Mỹ gây sức ép sau khi Nga cho Snowden rời sân bay
Chính quyền Mỹ lại một lần nữa gây sức ép với Nga khi yêu cầu nước này phải đưa cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Edward Snowden ra đối mặt pháp lý.
Tự do cho Snowden vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh Nga-Mỹ.
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov nhắc lại yêu cầu trên sau khi Washington nhận được nhiều thông tin nói rằng giới chức Nga đã cho phép Snowden rời khu vực quá cảnh ở sân bay Mátxcơva và chính thức nhập cảnh nước Nga.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki mặc dù vẫn tin rằng Snowden chưa rời khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo, song không quên cảnh báo “bất cứ hành động nào cho phép nhân viên này rời sân bay sẽ cực kỳ gây thất vọng”.
Trước đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cũng cho biết Mỹ đang trông chờ lời giải thích rõ ràng từ phía giới chức Nga về quy chế của Snowden cũng như bất cứ sự thay đổi nào trong quy chế này.
Phản ứng trên của giới chức Mỹ diễn ra trong bối cảnh có tin Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) đã cấp giấy phép cho Snowden để cựu nhân viên CIA này rời khỏi khu vực quá cảnh ở sân bay Sheremetyevo sau hơn một tháng ẩn náu do lệnh truy nã của Mỹ.
Video đang HOT
Luật sư của Snowden cũng đã tới sân bay gặp thân chủ sau khi có tin trên. Tuy nhiên, sau đó chính luật sư Anatoly Kucherena lại nói rằng Snowden vẫn chưa thể rời khỏi nơi ẩn náu hiện nay vì một trục trặc nhỏ.
“Vấn đề vẫn chưa được giải quyết… Đây là một tình huống hy hữu đối với phía Nga và thân chủ của tôi thấu hiểu điều này”, ông nói sau cuộc gặp với Snowden ở khu E của sân bay Sheremetyevo.
Luật sư Anatoly Kucherena không cho biết khả năng khi nào Snowden sẽ nhận được toàn bộ những giấy tờ tị nạn cần thiết.
Trong khi đó, FMS khẳng định các giấy tờ liên quan đến việc cấp qui chế tị nạn tạm thời cho Snowden vẫn đang trong quá trình xem xét.
Theo Dantri
Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 6)
Các nghi can được đánh số để nạn nhân nhận diện.
Vụ án đã thu hút được sự quan tâm của Hiệp hội Dân quyền để giải quyết vấn đề pháp lý.
Ernest Miranda phải ngồi sau song sắt ít nhất 2 năm tại nhà tù an ninh bậc nhất gần Florence, Arizone mà không biết rằng vụ án của mình sau này sẽ có vai trò lịch sử trong việc thay đổi luật. Tất cả những gì anh biết là muốn ra khỏi nhà tù Florence mà nguyên nhân là hệ thống pháp lý Arizone đã sai. Như một gã ăn mày, Ernest gửi đơn xin xem xét lại vụ án của mình tới tòa án tối cao Hoa Kỳ vào tháng 6/1965.
Ở bên ngoài những bức tường của nhà tù bang Arizona, vụ án của Ernest Miranda đã thu hút được sự quan tâm của một tổ chức khá quan trọng: Hiệp hội Dân quyền Hoa Kỳ (The American Civil Liberties Union, viết tắt: ACLU). Hội này đang tìm kiếm quyền để đưa lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ phân loại trường hợp Escobedo. Chính Hiệp hội Dân quyền cũng đóng vai trò tích cực trong vụ Escobedo và trong nhiều phiên tòa phúc thẩm khác có dựa trên vụ án này. Nhưng cũng vì thế các phiên tòa liên bang gặp nhiều mâu thuẫn liên quan tới việc nên cho nghi can gặp luật sư vào lúc nào.
Viên giám đốc của hiệp hội liên hệ gặp luật sư Alvin Moore nếu ông này sẵn sàng đưa vụ án lên tới tòa án tối cao, dĩ nhiên là với sự trợ giúp của ACLU. Luật sư Moore, lúc này đang đau buồn vì thất bại trong việc bào chữa cho bị cáo mà ông biết là vô tội, nhưng ông lại không thể nhận lời vì sức khỏe giảm sút.
John J. Flynn, một luật sư có uy tín trong các vụ bào chữa án hình sự, thành viên của một trong những hãng luật lớn nhất Phoenix đã nhận lời thay Moore đảm nhận vụ này. Dù đã có sự trợ giúp của ACLU nhưng vì đây là vụ án quan trọng, lại lên tới tòa án tối cao nên John mời cả John P. Frank trợ giúp cho mình.
Cả hai cũng đều biết sự thật về bản lý lịch không mấy tốt đẹp của thân chủ. Ernest Miranda đã từng là một công dân có nhiều tiền án tiền sự với tội cưỡng hiếp và bắt cóc. Frank biết quan trọng việc Ernest có tội hay không nhưng thay vào đó là tập trung vào những vấn đề liên quan tới Hiến pháp mà tòa án tối cao sẽ phải giải quyết.
"Cho tới lúc nhận lời, tôi cũng chưa biết thực sự Miranda có tội cưỡng hiếp hay không. Nhưng cho dù anh ta làm gì đó, tôi không biết hành động đó có bị làm trầm trọng hơn không bởi quy trình điều tra và thẩm vấn." Frank sau này cho biết.
Khi Flynn và Frank ngồi cùng nhau để bàn bạc, họ không đồng ý với khía cạnh của Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà bình thường các luật sư hay dựa vào đó để lập luận. Vụ án của Enrnest hợp với bản Tu chính án thứ 5 (phần thêm vào một đạo luật/Hiến pháp) để tránh bị ép phải nhận tội, hoặc hợp với bản Tu chính án thứ 6 nói về quyền có luật sư hỗ trợ. Frank tranh luận về bản Tu chính án thứ 6 còn Flynn sẽ là công tố viên điều tra những thủ thuật mà cảnh sát sử dụng để có được bản nhận tội của Ernest vì ông tin rằng cảnh sát đã vi phạm Tu chính án thứ 5.
Tòa án tối cao Arizone đã coi vụ Escobedo như là lời chỉ dẫn cho tất cả các mục đích thực tế rằng việc bảo vệ Tu chính án thứ 6 không phù hợp cho những người không nhận thức được quyền của họ hoặc quá đe dọa tới mức họ không cần yêu cầu giúp đỡ của luật sư.
Câu hỏi mà tòa án cần quyết định là liệu một nghi can có cần biết quyền của anh ta được phép yêu cầu luật sư hay không? Hoặc liệu cảnh sát có phải thông báo quyền căn bản này hay không? Đó là vấn đề 2 luật sư quyết định sẽ phải làm rõ.
Qua mùa hè năm 1965, các tòa án tối cao liên tục nhận được những kháng cáo từ phía những người đã ngã xuống đầm lầy Escobedo. Rõ ràng điều cần phải làm là nhanh chóng giải quyết những vấn đề pháp lý đang phát sinh ngày càng lớn.
Tháng 11/1965, 1 cuộc thảo luận diễn ra căng thẳng trong cả ngày trời giữ 9 viên thẩm phán cấp cao. Quyết định phải được đưa ra để trả lời cho những vấn đề pháp lý mà vụ Escobedo đã đặt ra. 9 vị này đã chọn vụ án của Ernest Miranda để xem xét. 4 vụ án khác xảy ra tương tự với vụ án đó cũng được gộp lại để tranh luận trong ngày hôm đó.
Theo 24h
Australia tăng mức xét duyệt tị nạn lên 20.000 người Theo phong viên TTXVN tai Australia, ngày 23/8, Chính phủ Australia cho biêt sẽ nâng chi tiêu xet duyêt tị nạn hang năm lên 20.000 ngươi, tăng 40% va cung la mức tăng lơn nhât trong vong 30 năm qua. Thủ tướng Australia Julia Gillard. (Nguồn: AFP/TTXVN)Đây là một phần trong chính sách di trú mới của Australia nỗ lực chông nan buôn...