Mỹ không thể bắn hạ tên lửa Nga đang được sử dụng ở Ukraine?
Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ trước các loại tên lửa hành trình mà Nga đang sử dụng ở Ukraine.
Đây là cảnh báo trong đánh giá mới nhất từ một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng ở Washington.
Tên lửa được phóng từ tàu chiến Nga. Ảnh: BQP Nga
Báo cáo tháng 7 mới nhất từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) cho rằng các chỉ huy quân sự và các nhà hoạch định chính sách nước này đã phớt lờ việc bảo vệ lục địa Mỹ trước những loại vũ khí cơ động, bay tầm thấp như của Nga.
Thay vào đó, Washington đã đổ hàng tỷ USD vào các hệ thống đánh chặn để phòng thủ trước các tên lửa bay cao hơn và vào các hệ thống di động để bảo vệ các lực lượng được triển khai ở các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo viết: “Sự thiếu hụt gần như hoàn toàn hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình và các hình thức phòng không liên quan trên phạm vi rộng hơn đã tạo ra vấn đề về răn đe”.
Video đang HOT
Các tác giả của báo cáo khuyến nghị rằng việc liên kết, phối hợp tác chiến giữa các radar mặt đất, máy bay giám sát, máy bay không người lái tầm cao và tên lửa đánh chặn hiện có như một bước đầu tiên để giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng này.
Báo cáo nêu rõ: “Một bài học từ cuộc xung đột ở Ukraine là các vũ khí và cảm biến trong quá khứ có thể được sử dụng hiệu quả ngay cả khi đối mặt với một đối thủ có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Thay vì loại bỏ hoặc hủy các hệ thống cũ, việc tích hợp chúng vào hệ thống phòng thủ mới có thể tăng cường khả năng phòng thủ tổng thể”.
Trong những năm gần đây, các nhà lập pháp và chỉ huy quân sự ngày càng lo ngại về một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào Mỹ. Không giống như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bay theo quỹ đạo tầm cao, có thể đoán trước được, tên lửa hành trình bay tầm thấp sẽ khiến các radar khó phát hiện. Các tên lửa này cũng có thể được phóng một cách bí mật từ các tàu ngầm tàng hình ngay ngoài khơi bờ biển Mỹ.
“Trong phạm vi mối đe dọa tên lửa và trên không ngày càng mở rộng và đa dạng, các mối đe dọa tên lửa siêu thanh đang nổi lên thu hút sự chú ý đáng kể và các tên lửa hành trình thông thường là mối đe dọa không được đánh giá cao nhất, nhưng chúng có uy lực mạnh và là mối đe dọa trước mắt đối với Mỹ”, báo cáo của CSIS nhấn mạnh.
Các quan chức Lầu Năm Góc cũng đã báo động về mối đe dọa tên lửa hành trình đối với Mỹ trong thập kỷ qua, nhưng có rất ít động thái trong việc tăng cường phòng thủ. Lầu Năm Góc bắt đầu sử dụng một khinh khí cầu ở phía bắc Baltimore để theo dõi máy bay dọc theo bờ biển phía Đông, nhưng những nỗ lực đó đã bị bỏ rơi sau khi nó bị đứt dây neo vào năm 2015.
Năm 2019, Đánh giá Phòng thủ Tên lửa của Chính quyền Trump đã chỉ ra mối đe dọa tên lửa hành trình đang gia tăng, tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn chưa giao cho bất kỳ ai chịu trách nhiệm mua hệ thống phòng thủ, mặc dù đã được Quốc hội yêu cầu làm như vậy vào năm 2017, báo cáo mới của CSIS cho biết. Điều đó có nghĩa là quốc gia này đã phải dựa vào một loạt các radar, hệ thống đánh chặn và máy bay chiến đấu để phòng thủ.
Trong những tháng gần đây, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt hơn 273 triệu USD để phát triển các radar tầm xa, tăng cường các thí nghiệm phòng thủ tên lửa hành trình và bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, nơi có các căn cứ Không quân và Hải quân rất quan trọng đối với các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.
Các tác giả của báo cáo cho rằng hoạt động của Lầu Năm Góc để bảo vệ đảo Guam khỏi một cuộc tấn công tên lửa từ Trung Quốc, có thể được coi là một trường hợp thử nghiệm để bố trí hệ thống phòng thủ trên đất liền ở Mỹ.
“Trong khi việc bảo vệ lục địa Mỹ đặt ra một vấn đề khác, những nỗ lực bảo vệ đảo Guam sẽ đặc biệt mang tính định hướng cho việc lựa chọn yếu tố, tích hợp hệ thống và phát triển chỉ huy và kiểm soát. Theo nghĩa này, con đường dẫn đến việc phòng thủ tên lửa hành trình cho Bắc Mỹ sẽ đi qua Guam”, báo cáo lưu ý.
Hiện có rất nhiều radar trên khắp nước Mỹ có thể giúp theo dõi tên lửa hành trình, nhưng chúng được vận hành bởi một số tổ chức chính phủ, bao gồm Lầu Năm Góc, Bộ An ninh Nội địa, Cục Hàng không Liên bang và Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia. Báo cáo cho biết những cơ quan này hiện không chia sẻ dữ liệu của mình với nhau nhưng nếu có, họ có thể tạo ra một mạng lưới phòng thủ hữu ích.
Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 19.6 cho biết nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo (ABM) ở giai đoạn giữa, phóng từ mặt đất.
Trung Quốc diễn tập hệ thống phòng không ở sa mạc Gobi. Ảnh QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC/GLOBAL TIMES
Global Times dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vụ thử nghiệm kỹ thuật ABM đã diễn ra vào đêm 19.6 bên trong biên giới Trung Quốc và đã "đạt được mục tiêu". Thông báo cũng nói vụ thử mang tính chất phòng vệ, không nhắm vào bất cứ nước nào.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc tiến hành thử nghiệm như vậy. Một vụ thử tương tự đã diễn ra vào tháng 2.2021, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó. Đến nay, Trung Quốc đã công bố 6 vụ thử nghiệm kỹ thuật ABM phóng từ mặt đất, lần lượt vào các năm 2010, 2013, 2014, 2018 và 2021. Không rõ giai đoạn đánh chặn trong vụ thử năm 2014 là khi nào trong khi toàn bộ 5 vụ thử còn lại được tiến hành ở giai đoạn giữa.
Vụ thử có thể khiến căng thẳng gia tăng tại một khu vực vốn đã chứng kiến nhiều căng thẳng thời gian qua với cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Triều Tiên cũng đã liên tục thử nghiệm tên lửa gần đây, và Mỹ cũng như Hàn Quốc nhận định rằng Bình Nhưỡng có thể sắp tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Một chuyên gia giấu tên nói với Global Times rằng vụ thử mới nhất cho thấy năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang ngày càng đáng tin cậy và giúp củng cố khả năng răn đe của nước này trước các mối đe dọa hạt nhân.
Quá trình bay của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thường bao gồm ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn tăng đẩy trong đó tên lửa đẩy cung cấp năng lượng cho tên lửa đạn đạo bay lên bầu trời. Thứ hai là giai đoạn giữa, trong đó tên lửa đẩy ngừng hoạt động và tên lửa đạn đạo bay ra ngoài bầu khí quyển. Thứ ba và cuối cùng là giai đoạn tái nhập, trong đó tên lửa đạn đạo quay lại bầu khí quyển và lao vào mục tiêu.
Theo các chuyên gia, việc đánh chặn một ICBM trong giai đoạn giữa là rất khó vì trong giai đoạn này, tên lửa, thường được trang bị đầu đạn hạt nhân, bay lên cao bên ngoài bầu khí quyển với vận tốc rất lớn.
Về mặt kỹ thuật, có thể dễ dàng đánh chặn một tên lửa đạn đạo trong giai đoạn đầu vì tên lửa vẫn ở gần mặt đất và tăng dần tốc độ, nhưng rất khó để tiếp cận bãi phóng thường nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương. Trong giai đoạn cuối, việc đánh chặn cũng gặp nhiều thách thức vì tên lửa lao xuống rất nhanh.
Ukraine đề nghị Israel hỗ trợ 'Vòm Sắt' để phòng thủ Israel có nhiều thiệt hại nếu xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) mới đây dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba cho biết, chính quyền nước này đã đề nghị Israel hỗ trợ tăng cường khả năng phòng không và an ninh mạng của họ. Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt phóng tên lửa đánh chặn vào một...