Mỹ không cho phép Trung Quốc đe dọa Nhật Bản
“Tổng thống Mỹ tuyên bố: Mỹ tuyệt đối không thể chấp nhận Nhật Bản bị Trung Quốc đe dọa trong vấn đề đảo Senkaku”.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 20 tháng 6 dẫn nguồn tin hiểu rõ quan hệ Nhật-Mỹ tiết lộ, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bang California, Mỹ vừa qua, ông Obama đã nói với ông Tập Cận Bình rằng, Mỹ tuyệt đối không thể chấp nhận Nhật Bản bị Trung Quốc đe dọa trong vấn đề đảo Senkaku.
Nhưng bài báo đăng trên Thời báo Hoàn Cầu đã đổ lỗi hoàn toàn cho Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku, đồng thời cho rằng căn bản “không tồn tại vấn đề Trung Quốc đe dọa Nhật Bản”.
Báo Trung Quốc tỏ ra lo ngại, một mặt Mỹ bày tỏ thiện chí với Trung Quốc, mặt khác “bơm hơi” làm chỗ dựa cho Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku, tiếp tục biến Nhật Bản thành công cụ bao vây Trung Quốc của Mỹ.
Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản tính toán lợi hại trong quan hệ Trung-Mỹ, lo ngại Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc trong vân đê đảo Senkaku.
Báo Trung Quốc tuyên truyền, Nhật Bản đã đơn phương phá bỏ “ký kết ngầm” gác lại tranh chấp giữa Trung-Nhật; đồng thời bài báo viện cớ đến các công ước quốc tế định hình trật tự sau Chiến tranh thế giới thứ hai như “Thông cáo Potsdam”, “Tuyên bố Cairo” để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với đảo Senkaku.
Bài báo không hề ngượng ngạo khi phê phán Mỹ “dung túng” cho Nhật Bản sẽ phá hoại trật tự quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời tuyên truyền lo ngại rằng Nhật Bản gần đây đang có xu hướng phục hồi “chủ nghĩa quân phiệt” (vì Nhật Bản cứng rắn với Trung Quốc và có nhiều động thái tăng cường sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc, bảo vệ bản thân); hơn nữa Mỹ-Nhật còn tăng cường tổ chức diễn tập đánh chiếm đảo… Báo Trung Quốc coi điều này “đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Sau khi kết thúc cuộc gặp Obama-Tập Cận Bình vài ngày, báo chí Nhật Bản lại nhấn mạnh Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku, điều này phần nào phản ánh Nhật Bản lo ngại quan hệ Trung-Mỹ có thể làm suy yếu cam kết bảo vệ Nhật Bản của Mỹ, đặc biệt là đối với những hòn đảo của Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Báo Trung Quốc đe dọa cho rằng, Nhật Bản phải thấy được Trung-Mỹ xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” là một xu thế lớn, nên Nhật Bản đi theo Mỹ thách thức Trung Quốc là “đi ngược lại xu thế” và “không thể bảo vệ được” Nhật Bản. Bài báo khuyên Nhật Bản thông qua “đối thoại” để giải quyết vấn đề tranh chấp đảo Senkaku – hòn đảo hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế.
Theo NTD
Nhật thu hồi trà Ô Long Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Ngày 11/12, một công ty nhập khẩu thực phẩm Nhật đã thu hồi một lượng lớn trà Trung Quốc xuất xứ từ Phúc Kiến, do trà chứa hóa chất trừ sâu trên mức cho phép.
Công ty Nhật Bản Ito En thông báo đã thu hồi được 400.000 gói trà tàu Ô Long sau khi kết quả khảo sát an toàn thực phẩm tại Nhật phát hiện có hóa chất trừ sâu ở tỷ lệ cao.
Theo phát ngôn viên của Ito En thì vào tháng trước, một công ty đồng nghiệp báo động có tìm thấy trên trà nhập khẩu từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy khách hàng than phiền.
Ito En cho biết thêm là từ khi xảy ra tai tiếng thực phẩm, sữa Trung Quốc thiếu an toàn, các mẫu trà nhập khẩu từ Trung Quốc cũng phải qua xét nghiệm tại Trung Quốc.
Sự kiện Nhật Bản gửi trả hàng nhập về Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh quan hệ thương mại hai nước sụt giảm từ khi vấn đề tranh giành chủ quyền đảo Senkaku/ Điếu Ngư trở nên căng thẳng hơn.
Từ ba tháng nay, Trung Quốc bố trí tàu hải giám, tàu ngư chính ngoài khơi quần đảo nhỏ này và thường xuyên xâm nhập để phô trương sức mạnh. Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản thì vào trưa qua, giờ địa phương, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã vượt biên giới lãnh hải 12 hải lý của đảo Kubashima trong quần đảo Sankaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Báo Trung Quốc lại lên giọng hiếu chiến Hoàn Cầu thời báo tuyên bố việc Trung Quốc vừa tập trận tại biển Hoa Đông cho thấy "Bắc Kinh sẵn sàng dùng hải quân giải quyết tranh chấp biển". Trong một xã luận mới đây, Hoàn Cầu thời báo tự tin cho rằng cuộc tập trận chung của 11 tàu hải quân, hải giám và ngư chính nước này diễn ra vào...