Mỹ “dương oai diễu võ” khắp Biển Đông
Hôm 25/10, tàu sân bay thuộc lớp Nimitz của Mỹ – USS George Washington đã tiến vào Vịnh Manila. Dẫn đầu Nhóm Tàu Sân bay Tấn công số 5, chiếc tàu chiến khổng lồ USS George Washington đã dùng cả tuần để “dạo” khắp các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, ghé thăm một loạt nước có tranh chấp trong khu vực.
Nhóm tàu sân bay thiện chiến của Mỹ.
Người ta tin rằng, Washington đang tìm cách thông qua hành động phô trương sức mạnh hoành tráng trên để củng cố vị thế ngoại giao vốn đang bị lung lay ở Châu Á sau khi Tổng thống Barack Obama buộc phải từ bỏ không tham gia một loạt hội nghị thượng đỉnh quan trọng trong khu vực hồi đầu tháng 10.
Ông chủ Nhà Trắng đã phải hoãn chuyến công du đến Đông Nam Á để ở nhà giải quyết cuộc khủng hoảng khiến chính phủ Mỹ đóng cửa. Sự vắng mặt của ông này tại các hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở Châu Á được nhiều người xem là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sự suy yếu về quyền lực, sức mạnh kinh tế cũng như ngoại giao của Washington . Bắc Kinh đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ để thực hiện một chiến dịch “tấn công quyến rũ” vào Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã “song kiếm hợp bích” thực hiện hai chuyến công du khắp khu vực, gặp gỡ lãnh đạo một loạt nước và ban phát sự hào phóng về kinh tế dưới hình thức các thỏa thuận thương mại và đầu tư mới đầy béo bở.
Trong khi đó, sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã khiến các nước Châu Á hoài nghi về sự nghiêm túc của Mỹ trong việc thực hiện chính sách “chuyển hướng trọng tâm” vào Châu Á, trong đó có việc chuyển phần lớn lực lượng Mỹ đến triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong một chiến lược có tính toán nhằm bao vây Trung Quốc.
Sau sự kiện Nhà lãnh đạo Obama bỏ không tham gia các hội nghị ở Châu Á, nhiều nước đồng minh của Mỹ rơi vào tình trạng cảm thấy bất an, họ tự đặt câu hỏi, nếu xảy ra tình trạng có xung đột với Trung Quốc, liệu Mỹ có sẵn sàng can thiệp quân sự vào hay không và xa hơn là liệu Mỹ có đủ năng lực về tài chính để làm như vậy hay không.
Tăng cường hiện diện quân sự
Không thể “đọ” về sức mạnh ban phát nguồn lợi kinh tế như Bắc Kinh , Washington đang tăng cường sức mạnh về mặt chính trị và ngoại giao trong khu vực thông qua việc củng cố sự hiện diện quân sự ở đây. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự hiện diện rầm rộ của nhóm tàu sân bay tấn công USS George Washington ở Biển Đông.
Tàu sân bay “khủng” USS George Washington chỉ huy Nhóm Tàu Sân bay Tấn công số 5 bao gồm 2 tàu tuần dương hạm mang tên lửa, một tàu khu trục, một tàu hậu cần và một tàu ngầm tấn công chớp nhoáng. Đây là nhóm tàu tấn công lớn nhất của Lực lượng Hải quân Mỹ. Riêng trên tàu sân bay USS George Washington đã có 6.000 binh lính Mỹ.
Video đang HOT
Trước khi đến Philippines, hôm 23/10, tàu USS George Washington đã đến Malaysia – một trong 4 quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Trung Quốc. 16 quan chức cấp cao của chính phủ Malaysia đã lên thăm tàu sân bay Mỹ, trong đó có cả ông Shakib Ahmad Shakir, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia . Tùy viên quân sự Mỹ tại Malaysia đã hoan nghênh phái đoàn quan chức cấp cao Malaysia lên thăm quan chiếc tàu sân bay khổng lồ của họ khi nó đi qua Biển Đông và thực hiện hoạt động cất cánh máy bay chiến đấu từ con tàu này.
Nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ còn thực hiện một cuộc tập trận quân sự và hải quân chung với lực lượng Malaysia .
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein mới đây đã thông báo kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân của nước này ở Bintulu trên Biển Đông, cách bãi cạn James chỉ khoảng chưa đầy 100km. Bãi cạn James là nơi chứng kiến cuộc tập trận đổ bộ đầy táo bạo của Trung Quốc hồi đầu năm nay. Căn cứ hải quân mới sẽ là nơi đóng quân của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Malaysia và lực lượng này sẽ nhận sự đào tạo, huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm từ Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Washington đã đề nghị cấp cho Kuala Lumpur chiếc tàu tấn công đổ bộ USS Denver và đang tiếp tục mời gọi quốc gia Đông Nam Á mua những chiếc trực thăng tấn công AH-1Z Super Cobra.
Cùng ngày diễn ra chuyến thăm của siêu tàu sân bay đến Malaysia , tàu ngầm tấn công chớp nhoáng lớp Los Angeles – USS Santa Fe đã cập cảng một căn cứ hải quân của Singapore và phô diễn năng lực chiến đấu ven biển của con tàu này. Các quan chức hàng đầu của chính phủ Singapore cũng được mời bay đến thăm quan tàu sân bay USS George Washington.
Hôm 24/10, trong khi đang thực hiện hành trình giữa Biển Đông, từ Malaysia đến Philippines, Chuẩn Đô đốc Mark C. Montgomery, chỉ huy tàu USS George Washington đã tổ chức một cuộc họp báo với các tờ báo lớn, trong đó ông này tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bất chấp tình hình cắt giảm ngân sách. Ông này cho biết, Mỹ đang tăng số lượng tàu chiến, máy bay và binh lính đến Tây Thái Bình Dương và các tàu chiến đang trải khắp khu vực. Điều đó cho phép Mỹ có lực lượng mạnh hơn và có thể hoạt động linh hoạt hơn trong khu vực, ông Montgomery nói. Vị quan chức này nhấn mạnh, chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ đang thực sự được triển khai ở Châu Á và Mỹ có đủ nguồn tài chính để thực hiện chiến lược đó.
Tiếp tục hải trình xuyên khắp Biển Đông, ngày 25/10, tàu sân bay USS George Washington của Mỹ đã đi vào Vịnh Manila của Philippines . Con tàu này được cho là đã đón hàng trăm quan chức hàng đầu của chính phủ và quân đội Philippines cũng như giới lãnh đạo các doanh nghiệp.
Kiệt Linh – (theo GR)
Theo_VnMedia
Tàu chiến, máy bay Mỹ xuất hiện khắp Châu Á
Một chỉ huy hải quân cấp cao của Mỹ mới đây tiết lộ, nước này đã tăng đáng kể số lượng tàu chiến và máy bay được triển khai trên khắp khu vực Châu Á bất chấp việc Washington cắt giảm ngân sách. Nỗ lực này đã giúp củng cố thêm cho "chiến lược chuyển hướng trọng tâm" vào Châu Á của Mỹ.
Tàu sân bay Mỹ.
Chuẩn Đô đốc Mark C. Montgomery - chỉ huy nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ đóng tại Yokosuka, Nhật Bản, cho biết, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ra khắp Châu Á sẽ tạo ra tác động mang tính bình ổn cho khu vực vốn đang sôi sùng sục trong căng thẳng vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
"Chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ đã dẫn đến việc số lượng binh sĩ, tuần dương hạm, tàu khu trục hậu thuẫn cho nhóm tàu tấn công được triển khai ở Châu Á tăng lên cực nhiều", ông Montgomery cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn diễn ra hồi giữa tuần ngay trên tàu sân bay USS George Washington đang có mặt ở Biển Đông.
"Chúng ta đang chứng kiến sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng chiến đấu nổi ở Tây Thái Bình Dương... vì thế, những con tàu này đang được dàn ra khắp các vùng biển", Chuẩn Đô đốc Mỹ cho biết khi bên cạnh ông những chiếc máy bay chiến đấu liên tiếp cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington như một phần của cuộc tập trận.
"Việc triển khai thêm nhiều tàu chiến sẽ giúp chúng tôi tăng cường sự hiện diện ở đây. Điều đó cho phép chúng tôi có lực lượng mạnh hơn trong khu vực", ông Montgomery cho biết.
Vị quan chức hải quân Mỹ còn nhấn mạnh, dù Mỹ đang phải cắt giảm ngân sách quốc phòng và gần đây chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa 16 ngày vì một cuộc khủng hoảng ngân sách nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến chính sách ở Châu Á.
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa đã buộc Tổng thống Barack Obama phải vắng mặt tại hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Châu Á. Diễn biến này gây lo ngại cho các nước về cam kết của Mỹ đối với khu vực trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày một mạnh lên và cứng rắn hơn.
Tình hình đó "chẳng ảnh hưởng gì đến chúng tôi. Chính sách tái cân bằng chiến lược vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc. Chúng tôi có đủ nguồn quỹ cho các chiến dịch của mình... Trên thực tế là chính sách tái cân bằng lực lượng đã đi vào hoạt động và điều đó đã dẫn đến việc có thêm nhiều tàu chiến và máy bay của chúng tôi được triển khai khắp" Châu Á, Chuẩn Đô đốc Mỹ nói thêm.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta từng tuyên bố tại cuộc Đối thoại An ninh Shangri-La hồi năm 2012, Mỹ cam kết chuyển tới 60% lực lượng hải quân của họ đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.
Hồi đầu năm nay, Lầu Năm Góc cho biết, Không quân Mỹ sẽ đưa 60% máy bay và quân nhân của họ tới khu vực trong khi Lục quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ nối lại vai trò của hai lực lượng này ở Châu Á-Thái Bình Dương sau khi rút khỏi hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Trong tương lai, Lầu Năm Góc sẽ "ưu tiên triển khai" một vài trong những hệ thống vũ khí tối tân nhất của họ đến Thái Bình Dương, trong đó có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đỉnh cao F-22 Raptor, máy bay tiêm kích tàng hình F-35 và tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia.
Ông Montgomery cho biết, các tàu chiến và máy bay đến từ San Diego, California và Trân Châu Cảng ở Hawaii đang được triển khai tới Châu Á trong nhiệm vụ kéo dài tới 8 tháng. Đây là một phần trong nỗ lực tái cân bằng lực lượng trong khu vực. "Điều đó cho phép chúng tôi hoạt động linh hoạt hơn và hiện diện rộng khắp hơn".
Tàu chiến Mỹ tăng cường hoạt động ở Châu Á
Chuẩn Đô đốc Montgomery chỉ huy Nhóm Tàu Sân bay Tấn công 5 với con tàu dẫn đầu là tàu sân bay hạt nhân USS George Washington. Chiếc tàu chiến khủng này có mặt ở Biển Đông từ hồi giữa tuần.
Một nhóm tàu sân bay tấn công thường có uy lực cực mạnh bởi nó gồm một tàu sân bay hùng mạnh và được hậu thuẫn bởi ít nhất một tàu tuần dương hạm mang tên lửa, một tàu khu trục, một tàu hậu cần và một tàu ngầm tấn công chớp nhoáng.
Tàu USS George Washington chỉ huy nhóm tàu sân bay tấn công lớn nhất của Lực lượng Hải quân Mỹ và nó là nhóm tàu duy nhất đóng cố định bên ngoài nước Mỹ. Nhóm tàu này hoạt động ở 3 vùng biển chính gồm khu vực lãnh hải ngoài khơi bán đảo Triều Tiên - nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc; khu vực biển ngoài khơi Nhật Bản - nơi Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp nhau quyết liệt một quần đảo; và khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á đang tranh giành chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải.
Nhóm tàu sân bay của ông Montgomery đã tổ chức những cuộc tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản ở ngoài khơi bán đảo Triều Tiên trong tháng này. Các cuộc tập trận này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Bình Nhưỡng. Nước này tin rằng, đó là "sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng" và là một "cuộc tấn công vào các nỗ lực hòa bình".
Tuần này, nhóm tàu sân bay thiện chiến của Mỹ đang có mặt trên Biển Đông và tham gia vào các cuộc tập trận quân sự nhỏ hơn với Hải quân, Không quân Malaysia. Theo kế hoạch, cuối tháng này, nhóm tàu tấn công của Mỹ sẽ tập trận với đồng minh Singapore .
Theo lời ông Montgomery , sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực Châu Á là một nhân tố ổn định. "Sự hiện diện đó luôn đem lại ảnh hưởng bình ổn và trấn an".
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Siêu tên lửa Triều Tiên khiến các cường quốc choáng váng CHDCND Triều Tiên được tin là đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo đất đối hạm tầm ngắn mà không vũ khí nào trong kho vũ khí hiện tại của Hàn Quốc có thể ngăn chặn được. Ảnh minh hoạ Tên lửa mới nhất của Triều Tiên được cho là một phiên bản nâng cấp của một loại tên lửa đất...