Mỹ gặp khó trong việc tăng cường sản xuất tên lửa Patriot tại Nhật Bản cho Ukraine
Mỹ đang đối mặt với khó khăn trong việc tăng cường sản xuất tên lửa Patriot tại Nhật Bản để cung cấp cho Ukraine, do thiếu linh kiện quan trọng từ hãng Boeing.
Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ khai hoả. Ảnh: AFP/TTXVN
Kế hoạch của Mỹ nhằm tăng cường sản xuất tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot cung cấp cho Ukraine tại các nhà máy của Nhật Bản đang gặp khó khăn do thiếu linh kiện quan trọng từ hãng Boeing.
Để mở rộng sản xuất tên lửa Patriot ở Nhật Bản, Mỹ cần cung cấp thêm đầu đạn dẫn đường do công ty Boeing sản xuất. Đây là yếu tố then chốt trong việc đẩy mạnh sản xuất.
Hai quan chức Chính phủ Nhật Bản và hai nguồn tin trong ngành cho biết, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) của Nhật Bản hiện sản xuất khoảng 30 tên lửa mỗi năm theo giấy phép từ nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin và có khả năng tăng sản lượng lên 60 tên lửa/năm.
Video đang HOT
Mỹ hy vọng sẽ tăng sản lượng tên lửa từ khoảng 500 tên lửa mỗi năm lên hơn 750 tên lửa/năm trên toàn cầu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một nguồn tin trong ngành xác nhận việc MHI tăng cường sản xuất có thể mất vài năm do tình trạng thiếu hụt linh kiện.
Năm ngoái, Boeing đã bắt đầu mở rộng công suất để tăng sản lượng thêm 30%, nhưng các dây chuyền sản xuất bổ sung sẽ không hoạt động cho đến năm 2027.
Theo hãng tin Reuters, ngay cả khi có đủ nguồn cung cấp đầu đạn dẫn đường, việc mở rộng sản xuất tên lửa Patriot hàng năm của Nhật Bản lên hơn 60 quả sẽ đòi hỏi MHI phải tăng công suất. Để làm được điều này, MHI hoặc Mỹ sẽ cần đầu tư xây dựng một nhà máy tên lửa mới, trị giá ít nhất hàng chục triệu USD, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản lưu ý.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ kỳ vọng rằng các hệ thống phòng không và tên lửa đã được công bố viện trợ cho nước này sẽ đến Kiev càng sớm càng tốt. Trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ cung cấp 5 hệ thống phòng không cho Ukraine, bao gồm cả hệ thống Patriot.
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
Nhật Bản sẽ hợp tác với Campuchia để hỗ trợ rà phá bom mìn tại Ukraine cũng như các quốc gia khác bị chiến tranh tàn phá.
Nhân sự của Trung tâm Hành động bom mìn Campuchia (CMAC) bên số bom mìn chưa phát nổ. Ảnh: CMAC
Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa đã tiết lộ thông tin trên trong chuyến thăm Phnom Penh ngày 6/7.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết: "Campuchia là đối tác quan trọng trong nỗ lực rà phá bom mìn toàn cầu của Nhật Bản. Tôi tin tưởng Campuchia sẽ đóng góp nhiều vào việc nâng cao nhận thức về tính vô nhân đạo của mìn sát thương, với tư cách một quốc gia đã phải hứng chịu chúng".
Bom mìn còn sót lại ở Campuchia sau xung đột đã khiến 20,000 người thiệt mạng kể từ năm 1979 và hàng chục nghìn người khác bị thương tật.
Campuchia được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về các biện pháp đối phó bom mìn. Quốc gia Đông Nam Á này đã hợp tác với Nhật Bản để rà phá bom mìn từ năm 1998.
Ngoại trưởng Kamikawa cho biết Nhật Bản sẽ cung cấp cho Ukraine một máy rà phá bom mìn lớn vào tuần tới và từ tháng 8 sẽ đào tạo nhân sự Ukraine về cách sử dụng thiết bị tại Campuchia.
Tổng giám đốc Trung tâm Hành động bom mìn Campuchia (CMAC) - ông Heng Ratana - nói với các phóng viên rằng CMAC và những người làm việc rà phá bom mìn địa phương "ủng hộ mạnh mẽ chiến lược hợp tác mới".
Ông Heng Ratana bổ sung: "Chúng tôi vui mừng được tham gia chia sẻ kinh nghiệm với các nước có vấn đề về bom mìn và tàn tích chiến tranh, theo chính sách của chính phủ Campuchia".
Chính phủ Campuchia đã cam kết đến năm 2025 xử lý hoàn toàn tất cả bom mìn chưa phát nổ tại nước này.
Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc cho biết việc chuyển giao hệ thống tên lửa Patriot của Israel cho Ukraine có thể phản tác dụng. Hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh RT (Nga), Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia đã cảnh báo rằng Israel phải sẵn sàng đối mặt...