Mỹ, Hàn Quốc tập trận ứng phó hỗ trợ hậu cần
Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tập trận ở bờ tây Hàn Quốc từ ngày 29.6 nhằm nâng cao khả năng ứng phó về hậu cần khi xảy ra chiến tranh, theo hãng tin Yonhap.
Quân đội Mỹ – Hàn tập trận (ảnh minh họa) – Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận có 1.700 quân nhân hậu cần, trong số này có 800 người Hàn Quốc, diễn ra ở biển Anmyeon. Đây là cuộc diễn tập thứ 2 theo hình thức này giữa hai nước sau lần đầu hồi năm 2013, Yonhap trích nguồn tin từ Chỉ huy lực lượng phối họp Mỹ-Hàn (CFC) cho hay.
“Mục đích của diễn tập là huấn luyện cho quân nhân Mỹ và Hàn Quốc thực hiện nhiệm vụ ứng phó hậu cần trong khu vực chiến lược đối với Seoul”, theo thông cáo của CFC.
Video đang HOT
CFC cho biết cuộc diễn tập năm nay kéo dài đến ngày 9.7. Quân đội 2 nước chia sẻ khả năng vận chuyển hàng hóa từ ngoài biển vào bờ cũng như khả năng tương tác, kết nối liên lạc trong lĩnh vực hậu cần.
Mỹ, Hàn Quốc thường xuyên tập trận chung nhằm đối phó với cuộc chiến tranh có thể xảy ra từ phía Triều Tiên, do lo ngại việc leo thang hạt nhân của Bình Nhưỡng. Mỹ cũng điều động thêm tuần dương hạm đến Nhật để đề phòng cuộc chiến hạt nhân có thể xảy ra từ phía Triều Tiên.
Bình Nhưỡng phản đối cuộc tập trận giữa Seoul và Washington và cả việc điều động tuần dương hạm đến Nhật, gọi đó là những hành động khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh và đe dọa Triều Tiên.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Khí tài, lực lượng Nhật có thể đến Philippines
Bộ Quốc phòng Philippines đang quan tâm tới loại máy bay săn ngầm, trinh sát P-3C mà Nhật Bản triển khai tập trận chung với nước này ở Biển Đông.
Máy bay P-3C của Nhật trong cuộc tập trận chung với Philippines - Ảnh: Reuters
Tờ The Manila Times ngày 26.6 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, Peter Paul Galvez nói rõ: "Chúng tôi muốn sở hữu P-3C và đang tìm hiểu về tình trạng sử dụng của chúng. Nếu loại máy bay này dư thừa ở Nhật thì chúng tôi có thể mua một chiếc với giá rất thấp hoặc ở mức hợp lý".
Phát biểu trên được đưa ra sau khi chiếc P-3C của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật (MSDF) kết thúc cuộc tập trận chung với máy bay hải quân Philippines kéo dài 3 ngày ở Biển Đông. P-3C do Mỹ thiết kế và được đánh giá là một trong những máy bay trinh sát, săn ngầm lợi hại nhất thế giới. Tuy nhiên, do tuổi đời của loại máy bay này đã cao nên MSDF đang thay thế dần 80 chiếc P-3C bằng phi cơ sản xuất nội địa P-1. Ngoài P-3C, ông Galvez cho biết thêm Bộ Quốc phòng Philippines cũng muốn mua một số trực thăng Nhật.
Bên cạnh đó, Thư ký Văn phòng điều hành liên lạc Tổng thống Philippines, Herminio Coloma Jr. cho hay Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này đang thảo luận với phía Nhật về khả năng ký kết Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA), theo tờ The Standard. Nếu được ký, VFA sẽ mở đường cho Lực lượng phòng vệ Nhật sử dụng căn cứ quân sự ở Philippines trên cơ sở trú đóng luân phiên tương tự như Mỹ hiện nay.
Cùng ngày, giới chức Philippines loan báo Trung Quốc tăng tốc bồi đắp phi pháp tại ít nhất 2 bãi đá Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, theo AP. Tuần trước, Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sẽ sớm hoàn tất hành vi này tại một số bãi đá thuộc Trường Sa để chuyển sang xây dựng cơ sở nhằm đáp ứng "yêu cầu quân sự cần thiết" lẫn dân sự. Đồng thời, truyền thông Trung Quốc liên tục đăng tải hình ảnh cho thấy tàu chiến, máy bay quân sự nước này xuất hiện tại vùng biển gần Trường Sa, tiếp tục gây thêm lo ngại về mưu đồ quân sự hóa các khu vực Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tập trận chung Mỹ - Philippines trên vùng biển Sulu Từ ngày 22 - 26/6, quân đội Mỹ và Philippines tiến hành cuộc tập trận thường niên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển" (CARAT) tại vùng biển Sulu, phía Đông đảo Palawan. Theo thông báo, CARAT được tổ chức nhằm mục đích thể hiện sự ủng hộ của Mỹ và cả Nhật Bản - quốc gia cũng cử...