Mỹ ‘kinh hoàng’ vì biểu tình đẫm máu ở Myanmar
Mỹ cho biết nước này kinh hoàng vì ngày biểu tình đẫm máu ở Myanmar và kêu gọi quốc tế truy cứu trách nhiệm những người đứng sau.
“Chúng tôi kinh hoàng và chấn động khi chứng kiến cảnh bạo lực khủng khiếp đối với người dân Myanmar chỉ vì những lời kêu gọi hòa bình của họ nhằm khôi phục chính quyền dân sự”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói tại cuộc họp báo hôm 3/3.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói về tình hình Myanmar tại cuộc họp báo hôm 3/3. Ảnh: Reuters .
Ông Price cho biết Mỹ đang kêu gọi “tất cả các nước cùng lên án hành động bạo lực” của quân đội Myanmar đối với người dân và “truy cứu trách nhiệm của quân đội về những hành động dẫn đến thiệt hại tính mạng rất nhiều người ở Myanmar”. Theo ông, chính phủ Mỹ đang xem xét mở rộng biện pháp trừng phạt lãnh đạo quân sự Myanmar và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quan trọng để hướng tới mục tiêu tìm cách khôi phục chính phủ dân cử của Myanmar.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho một nhà báo AP cùng 5 phóng viên khác, những người bị bắt và cáo buộc tội vi phạm luật trật tự công cộng. “Chúng tôi vô cùng lo ngại khi các vụ tấn công và bắt nhà báo ngày càng tăng”, Price nói.
Mỹ trước đó đề nghị Trung Quốc đóng một vai trò mang tính xây dựng trong cuộc khủng hoảng ở Myanmar, dù Bắc Kinh từ chối lên án cuộc đảo chính. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp, nhưng không lên án cuộc đảo chính vì sự phản đối của Nga và Trung Quốc, những bên coi diễn biến này là vấn đề nội bộ của Myanmar.
Myanmar rơi vào khủng hoảng sau khi quân đội đảo chính hôm 1/2, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo chính quyền dân sự. Hàng trăm nghìn người trên khắp Myanmar đã xuống đường biểu tình kể từ đó để phản đối đảo chính.
Làn sóng biểu tình ở Myanmar hôm 3/3 trải qua “ngày đẫm máu” nhất khi 38 người bị lực lượng an ninh bắn chết. Tổng cộng 50 người biểu tình đã thiệt mạng kể từ sau cuộc đảo chính. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 1.200 người đã bị bắt và tung tích nhiều người trong số họ đến nay vẫn là bí ẩn với gia đình.
ASEAN sắp họp về tình hình Myanmar
Các ngoại trưởng ASEAN sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt vào ngày 2/3 để thảo luận tình hình Myanmar, trong bối cảnh bạo lực leo thang tại nước này.
"Một cuộc họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEN sẽ được triệu tập thông qua video vào ngày mai, nơi chúng ta sẽ lắng nghe đại diện của chính quyền quân sự Myanmar", Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội hôm nay.
Thông báo được đưa ra một ngày sau cuộc biểu tình đẫm máu ở Myanmar khi cảnh sát bắn đạn thật, khiến ít nhất 18 người chết và 30 người bị thương, theo Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, một ủy ban đại diện các nghị sĩ được bầu tháng 11 cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong "ngày đẫm máu".
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội về tình hình Myanmar hôm 16/2. Ảnh: CNA .
Ông Balakrishnan kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar dừng sử dụng bạo lực gây chết người "và thực hiện ngay lập tức các bước giảm leo thang tình hình nhằm ngăn xảy ra thêm đổ máu, bạo lực và tử vong". Ông cũng hối thúc các bên ở Myanmar tham gia thảo luận để tìm giải pháp chính trị lâu dài, gồm phương án quay lại con đường chuyển đổi dân chủ.
"Chúng tôi tin rằng điều này chỉ có thể bắt đầu nếu Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi và những tù nhân chính trị khác được trả tự do ngay lập tức", Ngoại trưởng Singapore nói với quốc hội.
Tuần trước, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi gặp người đồng cấp Thái Lan Don Pramudwinai và ngoại trưởng do quân đội Myanmar bổ nhiệm Wunna Maung Lwin tại Bangkok để thảo luận tình hình Myanmar.
Indonesia dẫn đầu nỗ lực định hướng con đường giải quyết khủng hoảng Myanmar với sự giúp đỡ của các thành viên ASEAN. Tuy nhiên, những nỗ lực này khiến giới hoạt động dân chủ Myanmar nghi ngờ, bởi họ lo ngại những tiếp xúc như vậy sẽ hợp pháp hóa chính quyền quân sự và loại bỏ cuộc bầu cử mà đảng của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng.
Bất chấp hành động bạo lực từ lực lượng an ninh, nhiều người Myanmar hôm nay tiếp tục biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán đám đông, song hiện chưa rõ liệu có xảy ra thương vong.
Mỹ chỉ trích Malaysia trục xuất người Myanmar Mỹ chỉ trích Malaysia vì trục xuất hơn 1.000 công dân Myanmar giữa lúc nước này bất ổn, dù tòa án đã yêu cầu tạm ngừng hành động trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 24/2 chỉ trích quân đội Myanmar "lâu nay có tiếng là vi phạm nhân quyền với người dân tộc thiểu số và người theo...