Mỹ khơi lại vụ căng thẳng trên eo biển Kerch, giáng thêm đòn trừng phạt với Nga
Mỹ tiếp tục áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới với Nga trước cáo buộc Nga có những hành động “phi lý” trong vụ đụng độ với hải quân Ukraine hồi tháng 11 năm ngoái trên eo biển Kerch gần bán đảo Crimea.
RT đưa tin Bộ Tài chính Mỹ đã đưa 6 cá nhân và 8 công ty của Nga vào trong danh sách trừng phạt. Trong đó, Phó giám đốc Cơ quan Bảo vệ biên giới Nga nằm dưới sự điều hành của Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) cùng người đứng đầu FSB ở Crimea và Sevastopol là hai cá nhân mới bị Mỹ đưa vào “danh sách đen”.
Ba tàu hải quân Ukraine bị Nga bắt giữ trong vụ căng thẳng trên eo biển Kerch hồi năm 2018.
Trong khi đó, danh sách 8 doanh nghiệp Nga mới bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt có liên quan tới ngành đóng tàu và hoạt động đường biển với vai trò là nhà thầu quốc phòng của Nga. Những công ty này gồm nhà máy sản xuất động cơ St. Petersburg, một số xưởng đóng tàu nằm ở Crimea và trên đất liền Nga cùng các công ty sản xuất thiết bị thủy âm học và tự động hóa.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt mới nhằm vào “những hành động phi lý xảy ra trong vụ tấn công ngày 25/11/2018 vào 3 tàu hải quân Ukraine trên eo biển Kerch”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hành động trừng phạt Nga lần này có sự phối hợp của cả Canada và Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Canada cho biết Ottawa đã áp đặt lệnh trừng phạt với 114 cá nhân và 15 công ty của Nga. Thậm chí, Canada cáo buộc hành động của Nga trên eo biển Kerch hồi năm ngoái là mang tính “khiêu khích”.
Danh sách trừng phạt của Canada có tên của một số quan chức cấp cao Nga và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Chỉ huy Vệ binh quốc gia Nga Viktor Zolotov, CEO Tập đoàn dầu mỏ Rosneft là Igor Sechin cùng các tập đoàn máy bay lớn của Nga là MiG, Sukhoi và Tupolev.
Thượng nghị sĩ Nga Konstantin Kosachev chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, lệnh trừng phạt mới cho thấy Mỹ và các đồng minh đã bị “mắc câu” và trở thành con tin trong những hành động khiêu khích từ chính quyền Kiev. Theo ông Kosachev, việc làm của Mỹ và các đồng minh sẽ chỉ khuyến khích Ukraine có thêm những hành động sai trái.
Căng thẳng trên eo biển Kerch bùng nổ sau khi Nga cho bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine cùng 24 thủy thủ trước cáo buộc xâm phạm lãnh hải vào ngày 25/11/2018. Mỹ và Liên minh châu Âu đã yêu cầu Nga thả quân nhân Ukraine, song điện Kremlin tuyên bố những người này phải chịu sự trừng phạt.
Trong khi đó, vào tháng Ba năm nay, Ukraine sẽ cho tổ chức cả cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Do đó, việc Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine được xem là hành động giúp Tổng thống Petro Poroshenko giành lại ưu thế trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ của dư luận đối với nhà lãnh đạo Ukraine đang ở mức thấp.
Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã gọi cuộc đụng độ ở eo biển Kerch là hành động khiêu khích và được lập kế hoạch từ trước nhằm giúp ông Poroshenko giành ưu thế trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Theo Infornet
Đại sứ Ukraine hiến kế cho Đức 'trị' Nga
Đại sứ Ukraine tại Đức kêu gọi Berlin và phương Tây trừng phạt Nga bằng cách tăng cường lệnh trừng phạt, cấm nhập khẩu năng lượng và tạm ngưng dự án đường ống dẫn khí NordStream-2 sau vụ Matxcơva bắt giữ tàu hải quân Ukraine.
"Đức phải có động thái rõ ràng và đưa Tổng thống Putin về vị trí của ông ấy. Mọi thứ đang bị đe dọa", Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk nói với đài phát thanh Đức hôm 28/11.
"Các biện pháp xử phạt nên được triển khai một cách nhanh chóng. Cần có một lệnh cấm hoàn toàn về nhập khẩu khí đốt và dầu từ Nga, dự án NordStream-2 cũng phải tạm ngưng", ông này nói, nhấn mạnh rằng chỉ những biện pháp như vậy mới có thể ngăn các hành vi ngang ngược của Nga.
Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk. (Ảnh: Die Zeit)
Kiev từng lo ngại dự án NordStream-2 sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga.
Ông Melnyk cũng gợi ý Berin điều động thủy quân lục chiến tới vùng eo biển Kerch.
"Việc gửi thủy quân lục chiến tới bờ biển Crưm có thể giúp ngăn chặn leo thang. Nếu người Đức ở đó, người Nga sẽ ít có khả năng hành động ngang ngược hơn", ông này nói thêm.
Đức cho đến nay mới chỉ kêu gọi Nga và Ukraine kiềm chế leo thang tình hình và đối thoại chứ chưa đưa ra bất cứ động thái nào.
Ngoại trưởng Karin Kneissl của Áo, nước đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của EU cho biết EU sẽ cân nhắc bổ sung các lệnh trừng phạt nhằm vào Matxcơva liên quan đến vụ đối đầu mới nhất giữa Nga và Ukraine trên Biển Đen.
Tuy nhiên, bà Kneissl cũng nhấn mạnh bất cứ lệnh cấm vận nào được đưa ra đều phải dựa trên kết quả điều tra khách quan cũng như cách hành xử của 2 bên.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Liên Hợp Quốc họp khẩn vì căng thẳng Nga-Ukraine ở Crimea Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp khẩn sáng nay 26/11 không lâu sau khi lực lượng an ninh Nga nổ súng, bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine bị cáo buộc vi phạm lãnh hải Nga gần bán đảo Crimea. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley (Ảnh: Reuters) AFP dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp...