Mỹ hối thúc quân đội Ai Cập chuyển giao quyền lực
Ngày 18/6, Chính phủ Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những quyết định của Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) mà Washington cho là nhằm trì hoãn chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự tiếp sau cuộc bầu cử tổng thống ở Ai Cập.
Binh lính Ai Cập. (Nguồn: Internet)
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nhấn mạnh: “Mỹ đặc biệt quan ngại trước những quyết định dường như nhằm kéo dài quyền lực của quân đội ở Ai Cập.”
Theo người phát ngôn này, Ai Cập đang ở trong thời khắc quan trọng và Mỹ đang theo dõi chặt chẽ và đặc biệt quan ngại với những quyết định theo đó kéo dài sự cầm quyền của giới quân sự tại nước này.
Video đang HOT
Washington kêu gọi SCAF “khôi phục niềm tin của người dân và của cộng đồng quốc tế trong tiến trình chuyển tiếp dân chủ bằng việc tuân thủ những cam kết đưa ra trước đây về một quá trình soạn thảo hiến pháp toàn diện, thời điểm hoạt động của một quốc hội dân cử dân chủ, cũng như chuyển giao quyền lực lâu dài cho một chính phủ dân sự.”
Trong khi đó, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc George Little cũng tuyên bố Mỹ đã và sẽ tiếp tục hối thúc SCAF tôn trọng các quyền phổ cập của người dân Ai Cập.
Những bình luận trên của Mỹ được đưa ra khi cuộc bầu cử tổng thống ở Ai Cập vừa kết thúc mà phần thắng được cho là đã thuộc về ông Mohamed Morsy, ứng cử viên thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo, người đã đánh bại đối thủ Ahmed Shafiq – cựu thủ tướng dưới thời Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak.
SCAF, nắm quyền từ tháng 2/2011 sau khi ông Mubarak bị lật đổ, ngày 18/6 đã tái khẳng định cam kết chuyển giao quyền lực cho tổng thống vừa đắc cử trước ngày 30/6.
Hãng thông tấn nhà nước MENA của Ai Cập dẫn lời Thiếu tướng Mohamed El Assar, một thành viên SCAF, cho biết “quân đội sẽ chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử trong một buổi lễ lớn vào cuối tháng này để toàn thế giới được chứng kiến.” Tuy nhiên, ông En Asa không đề cập tên của tân tổng thống.
Luôn khẳng định sẽ chuyển giao quyền lực trước ngày 30/6, song ngày 17/6, SCAF lại ban hành sắc lệnh sửa đổi Tuyên bố Hiến pháp, theo đó trao cho SCAF nhiều quyền lực hơn, trong đó có cả quyền kiểm soát sửa đổi Hiến pháp, giám sát ngân sách hoặc tuyên bố chiến tranh. Đây là động thái khiến Mỹ cho rằng SCAF đang cố kéo dài quyền lực.
Trong một diễn biến khác liên quan, MENA đưa tin thẩm phán nổi tiếng Hossam al-Ghariani của Ai Cập ngày 18/6 đã được bầu làm chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm soạn thảo Hiến pháp mới.
Theo MENA, ông al-Ghariani đã được hội đồng lập hiến gồm 100 ủy viên nói trên bầu trong phiên họp đầu tiên. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Hội đồng lập hiến này có thể thực thi trọng trách của mình hay không sau khi SCAF ban hành văn kiện hiến pháp sửa đổi. Sau cuộc họp đầu tiên ngày 18/6, hội đồng này nhất trí sẽ họp lại vào ngày 23/6.
Về mặt chính thức, tiến trình soạn thảo hiến pháp không bị ảnh hưởng bởi việc giải tán quốc hội. Nhưng theo sắc lệnh Tuyên bố Hiến pháp thì SCAF có quyền lập một cơ quan soạn thảo hiến pháp mới nếu hội đồng lập hiến hiện nay “gặp trở ngại trong việc hoàn thành vai trò.”
Giáo sư chính trị học Gamal Abdel Gawad tại trường đại học Mỹ ở thủ đô Cairo cho rằng “quan đội sẽ cố tận dụng ngay cơ hội đầu tiên để loại bỏ hội đồng hiện nay, lập một hội đồng lập hiến mới.”
Theo giới phân tích, quân đội Ai Cập dường như đang tìm cách bảo đảm một vị thế đặc biệt trong hiến pháp mới nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế cũng như thanh thế vốn vẫn được duy trì kể từ cuộc cách mạng chống lại chế độ quân chủ năm 1952./.
Theo TTXVN
Phe đảo chính Mali thỏa thuận chuyển giao quyền lực
Đúng hai tuần sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Amadou Toumani Toure, ngày 7/4, phe đảo chính quân sự tại Mali đã ký thỏa thuận khôi phục trật tự hiến pháp và chuyển giao quyền lực cho Chủ tịch Quốc hội Dioncounda Traore, người đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Một nhóm phiến quân Hồi giáo gác tại thành phố Timbuktu. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo thông tin do cả hai phía cung cấp và được truyền hình Mali tường thuật lại, thỏa thuận được ký giữa người đứng đầu lực lượng đảo chính Amadou Sanogo và các nhà trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS).
Ngoài điều khoản chuyển giao quyền lực, văn kiện này còn đề cập tiến trình thành lập chính phủ thống nhất dân tộc, việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, ân xá cho những người tham gia đảo chính và tiến tới thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Traore sẽ nắm quyền điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ nhằm thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ tạm quyền của ông Traore cũng sẽ gánh trọng trách giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Bắc, nơi phiến quân Hồi giáo và lực lượng nổi dậy người Tuareg vừa tuyên bố độc lập sau khi chiếm giữ 3 thành phố quan trọng Timbuktu, Gao và Kidal.
Trong phản ứng đầu tiên sau sự kiện này, Ngoại trưởng Burkina Faso, ông Djibrill Bassole, cho biết Chủ tịch ECOWAS Alassane Ouattara sẽ dỡ bỏ ngay các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Mali từ hôm 2/4 ngay khi các nội dung trong thỏa thuận được thực hiện.
Cũng theo ông Bassole, mặc dù thỏa thuận đã được ký song giờ chưa phải là lúc Tổng thống Toure có thế xuất hiện. Ông Toure cần phải tiếp tục lánh mặt tại một địa điểm bí mật do lực lượng thân tín bảo vệ.
Thỏa thuận trên được ký kết ngay sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Azouad (MNLA) của phiến quân Tuareg tuyên bố thiết lập nền độc lập riêng tại những thành phố do lực lượng này chiếm đóng ở miền Bắc.
Trong tuyên bố đăng trên trang web MNLA và kênh truyền hình France 24 của Pháp, người phát ngôn Mossaa Ag Attaher của lực lượng này khẳng định MNLA sẽ đảm bảo an ninh cho vùng lãnh thổ phía Bắc, thiết lập các nền tảng thể chế cho một nhà nước dựa trên hiến pháp dân chủ và kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận nhà nước độc lập Azouad.
Tuy nhiên, tuyên bố độc lập đơn phương của MNLA đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Ngày 6/4, Hội đồng ECOWAS ra tuyên bố nêu rõ tổ chức này sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dũng vũ lực, để đảm bảo chủ quyền quốc gia của một nước thành viên. Tuyên bố cũng khẳng định ECOWAS sẽ không công nhận bất kỳ một nền hòa bình nào khác ngoài nhà nước Mali và các phe phái vũ trang ở miền Bắc Mali phải hiểu rõ điều này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Mỹ Mark Toner khẳng định Washington "coi tuyên bố độc lập của MNLA là vô giá trị và chỉ công nhận chủ quyền lãnh thổ của nhà nước Mali."
Theo ông Toner, việc thành lập nhà nước Azouad độc lập chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình Mali và ngăn cản quá trình khôi phục trật tự hiến pháp. Ông cũng kêu gọi các tay súng MNLA ngừng ngay các hoạt động quân sự và tham gia đàm phán với các nhà lãnh đạo dân chủ ở Mali nhằm tìm ra giải pháp phi bạo lực cho các cuộc bầu cử để tiến tới cùng tồn tại hòa bình.
IPU kêu gọi lực lượng phiến quân ở miền Bắc Mali rút lại tuyên bố độc lập, đồng thời yêu cầu phe đảo chính nỗ lực khôi phục hiến pháp năm 1992 và thực thi quyền lực nhân dân thông qua các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống trong thời gian tới.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), Anh và Pháp cũng lên tiếng bác bỏ hành động của thiết lập khu vực hòa bình riêng của MNLA. Anh còn tuyên bố đóng cửa tạm thời đại sứ quán tại Mali và cho rút các nhân viên ngoại giao về nước do lo ngại bất ổn an ninh.
Trong nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp thống nhất cho đất nước, thủ lĩnh nhóm đảo chính Sanogo đã kêu gọi lực lượng Tuareg ngồi vào bàn thương lượng với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an ninh cho đất nước.
Ông Sanogo cũng cho biết quân đội vẫn tiếp tục triển khai trên thực địa để ngăn chặn các vụ tấn công tiếp theo của các lực lượng chống đối Hồi giáo cực đoan, đồng thời nhấn mạnh cần có hỗ trợ quân sự từ bên ngoài để tránh nguy cơ bất ổn tại Mali lan rộng ra toàn khu vực./.
Theo TTXVN
Mali: Chính quyền quân sự sẽ khôi phục hiến pháp Ngày 1/4, người đứng đầu chính quyền quân sự ở Mali, Đại tá Amadou Sanogo đã cam kết thiết lập lại hiến pháp cũng như các thể chế nhà nước tại quốc gia này trước khi tiến hành chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự. Các binh sĩ chính quyền quân sự Mali. (Nguồn: Reuters)Phát biểu trước báo giới tại...