Mỹ không tiêu diệt bây giờ, IS sẽ thành kẻ thù mạnh trong tương lai
Bất kỳ ai tin rằng Mỹ không có trong danh sách khủng bố của IS là ảo tưởng.
Hình minh họa.
Ryan Crocker, một cực đại sứ Mỹ tại Syria và Iraq ngày 22/8 bình luận trên tờ New York Times, sự gia tăng nhanh chóng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã cho thấy mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia của Mỹ kể từ sự kiện 11/9.
IS đã trở thành kẻ thù thực sự của Mỹ sau vụ sát hại dã man nhà báo James Foley. Nhưng tổ chức khủng bố này có khả năng hoạt động trên một địa bàn rộng lớn, hoạt động rất chuyên nghiệp và đe dọa không chỉ Iraq, Syria mà còn các nước khác trong khu vực như Ả Rập Saudi, Jordan. 2 nước này đã huy động quân đội đóng sát biên giới với Iraq.
Mỹ cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cao khi nhóm khủng bố al-Qaeda đột biến này được trang bị tốt hơn. Không giống bất kỳ biến thể nào của al-Qaeda hậu 11/9, IS kiểm soát một vùng lãnh thổ đáng kể, có không gian và thời gian để lên kế hoạch tiếp theo cho các hoạt động khủng bố. Bất kỳ ai tin rằng Mỹ không có trong danh sách khủng bố của IS là ảo tưởng.
Vì vậy, tiêu diệt IS không chỉ là bảo vệ người tị nạn hay giúp đỡ đồng minh Iraq mà đây là một cuộc chiến tranh Mỹ cần phá vỡ, tiêu diệt tổ chức khủng bố này. Mỹ cần thực hiện chiến dịch không kích thống nhất với cả mục tiêu IS ở Iraq lẫn Syria.
Tuy nhiên Crocker nhấn mạnh, điều này không có nghĩa là một hình thức bắt tay với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Mỹ cần chống lại kẻ thù không liên quan đến mình trong cuộc nội chiến Syria.
Washington cần di chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng. Mỹ có thể đối đầu với IS ngay bây giờ hoặc sẽ buộ phải đối phó với một kẻ thù mạnh mẽ hơn trong tương lai, và nó có thể diễn ra ngay trên chính đất Mỹ.
Video đang HOT
Theo Giáo Dục
Nhìn lại cuộc đổ bộ Normandy: Nước Pháp ngày ấy bây giờ
Kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào bãi biển nước Pháp, cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh độc đáo về sự thay đổi của nước Pháp ngày ấy - bây giờ.
Ngày 6/6/1944, hàng ngàn binh sĩ quân đồng minh đã đổ bộ vào các bãi biển vùng Normandy, miền bắc nước Pháp. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử với hơn 150 nghìn quân lính của Mỹ, Anh, Canada,... theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam nước Anh kéo vào đất Pháp lúc bây giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của Đức Quốc xã. Những trận chiến đẫm máu đánh dấu việc quân đồng minh bắt đầu giành quyền kiểm soát Châu Âu từ tay Đức Quốc xã.
Tiểu đoàn số 2 của Mỹ ở Weymouth (Anh) đang trên đường tới bãi biển Omaha trong cuộc đổ bộ Normandy ngày 5/6/1944.
Khách du lịch đi dọc bờ biển ở thị trấn Weymouth (Dorset) ngày 13/7/2013. Nơi đây là điểm khởi hành của hàng nghìn quân lính đồng minh tham gia cuộc đổ bộ D-Day trong lịch sử.
Dwright D. Eisehower, chỉ huy tối cao của lực lượng đồng minh nói chuyện với lính nhảy dù của quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Greeham Common (Anh) ngày 5/6/1944.
Bức ảnh chụp một con đường ở căn cứ không quân Greenham Common (Anh) ngày 15/7/2013.
Lính Mỹ tại bãi biển Omaha, gần Vierville sur Mer trong cuộc đổ bộ Normandy (D- Day) ngày 6/6/2014.
Ảnh chụp bãi biển Omaha gần Vierville sur Mer ngày 22/8/2013.
Lính Mỹ tiến về bãi biển Utah gần La Madeleine, Pháp ngày 6/6/1944.
Bãi biển Utah ngày 21/8/2013.
Quân tiếp viện Mỹ đổ bộ vào bãi biển Omaha gần Vierville sur Mer, Pháp, ngày 6/6/1944.
Người dân đang tắm nắng ở bãi biển Omaha, gần Vierville sur Mer ngày 23/8/2013.
Tù nhân chiến tranh Đức đi dọc bãi biển Juno tại Bernieres Sur Mer, Pháp ngày 6/6/1944.
Một khách du lịch đang tắm nắng ở bãi biển Juno ngày 23/8/2013.
Theo Đời sống pháp luật
Nga tăng cường trực chiến ở Bắc Cực với vũ khí đặc chủng Nhà máy chế tạo máy bay Ulan-Ude của Nga hôm 25/12 cho biết, nhà máy này đang phát triển một phiên bản cải tiến của loại trực thăng vận tải lừng danh Mi-8 để sử dụng cho quân đội trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Bắc Cực. Phiên bản cái tiến của Mi-8 sẽ được trang bị một động cơ mạnh...