặt với tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi kể từ khi các cuộc đụng độ nổ ra giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác vào ngày 15/4/2023.
Theo số liệu được OCHA công bố hồi tháng 12 năm ngoái, ước tính hơn 12.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh kể từ khi xung đột SAF-RSF bùng phát.
Nội chiến tại Sudan: RSF tìm cách kiểm soát thủ đô Khartoum Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhân chứng hôm 18/10 cho biết lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF), lực lượng đang giao tranh với quân đội Sudan trong 6 tháng qua, đã có những bước tiến mới và tìm cách củng cố phạm vi tiếp cận của họ ở thủ đô Khartoum trong những tuần gần đây. Các...