Mỹ – Iran thiện chí nối lại đàm phán hạt nhân
Sau 3 tháng đình trê, cuôi cùng Mỹ và Iran đã đông ý nôi lại đàm phán đê hôi sinh thỏa thuân hạt nhân 2015 – mà Mỹ vừa xác nhân vân là thỏa thuân tôt nhât có thê ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong 2 ngày thăm Iran (24-25/6), với những cuôc họp kéo dài nhiêu giờ đông hô, Đại diên câp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu – ông Josep Borrell đã đạt được kêt quả như ý, là thuyêt phục thành công Mỹ và Iran trở lại tiên trình đàm phán hạt nhân.
Phát biêu trong họp báo sau cuôc gặp với Ngoại trưởng Iran, ông Borrell cho biêt: “Chúng tôi vừa kết thúc cuộc họp cách đây vài phút và chúng tôi đã tìm cách gỡ rối tình hình. Và trong những ngày tới, khi tôi nói như vây, tôi muốn nhân mạnh là ngay lập tức, chúng tôi sẽ bắt đầu lại các cuộc thảo luận đã dừng trong ba tháng qua. Mỹ và Iran sẽ trở lại đàm phán gián tiêp với sự hỗ trợ của tôi và nhóm của tôi với tư cách là điều phối viên. Đó là một tin tốt và chúng ta hãy hy vọng rằng điều này sẽ đưa thỏa thuân hạt nhân trở lại đi đúng hướng.”
Video đang HOT
Ông Josep Borrell đánh giá cao thiện chí từ cả phía Iran và Mỹ ở thời điêm hiên tại. Tuy nhiên, ông vân nhân mạnh, các bên cân phải vượt qua những khó khăn vê mặt chính trị đê đạt được kêt quả cuôi cùng. Theo ông, những lợi ích kinh tê cho Iran nêu đạt được thỏa thuân không cân bàn cãi.
Vê phân mình, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cũng nhân mạnh, nước này cân nhận được đầy đủ các lợi ích kinh tế từ thỏa thuân hạt nhân năm 2015.
“Chúng tôi tái khẳng định rằng trước hết chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để nối lại các cuộc đàm phán trong những ngày tới. Điều quan trọng đối với Iran là phải nhận được đầy đủ các lợi ích kinh tế từ thỏa thuân hạt nhân. Những gì ảnh hưởng đên điêu này là điêu không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề còn tôn đọng trong đàm phán. Chúng tôi hy vọng cụ thê rằng Mỹ lần này sẽ đưa ra những quyêt định phù hợp, để đạt được một thỏa thuận và thực hiện nó môt cách có trách nhiệm.”
Còn theo Tông thông Iran Ebrahim Raeisi, Iran sẽ không từ bỏ các cuôc đàm phán đê gỡ bỏ các lênh trừng phạt nhằm vào nước này. Các lênh trừng phạt cân được gỡ bỏ càng sớm, càng tôt. Mỹ và các nước châu Âu cân tuân thủ đây đủ các điêu khoản của thỏa thuân hạt nhân 2015.
Vê phía Mỹ, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết, quan điêm của chính quyên Tông thông Mỹ Joe Biden từ trước đên nay không có gì thay đôi, rằng thỏa thuân hạt nhân 2015 là cách tôt nhât đê ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân. Mỹ hi vọng Iran tuân thủ trở lại thỏa thuân này.
Truyên thông Iran đưa tin, cuôc đàm phán tới đây giữa Mỹ và Iran với sự điêu phôi của EU sẽ không diên ra ở Vienna, Áo, do nó không diên ra ở định dạng P4 1 như trước với viêc Mỹ tham gia gián tiêp. Nhiêu đôn đoán, cuôc đàm phán sẽ diên ra ở môt quôc gia gân với Iran trong vùng Vịnh.
Sau gân 1 năm đàm phán, hôi tháng 3 vừa qua, các bên tham gia đàm phán là Iran và nhóm P5 1 đã ở rât gân với 1 thỏa thuân đê hôi sinh thỏa thuân hạt nhân Iran 2015. Nhưng những bât đông cuôi cùng đã không được giải quyêt, trong đó có viêc Mỹ từ chôi loại Lực lượng Vê binh Cách mạng Hôi giáo Iran ra khỏi danh sách khủng bô. Thê giới đang rât kỳ vọng vào viêc các bên trở lại đàm phán và có thê đi đên môt kêt quả cuôi cùng; đặc biêt trong bôi cảnh Iran có thê xuât khâu dâu ra thê giới, giúp hạ nhiêt phân nào giá dâu đang leo dôc hiên nay. Và sâu sa hơn, thê giới sẽ tránh được môt điêm nóng có nhiêu nguy cơ nô ra xung đôt.
IAEA hối thúc Iran nối lại đàm phán hạt nhân
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 12/6 đã hối thúc Iran nối lại tiến trình đàm phán "ngay lập tức" nhằm tránh khỏi một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến "vô cùng nhiều khó khăn mới" trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tehran trong tuần này đã ngắt kết nối một số camera do các thanh sát viên quốc tế lắp đặt để giám sát các hoạt động hạt nhân của Iran. Động thái này là nhằm đáp trả phương Tây tại IAEA hôm 8/6 thông qua nghị quyết cáo buộc Iran thiếu hợp tác.
Theo Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi, 27 camera giám sát "đã bị gỡ bỏ" và đây là "động thái vô cùng nghiêm trọng". Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN của Mỹ, Tổng Giám đốc IAEA cho biết ông vừa trao đổi với người đồng nghiệp phía Iran rằng: "Chúng ta cần ngồi lại ngay lúc nay, chúng ta phải khắc phục tình huống này, chúng ta cần tiếp tục hợp tác với nhau... Cách duy nhất để Iran có thể lấy được niềm tin, sự thật dù tồi tệ đến đâu nhưng họ cần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân... là cho phép các thanh sát viên của IAEA tới Iran".
Ông Grossi cũng khẳng định nếu không có các camera giám sát thì IAEA sẽ không thể kết luận rằng liệu chương trình hạt nhân của Iran là "hòa bình" như Tehran nhiều lần tuyên bố, hay là họ đang phát triển một quả bom hạt nhân hay không. Nếu Iran ngắt kết nối các camera trong vài tháng, thì những việc mà nước Cộng hòa Hồi giáo làm trong thời gian đó sẽ là bí mật và có thể không có ích đối với bất kỳ thỏa thuận nào. Vì vậy, những hành động mới đây của Tehran đã khiến "con đường trở lại thỏa thuận trở nên cực kỳ khó khăn hơn".
IAEA: Đàm phán hạt nhân với Iran đang trong giai đoạn khó khăn Cuộc đàm phán giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với Iran liên quan các mẫu urani đã qua xử lý được tìm thấy tại các cơ sở hạt nhân không nằm trong danh sách được Tehran thông báo hiện đang ở thời điểm "rất khó khăn". Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael...