Mỹ: Lãi suất thế chấp vẫn biến động thất thường
Theo giới quan sát, điều chắn chắn duy nhất về lãi suất thế chấp hiện thời tại Mỹ là chúng hoàn toàn không ổn định, khi thị trường phải đối mặt với những tín hiệu kinh tế trái chiều cùng và sự hỗn loạn gần đây của ngành ngân hàng.
Đồng tiền mệnh giá 100 đô la Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Lãi suất thế chấp tại Mỹ đã giảm xuống trong tuần này sau hai tuần tăng liên tiếp. Theo số liệu từ tổ chức tài chính Freddie Mac, khoản thế chấp có lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm trung bình ở mức 6,39% trong tuần kết thúc vào ngày 4/5, giảm từ mức 6,43% của tuần trước đó. Vào cùng kỳ một năm trước, lãi suất cố định cho khoản vay thế chấp kỳ hạn 30 năm là 5,27%.
Ông Sam Khater, nhà kinh tế trưởng của Freddie Mac, nhận định lãi suất thế chấp giảm nhẹ vì biến động gần đây trong lĩnh vực ngân hàng và bình luận từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về triển vọng chính sách.
Video đang HOT
Ông Khater nói thêm rằng mùa Xuân thường là “mùa bận rộn nhất” đối với thị trường nhà ở dân dụng. Mặc dù lãi suất đang dao động trong khoảng 6%, tình hình thị trường năm nay cũng không có nhiều khác biệt. Chuyên gia của Freddie Mac nhận định những người có ý muốn mua nhà đang dần thích nghi với môi trường lãi suất hiện tại, nhưng việc thiếu nhà xây dựng sẵn vẫn là một trở ngại chính đối với họ.
Fed đã công bố mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào ngày 3/5 vừa qua và đẩy lãi suất quỹ liên bang lên mức cao nhất trong 16 năm. Trong tuyên bố sau cuộc họp, ngân hàng trung ương này đã để ngỏ khả năng tạm dừng điều chỉnh lãi suất trong giai đoạn sắp tới.
Theo giới chuyên gia, Fed không trực tiếp ấn định mức lãi suất mà người vay phải trả cho các khoản thế chấp, nhưng các điều chỉnh chính sách của họ vẫn ảnh hưởng đến những người đi vay. Lãi suất thế chấp có xu hướng đi theo diễn biến của lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, vốn biến động dựa trên những dự báo về các hành động của Fed, những gì Fed thực sự làm và phản ứng của giới đầu tư. Khi lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng hay giảm, lãi suất thế chấp cũng tăng – giảm tương ứng.
Các nhà phân tích nói rằng những thất bại gần đây của lĩnh vực ngân hàng đã tác động tới công cuộc kiềm chế lạm phát của Fed. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng quyết định tăng lãi suất đưa ra vào ngày 3/5 của Fed dường như không có tác động lớn đến lãi suất thế chấp, vì nó nằm trong dự tính của thị trường.
Ông Bob Broeksmit, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (MBA) cho biết dù nhiều khả năng tình trạng bất ổn đang diễn ra trên thị trường tài chính sẽ khiến lãi suất thế chấp tiếp tục biến động trong những tuần tới, MBA vẫn dự đoán lãi suất sẽ giảm và kết thúc năm nay ở quanh mức gần 5,5%.
BlackRock: Fed có thể không cần nâng lãi suất vào tháng Năm
Ông Rick Rieder, Giám đốc đầu tư phụ trách mảng thu nhập cố định toàn cầu của công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock, ngày 10/4 nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể không cần phải nâng lãi suất thêm nữa để kiềm chế lạm phát, vì tác động từ sự bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng hồi tháng trước và một loạt số liệu gần đấy về thị trường lao động cho thấy kinh tế nước này đang giảm tốc.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Rieder cho biết dù báo cáo việc làm gần đây của Bộ Lao động Mỹ cho thấy các công ty Mỹ vẫn duy trì hoạt động tuyển dụng mạnh mẽ trong tháng trước, nhưng báo cáo này cũng cho thấy tăng trưởng tiền lương và việc làm đã chậm lại và ở dưới mức trung bình của ba tháng, sáu tháng và cả 12 tháng tính đến tháng Ba.
Theo ông Rieder, số liệu này, cũng với các con số trên thị trường lao động được công bố hồi tuần trước và những đồn đoán về khả năng điều kiện tín dụng thắt chặt hơn sau sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ hồi tháng trước, cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng chậm lại.
Ông nhận định có thể tình hình này sẽ thúc đẩy Fed ngừng tăng lãi suất sau một lần tăng nữa vào cuộc họp tháng Năm, hoặc cũng có thể chu kỳ nâng lãi suất của Fed đã khép lại luôn từ bây giờ.
Trong năm qua, Fed đã thực hiện một trong những chu kỳ nâng lãi suất mạnh mẽ nhất trong hàng chục năm qua để hạn chế áp lực giá cả. Ngân hàng này dự đoán lãi suất sẽ vẫn ở quanh mức hiện tại đến hết năm 2023. Giới giao dịch đang dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay, đưa lãi suất từ khoảng 4,75-5% hiện tại xuống 4,35%.
Giới đầu tư đang đón đợi báo cáo về lạm phát dự kiến được công bố vào ngày 12/4 để tìm kiếm manh mối về đường hướng lãi suất của Fed trong ngắn hạn. Ông Rieder dự đoán số liệu sắp tới sẽ cho thấy lạm phát dịu xuống, phù hợp với tình hình kinh tế chậm lại trong tháng trước
Những khác biệt khiến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 khó tái diễn Từ ngày 8/3 tới nay, thế giới đón nhận một loạt tin sốc, từ sự sụp đổ của một ngân hàng nhỏ ít ai để ý là Silvergate Bank, tới sự sụp đổ của ngân hàng đứng thứ 16 tại Mỹ - Silicon Valley Bank (SVB) và gần đây nhất là việc ngân hàng có tính chất toàn cầu Credit Suisse của Thuỵ...