Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hôm 7-6 cho hay Washington không có ý định hiện diện thường trực tại tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mặc dù chiến lược quân sự mới của nước này tập trung mạnh vào khu vực này.
Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey
Tướng Martin Dempsey, người vừa trở về từ chuyến đi tới Đông Nam Á, cho biết các lãnh đạo ông gặp ở đây bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ trong khu vực này.
“Tôi không mang theo một ba lô chứa đầy cờ Mỹ và chạy khắp thế giới để cắm xuống”, Tướng Dempsey phát biểu trước các phóng viên tại Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
“Chúng ta muốn tới đó (Châu Á – Thái Bình Dương) để hợp tác với họ và sự hiện diện mang tính chất luân chuyển sẽ cho phép chúng ta xây dựng các năng lực vì lợi ích chung trong khu vực”, ông Dempsey khẳng định.
Ông Rampsey cũng tuyên bố rằng các lực lượng tới châu Á-Thái Bình Dương không phải là “bản chất của việc tái cân bằng” đối với khu vực này, trong bối cảnh các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan sắp sửa “hạ màn”. Đồng thời ông cũng khẳng định chiến lược mới này không nhằm vào Trung Quốc và Mỹ không muốn can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Phía Mỹ cũng khuyến khích các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề an ninh khu vực.
Theo NLD
Mỹ nhắm căn cứ quân sự ở Philippines, Thái Lan
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Honorio Azcueta tuyên bố binh sĩ, tàu chiến và máy bay của Mỹ có thể đóng tại các căn cứ không quân và hải quân mà Washington từng sử dụng như Subic và Clark.
Tướng Martin Dempsey (giữa) duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Philippines ngày 4-6 - Ảnh: Reuters
"Đó là điều chúng ta muốn. Tăng cường tập trận và tương tác" - ông Azcueta nhấn mạnh và cho biết việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước đồng minh.
Theo báo Philippines Star, ông Azcueta lên tiếng "chào mời" sau cuộc gặp với tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tại Manila hôm 4-6.
Năm 1992, Thượng viện Philippines đã không thông qua việc gia hạn cho Mỹ tiếp tục sử dụng căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark, từng là hai căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Mỹ.
Tướng Dempsey ngày 5-6 cũng đã thảo luận với các quan chức quốc phòng Thái Lan về khả năng lập một trung tâm cứu trợ nhân đạo và thảm họa ở sân bay quân sự Utapao.
Báo Bangkok Post cho biết ông Dempsey đã bác bỏ tin đồn Lầu Năm Góc đứng đằng sau việc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xin phép hoạt động tại sân bay này.
NASA là cơ quan dân sự, chỉ thực hiện các nghiên cứu về khoa học và khí tượng, không liên quan gì đến quân sự.
Theo Tuổi Trẻ
Tin mới nhất
Đánh bom tại Afghanistan, một bộ trưởng trong chính quyền Taliban thiệt mạng
16:20:41 12/12/2024
Theo nguồn tin giấu tên trong chính quyền Taliban, vụ nổ xảy ra tại Bộ Người tị nạn, khiến ông Khalil Ur-Rahman Haqqani cùng một số đồng nghiệp thiệt mạng. Hiện chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nói trên.
Qatar sẽ sớm mở lại đại sứ quán tại Syria
16:12:44 12/12/2024
Bộ Ngoại giao Qatar cho biết việc mở lại đại sứ quán sẽ được tiến hành sau khi hoàn tất các thỏa thuận cần thiết. Doha nhấn mạnh động thái này nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ anh em lịch sử chặt chẽ giữa hai nước.
Thủ tướng lâm thời Syria kêu gọi người dân trở về quê hương
16:07:59 12/12/2024
Ông Mohammad al-Bashir đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của nhật báo Corriere della Sera của Italy ngày 11/12. Ông nhấn mạnh giờ đây đất nước có thể đảm bảo mọi quyền lợi của mọi người dân cũng như tất cả nhóm sắc...
Tiết lộ cách ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine
15:26:35 12/12/2024
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã khuyến cáo Ukraine nên thận trọng trong các cuộc đàm phán với Nga, chờ đến khi họ cảm thấy đủ mạnh để đối thoại từ thế chủ động.
Tiềm năng 'ngoại giao hóa thạch khủng long' của Trung Quốc
15:21:51 12/12/2024
Tương tự, theo Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS), Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai quốc gia đã đặt tên cho nhiều loài khủng long nhất, với hơn 320 loài mỗi nước.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?
14:31:46 12/12/2024
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ở Syria, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 10/12, tình hình chính trị tại Syria có thể định hình lại các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
14:30:36 12/12/2024
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Giám đốc điều hành (CEO) của Tạp chí Phố Wall, Bộ trưởng Yellen bày tỏ lo ngại chiến lược nói trên có thể làm chệch hướng tiến trình kiềm chế lạm phát thời gian qua, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Tổng thống Pháp chạy đua với thời gian chỉ định thủ tướng mới
13:47:23 12/12/2024
Lãnh đạo đảng cực hữu đảng Tập hợp quốc gia (RN) và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) không được mời tham gia cuộc đàm phán này. Đây là hai đảng đã hợp tác để lật đổ ông Barnier.
Ông Trump nêu ưu tiên hàng đầu trên trường quốc tế sau khi nhậm chức
10:50:07 12/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nêu ưu tiên hàng đầu ông sẽ thực hiện sau khi chính thức trở lại Nhà Trắng vào năm tới.
Ảnh vệ tinh hé lộ cuộc rút quân của Nga khỏi Syria
10:40:33 12/12/2024
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga dường như đã bắt đầu rút lực lượng khỏi Syria sau khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ cuối tuần qua.
Trăn khổng lồ xuất hiện trên đường ngập nước sau trận mưa lớn
10:31:10 12/12/2024
Người dân sống tại tỉnh Pattani, Thái Lan, đã phải rùng mình khi nhìn thấy một con trăn cỡ lớn xuất hiện trên đường ngập nước sau cơn mưa lớn.
Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân
10:23:37 12/12/2024
Xung đột Ukraine có thể leo thang và thậm chí có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cảnh báo.