Mỹ làm gì nếu Trung Quốc – Ấn Độ chiến tranh?
Báo Trung Quốc từng ám chỉ có một “thế lực phương Tây” đang tìm cách kích động xung đột quân sự giữa Bắc Kinh – New Delhi để “tìm lợi ích chiến lược”.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ngồi đối mặt nhau ở biên giới năm 2010 trong một chương trình giao lưu nhằm tránh leo thang căng thẳng hai bên.
Trong một cuộc phỏng vấn, hai chuyên gia chính trị-quân sự trả lời trên kênh TNN (Mỹ) rằng, Washington chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn “hai con hổ lớn đánh nhau”, ám chỉ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
“Tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ không can thiệp trực tiếp vào xung đột chính trị giữa hai quốc gia châu Á. Tôi cho rằng nếu căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc leo thang, đây sẽ là điều kiện rất tốt để Mỹ củng cố quan hệ hơn nữa với Ấn Độ”, Zack Cooper, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược, trả lời kênh TNN.
Cooper nói rằng Mỹ đang muốn chống lại sự gia tăng quyền lực nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng vai trò lớn giúp Mỹ thực hiện “ý đồ”. “Điều này có nghĩa là, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi xung đột quân sự với Ấn Độ, Bắc Kinh sẽ tự tạo ra một liên minh chống Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc nên khôn khéo hạ nhiệt căng thẳng, giải quyết mọi chuyện không bằng xung đột quân sự”, Cooper nói.
Video đang HOT
Vài tuần trở lại đây, quan hệ Mỹ-Trung cũng không tốt đẹp khi hai bên liên tiếp có động thái khiêu khích lẫn nhau. Nếu xung đột biên giới giữa Trung Quốc-Ấn Độ nổ ra thành chiến tranh, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện hải quân tại khu vực này, chuyên gia quân sự nhận định.
“Nếu đánh nhau xảy ra, Washington sẽ cung cấp kho vận, tình báo, trang thiết bị cho quân đội Ấn Độ”, Mohan Malik, giáo sư Trung tâm An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, nói. “Thậm chí, Lầu Năm Góc sẽ điều tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tới khu vực này để giúp New Delhi giám sát hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.
Trong bài xã luận đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 26.7, tác giả viết: “Có một thế lực ở phương Tây đang kích động xung đột quân sự giữa Trung Quốc-Ấn Độ. Đây là cách để họ tìm kiếm các lợi ích chiến lược mà không mất một xu nào”. Thế lực được tờ báo ám chỉ là Mỹ.
Chuyên gia Malik nhận định, các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ chọn một cuộc chiến ngắn hạn để “đấm Ấn Độ chảy máu mũi”. Khi chiến thắng cuộc chiến này, Trung Quốc sẽ tạo ra trật tự khu vực châu Á xoay quanh Bắc Kinh.
Theo Danviet
Trung Quốc đổ lỗi Ấn Độ kích động tranh chấp
Ngoại trưởng Vương Nghị đổ lỗi cho Ấn Độ gây ra cuộc đối đầu ở biên giới bằng cách triển khai quân vào lãnh thổ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters.
"Đúng sai rõ như pha lê và kể cả các quan chức cấp cao Ấn Độ đã công khai tuyên bố quân đội Trung Quốc không đi qua biên giới Ấn Độ, nghĩa là Ấn Độ đã thừa nhận đi vào lãnh thổ Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua đăng tuyên bố của ông Vương, theo SCMP.
Ông Vương là quan chức chính phủ Trung Quốc cấp cao nhất bình luận về căng thẳng ở biên giới gần Bhutan, khi cuộc đối đầu bước sang tháng thứ hai. Ông đầu tuần này cho rằng cách giải quyết tranh chấp là Ấn Độ rút quân.
Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tuần này cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ bảo vệ chủ quyền tại biên giới "bằng mọi giá".
Lo ngại về xung đột quân sự đang gia tăng khi cả hai bên đến nay vẫn từ chối xuống thang. Các quan chức Ấn Độ cho biết khoảng 300 binh sĩ đang đối đầu nhau ở khoảng cách 150 m tại khu vực tranh chấp.
Căng thẳng Trung - Ấn bắt đầu khi một trung đội Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 8/6 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đã xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ tuần tra biên giới.
Vị trí cao nguyên Doklam. Đồ họa: BBC.
Ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300 - 400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc.
Binh sĩ hai nước sau đó đối đầu nhau gần một thung lũng, chia tách Ấn Độ và Bhutan, mà Trung Quốc đang kiểm soát. Thung lũng này cho phép Trung Quốc tiếp cận khu vực gọi là Cổ Gà, một dải đất hẹp kết nối Ấn Độ và những khu vực hẻo lánh phía đông bắc nước này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ấn Độ "cạn" nhiều loại đạn dược nếu chiến tranh 10 ngày Kho đạn dược của Ấn Độ đang trải qua sự thiếu hụt nghiệm trọng, ảnh hưởng đến cả việc tập huấn của binh lính và khả năng đối phó với chiến tranh nếu xảy ra. 61/152 loại đạn dược của Ấn Độ chỉ đủ dùng trong 10 ngày (Ảnh minh họa) Trong tổng số 152 loại đạn dược mà quân đội Ấn Độ...