Mỹ được Nhật ‘trợ lực’ trong cuộc thương chiến với Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Chúng ta và những người nông dân có ngô tồn dư ở nhiều nơi trên khắp đất nước vì Trung Quốc đã không làm những gì họ hứa sẽ làm.

Mỹ được Nhật trợ lực trong cuộc thương chiến với Trung Quốc - Hình 1

Ông Trump có cái bắt tay rất chặt với Thủ tướng Abe

Và Thủ tướng Shinzo Abe, thay mặt cho Nhật Bản, họ sẽ mua tất cả số ngô đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên bên lề Hội nghị G7Pháp.

Chủ nhật hôm qua, 25.8, Mỹ và Nhật Bản đã đồng ý về nguyên tắc đối với các yếu tố cốt lõi cho một thỏa thuận thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói rằng họ hy vọng sẽ ký kết tại New York vào tháng tới.

Thỏa thuận sẽ hạ nhiệt tranh chấp thương mại giữa hai đồng minh khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết thỏa thuận bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, thuế quan công nghiệp và thương mại kỹ thuật số. Nhưng trọng tâm khiến Mỹ hài lòng là việc Nhật giải cứu nông sản Mỹ.

Tổng thống Trump đặc biệt hồ hởi khi cho biết Nhật Bản đã đồng ý mua ngô của Mỹ vốn đang là gánh nặng cho nông dân do tranh chấp thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh. Ông Abe đã đề cập đến việc mua ngô khá dè dặt và cho biết chuyện này sẽ được xử lý bởi khu vực tư nhân chứ không phải khu vực công. Mặc dù vậy, Tổng thống Trump vẫn ghi nhận đó là tín hiệu tốt và giải thích khu vực tư nhân của Nhật khác với Mỹ khi có mối tương quan rất lớn với khu vực công.

“Một giao dịch rất lớn và chúng tôi đã đồng ý về nguyên tắc. Đó là hàng tỉ USD và hàng tỉ USD. Một hợp đồng rất lớn lao cho nông dân của chúng tôi”, ông Trump nói với các phóng viên trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Abe bên lề Hội nghị G7 ở Pháp.

Văn phòng Nhà trắng còn mô tả thêm tâm trạng của ông Trump với phát biểu: “Chúng ta và những người nông dân có ngô tồn dư ở nhiều nơi trên khắp đất nước vì Trung Quốc đã không làm những gì họ hứa sẽ làm. Và Thủ tướng Shinzo Abe, thay mặt cho Nhật Bản, họ sẽ mua tất cả số ngô đó”.

Trên twitter, ông Trump cũng viết: “Thỏa thuận thương mại lớn vừa đạt được với Thủ tướng Abe của Nhật Bản. Sẽ là tuyệt vời cho Nông dân, Nông dân của chúng ta và nhiều hơn nữa. Hợp đồng mua ngô thực sự lớn!”

Ông Trump rất muốn giúp đỡ những người nông dân Mỹ bị tổn thương bởi tranh chấp thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là ở thời điểm mà ông cần phải nỗ lực kiếm phiếu trong lần tái tranh cử vào năm 2020.

Do vậy, có thể coi việc Nhật đồng ý hứa mua ngô tồn của Mỹ lúc này giống như việc tiếp một chai nước mát cho ông Trump trên đường đua marathon để dẻo dai đọ sức với Trung Quốc. Ông sẽ giảm bớt được áp lực từ trong nước, đặc biệt từ nông dân do những thiệt hại khi tuyên bố thương chiến với Trung Quốc.

Đại diện thương mại Lighthizer lưu ý rằng Nhật Bản nhập khẩu khoảng 14 tỉ USD các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ và cho biết thỏa thuận sẽ mở ra thị trường cho thêm hơn khối lượng nông sản trị giá 7 tỉ USD. Ông Lighthizer cho biết các doanh nghiệp trong lĩnh vực thịt bò, thịt lợn, lúa mì, các sản phẩm từ sữa, rượu vang và ethanol sẽ hưởng lợi. Ông không đi sâu vào chi tiết về các khía cạnh công nghiệp và thương mại điện tử của thỏa thuận.

Video đang HOT

Nhà lãnh đạo nội các Nhật Bản cho biết vẫn còn nhiều công việc phía trước cho cả 2 bên, nhưng bày tỏ sự lạc quan rằng thỏa thuận sẽ hoàn tất vào tháng tới.

Anh Tú

Theo motthegioi

Thượng đỉnh G7: Bằng mặt chưa bằng lòng

Chiến tranh thương mại, cháy rừng Amazon và hạt nhân Iran trở thành 3 chủ đề trọng tâm trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Thượng đỉnh G7.

Chiến tranh thương mại & cái lý của ông Trump

Thương mại quốc tế là một trong các chủ đề quan trọng nhất được bàn thảo tại hội nghị Thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Biarritz. Tất nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang căng thẳng như hiện nay, chủ đề về cuộc chiến này chiếm vị trí trọng tâm.

Thượng đỉnh G7: Bằng mặt chưa bằng lòng - Hình 1

Các nhà lãnh đạo tại hội nghị G7 ở Biarritz. Ảnh: Reuters

Trong buổi làm việc chính thức đầu tiên vào sáng 25/8, các nhà lãnh đạo G7 đã thể hiện quan điểm về cuộc chiến thương mại này. Hầu như tất cả nước G7, trừ Mỹ, đều bày tỏ lo ngại rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động xấu đến kinh tế thế giới, thậm chí có thể đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái. Thực tế thì điều này đã và đang diễn ra. Ví dụ điển hình nhất là Đức, nền kinh tế số 1 châu Âu, đã tăng trưởng âm trong quý II năm 2019, với sản lượng sản xuất công nghiệp suy giảm mạnh và đang đứng trước nguy cơ chính thức suy thoái ngay trong tháng 9/2019. Các nền kinh tế khác trong G7 cũng hứng chịu hậu quả của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ở các cấp độ khác nhau.

Tuy nhiên, vì G7 chỉ là một tập hợp không chính thức của các quốc gia phát triển, sẽ không có bất cứ văn bản nào mang tính ràng buộc pháp lý được đưa ra. Thượng đỉnh G7 chỉ là nơi các nước phát triển thể hiện quan điểm, đối thoại và tìm kiếm sự đồng thuận trong các đường hướng phát triển lớn. Do đó, trong khi các nước châu Âu cùng Canada và Nhật thể hiện sự lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại dùng G7 làm diễn đàn để tìm kiếm đồng minh.

Theo như những gì ông Donald Trump thể hiện trên mạng xã hội thì ông đã có những bàn thảo rất hiệu quả với Thủ tướng Anh Boris Johnson về một Hiệp định thương mại "lớn chưa từng có" giữa Mỹ và Anh thời hậu Brexit, và rằng ông Johnson ủng hộ Mỹ cứng rắn với Trung Quốc.

Trong cuộc gặp ông Johnson, ông Trump thậm chí nói rằng "tiếc là đã không sớm đánh thuế cao hơn với Trung Quốc". Ngoài ra, ông Donald Trump cũng đã có các cuộc gặp bên lề với Thủ tướng Canada, Justin Trudeau hay Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe và trong cả hai cuộc gặp này, ông Trump đều hứa hẹn thúc đẩy thương mại mạnh hơn giữa Mỹ với Canada và Nhật Bản.

Nói cách khác, cho đến thời điểm này G7 không có sự đồng thuận trong việc nhìn nhận cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ra sao, vì một bên là đa số các nước, nhất là các nước châu Âu, lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến này, và bên kia là Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chứng minh quyết định leo thang thương mại của mình với Trung Quốc là đúng đắn. Hai bên đều dùng G7 để truyền thông cho quan điểm của mình.

Trên thực tế, ngoài cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, thương mại thế giới cũng còn nhiều vấn đề quan trọng khác cần bàn, đó là việc cải tổ Tổ chức thương mại thế giới và bất đồng giữa các nước châu Âu về việc Pháp đe doạ ngăn chặn Hiệp định thương mại EU-Mercosur.

Các chủ đề này đều đã được các bên đề cập nhưng cũng chỉ mới dừng ở mức ghi nhận quan điểm của nhau chứ chưa ra được kết luận chung đáng chú ý nào.

Cháy rừng Amazon & các tính toán của Pháp

Vụ cháy rừng tại Amazon đã trở thành chủ đề nóng ngay từ trước khi Thượng đỉnh G7 khai mạc và Tổng thống nước chủ nhà, ông Emmanuel Macron đã đưa vấn đề này ra bàn với các lãnh đạo G7 ngay trong những cuộc gặp đầu tiên.

Có nhiều nguyên nhân lý giải vì sao vụ cháy rừng Amazon bỗng trở thành một vấn đề lớn đến thế, dù nó đã diễn ra từ nhiều tuần nay.

Thứ nhất, vụ cháy rừng Amazon thực sự là một thảm hoạ môi trường nghiêm trọng không chỉ với các quốc gia Amazon mà với toàn cầu bởi đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, được xem là lá phổi của hành tinh khi cung cấp 20% lượng khí ô-xi cũng như là ngôi nhà của 10% hệ động thực vật.

Vì thế, việc rừng Amazon bị huỷ hoại trên diện rộng tạo nên các hậu quả nặng nề về môi trường và kinh tế. Hiện nay, vụ cháy đã lan ra trên một diện tích rất rộng và vượt quá khả năng khống chế của bất cứ quốc gia Nam Mỹ nào. Bản thân các nước Brazil hay Colombia sau một thời gian chần chừ đã phải kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Vì thế, việc G7 nắm bắt chủ đề này là điều cần thiết.

Tuy nhiên, vụ cháy rừng Amazon sẽ không thể trở thành nóng bỏng hàng đầu nếu như không có các ý định của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Đối với ông Macron, đây là cơ hội tuyệt vời để thể hiện vai trò của nước Pháp cũng như của cá nhân ông như là nhà lãnh đạo tiên phong trong cuộc chiến bảo vệ môi trường toàn cầu. Đây là mục tiêu mà ông Macron đã theo đuổi trong suốt 2 năm qua, thể hiện qua việc Pháp từng đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh khí hậu "Một hành tinh" vào cuối năm 2017 hay việc Pháp luôn tích cực vận động cho Thoả thuận Paris 2015 về khí hậu.

Ý định của ông Macron rất rõ ràng, đó là trở thành người nắm giữ lá cờ đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh nước Mỹ của ông Donald Trump đã đơn phương rút khỏi Thoả thuận Paris 2015 cũng như thực thi các chính sách không thân thiện về môi trường.

Đó là lí do mà một số quan chức trong đoàn Mỹ đã lên tiếng chỉ trích trên báo chí Mỹ, rằng Tổng thống Pháp Macron cố tình chọn các chủ đề chính thức mà theo Mỹ là "không xứng tầm" như chống biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, hợp tác với châu Phi... để khiến Mỹ khó xử, thay vì bàn về các chủ đề quan trọng hơn như kinh tế toàn cầu hay an ninh quốc tế.

Ngoài ra, sự tích cực của ông Macron trong vụ cháy rừng Amazon xuất phát một phần nữa từ các tính toán chính trị riêng, đó là thu hút sự ủng hộ của số lượng ngày càng đông đảo các cử tri ủng hộ môi trường.

Các phong trào bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu đang lên rất mạnh tại châu Âu và cuộc bầu cử châu Âu cuối tháng 5/2019 đã cho thấy, các đảng Xanh đang thăng tiến vũ bão. Riêng tại Pháp, đảng Xanh đã là lực lượng chính trị lớn nhất của giới trẻ.

Vì thế, ông Macron muốn thông qua việc giải quyết một cuộc khủng hoảng lớn như cháy rừng Amazon để vừa nâng cao hình ảnh như một thủ lĩnh quốc tế về bảo vệ môi trường, vừa lôi kéo được lượng cử tri lớn trong nước, chuẩn bị cho cuộc bầu cử địa phương tại Pháp trong năm 2020 và xa hơn là cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022.

Bên lề quan trọng hơn chính thức

Tại các hội nghị Thượng đỉnh G7, các cuộc gặp song phương bên lề giữa lãnh đạo các nước G7 và các tổ chức quốc tế luôn mang lại nhiều thông tin quan trọng hơn.

Tại G7 năm nay ở Biarritz, điều này càng chính xác hơn vì thực tế khách quan là các phiên thảo luận chính của Thượng đỉnh G7 năm nay đều là các chủ đề không thực sự thu hút, như bình đẳng giới, chống biến đổi khí hậu, hợp tác với châu Phi, an ninh ở khu vực Sahel, hay chuyển đổi số... trong khi các chủ đề nóng của thế giới hiện nay là chiến tranh thương mại, khủng hoảng Iran, Brexit hay thậm chí là nguy cơ Mỹ gây chiến thương mại với châu Âu.

Dư luận, vì thế, để ý nhiều hơn đến các cuộc gặp song phương, như giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Thủ tướng Anh Boris Johnson, với Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe hay cuộc gặp giữa ông Boris Johnson với các nguyên thủ Pháp, Đức, Italia và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk.

Trong các cuộc gặp song phương này, nhiều thông tin rất đáng chú ý đã được đưa ra, như việc Mỹ-Anh hứa hẹn tiến nhanh đến một Hiệp định thương mại lớn chưa từng có. Liên quan đến Brexit, tại Biarritz, Thủ tướng Anh Boris Johnson được cho là có trao đổi với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk rằng nếu nước Anh rời EU vào ngày 31/10/2019 tới mà không có thoả thuận Brexit, sẽ không có chuyện Anh chi trả khoảng 40 tỷ euro nghĩa vụ tài chính cho EU, mà con số này sẽ ít hơn 10 tỷ euro.

Đặc biệt, một cuộc diễn biến bên lề khác, dù không phải ở cấp cao nhất, nhưng thu hút sự chú ý lớn là việc trong chiều ngày 25/8, Ngoại trưởng Iran, Zavad Zarif bất ngờ có mặt tại Biarritz và hội đàm với Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Đây được xem là nước cờ bất ngờ của nước chủ nhà Pháp bởi Ngoại trưởng Iran xuất hiện đúng lúc những thảo luận của G7 về Iran nóng bỏng nhất. Mặc dù ông Zarif đã nhanh chóng rời khỏi Biarritz trong tối 25/8 và không có tiếp xúc nào với phía Mỹ, nhưng việc ông Zarif có mặt ở Biarritz đã nói lên khá nhiều điều.

Giới ngoại giao Pháp phát đi thông tin cho biết, phía Pháp đã báo cho Mỹ biết đầy đủ về sự kiện bất ngờ này ngay từ đầu và Mỹ chấp nhận để các quan chức Pháp hội đàm với Ngoại trưởng Iran ngay tại G7, coi như là cách để truyền thông điệp từ G7 đến Iran. Đây có thể coi là một thắng lợi về ngoại giao và truyền thông của cá nhân Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron dù rõ ràng nó đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế tương đối miễn cưỡng.

Cuối cùng, một cuộc gặp bên lề khác cũng có thể mang đến quyết định quan trọng: cuộc gặp giữa Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Bruno Le Maire với hai quan chức Mỹ là Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong tối 25/8 để bàn về việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ lớn vốn đang gây mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp.

Hai bên sẽ phải tìm ra giải pháp để đề xuất với các nguyên thủ G7 trong ngày hôm nay, nếu không muốn đẩy Mỹ và Pháp cũng như EU vào một cuộc chiến thuế quan mới./.

Theo Quang Dũng/VOV-Paris

Từ Biarritz

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada chuẩn bị ứng phó làn sóng di cư sau tuyên bố trục xuất của ông Trump
11:00:23 11/11/2024
Ông Trump nêu tên hai nhân vật sẽ không được mời vào chính quyền mới
19:45:11 11/11/2024
Ông Biden mời ông Trump tới Nhà Trắng, sẵn sàng chuyển giao quyền lực
10:34:30 11/11/2024
Bitcoin phá đỉnh lịch sử 80.000 USD, liên tục tăng sau khi ông Trump đắc cử
20:34:27 11/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024
Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
20:12:26 11/11/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss International 2024: Hoa hậu Thanh Thủy của Việt Nam "mạnh" thế nào mà được dự đoán đăng quang?
13:58:24 12/11/2024
Vợ khó sinh chồng nức nở van xin bác sĩ cứu lấy mẹ, nhưng chuyện anh làm sau đó khiến chị vợ chỉ muốn ly hôn
10:48:33 12/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên photoshop quá đà, móp méo cả đồ vật
13:54:00 12/11/2024
Vì nhân tình chồng đuổi vợ bầu ra khỏi nhà lúc nửa đêm, cô vợ khiến anh chồng ngã ngửa sau 6 năm gặp lại
10:13:41 12/11/2024
Tôi giật bắn người khi nhận được tin nhắn của người lạ với nội dung: 'Vợ anh ngoại tình với sếp, ở bên cạnh vợ mà có mắt như mù'
10:34:02 12/11/2024
Cô dâu sốc nặng khi đám cưới 'vắng như chùa Bà Đanh'
13:21:55 12/11/2024
Vợ vác bụng bầu chạy trốn trong đêm vì hành động thô bạo này của người chồng
09:57:00 12/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây gặp sự cố mất túi xách giá 80 triệu, xử lý thế nào?
11:20:57 12/11/2024

Tin mới nhất

Các nhà lãnh đạo Arập - Hồi giáo khẳng định ủng hộ sự nghiệp của người Palestine

15:28:42 12/11/2024
Các nhà lãnh đạo Arập và Hồi giáo cũng tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với chủ quyền đầy đủ của Nhà nước Palestine đối với Đông Jerusalem bị chiếm đóng.

Thị trường tiền ảo mong đợi gì trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump?

15:26:46 12/11/2024
Với việc ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, dưới đây là những mong đợi về sự khởi đầu của một "kỷ nguyên vàng son" của thị trường tiền kỹ thuật số.

Cuba ưu tiên khôi phục dịch vụ thiết yếu sau thiên tai

15:24:13 12/11/2024
Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Granma, Yudelkis Ortiz Barceló, đề nghị người dân ở những khu vực gần tâm chấn của trận động đất ưu tiên bảo vệ an toàn và tính mạng, bình tĩnh, tuân thủ các biện pháp khuyến cáo trong trường hợp xảy ra thiên tai...

Boeing đạt được thỏa thuận tránh vụ kiện tai nạn máy bay tại Ethiopia

15:22:07 12/11/2024
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/11 tại Chicago, bang Illinois, tuy nhiên sẽ chỉ xem xét về thiệt hại và không đưa ra bằng chứng liên quan đến trách nhiệm pháp lý của Boeing.

Anh, Pháp kiên định ủng hộ Ukraine

15:20:32 12/11/2024
Tuyên bố từ Điện Élysée khẳng định quyết tâm của hai nước trong việc hỗ trợ Ukraine lâu dài và nhất quán. Bên cạnh đó, Tổng thống Macron nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước châu Âu chủ động trong những vấn đề an ninh và quốc phòn...

Ai Cập ra mắt ứng dụng trực tuyến tái tạo hình ảnh cổ vật bị hư hại

15:19:01 12/11/2024
Cũng theo quan chức trên, du khách có thể quan sát những hình ảnh thực tế ảo của các bức tượng và hiện vật bị hư hại ở dạng đầy đủ, bằng cách quét mã vạch được gắn dưới mỗi bức tượng.

Tổng thống đắc cử Trump dự kiến chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng

15:16:48 12/11/2024
Trong danh sách ứng viên ngoại trưởng của ông Trump, ông Rubio được đánh giá là người có quan điểm cứng rắn nhất về chính sách đối ngoại, đặc biệt là với các đối thủ địa chính trị của Mỹ.

Belarus trở thành quốc gia đối tác của BRICS

15:14:43 12/11/2024
Với tư cách là quốc gia đối tác, Belarus sẽ tham gia thường xuyên vào các phiên họp đặc biệt của các hội nghị thượng đỉnh và các hội nghị cấp ngoại trưởng của BRICS.

Quốc gia BRICS kết nối mạng lưới liên ngân hàng với Iran

15:12:49 12/11/2024
Theo thông báo của CBI, tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Iran đều phải kết nối với Shetab. Biện pháp này đã nằm trong chương trình triển khai của CBI kể từ năm 2017, nhưng đã nhiều lần bị hoãn lại vì những lý do kỹ thuật.

Israel đã đạt đến điểm giới hạn ở Liban?

15:08:30 12/11/2024
Dự báo rằng Hezbollah sẽ bị tan rã, Israel đã phát động một chiến dịch trên bộ trên lãnh thổ Liban vào ngày 1/10. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra như mong đợi.

Thuế quan tiềm năng của ông Trump đe dọa hàng tỷ USD xuất khẩu của Anh

15:06:39 12/11/2024
Bà khẳng định rằng Anh vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Mỹ và sẽ tiếp tục ủng hộ thương mại tự do. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng London sẽ không ngồi yên nếu Washington áp đặt thuế quan.

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel tuyên bố có tiển triển trong đàm phán ngừng bắn ở Liban

15:05:03 12/11/2024
Trước đó cùng ngày, truyền thông Israel đưa tin rằng Israel và Liban đã trao đổi dự thảo thông qua đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein, báo hiệu sự tiến triển trong nỗ lực đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

Mariah Carey hát 1 bài Noel "ăn" cả đời, kiếm được nhiều tiền cỡ nào?

Sao âu mỹ

15:55:12 12/11/2024
Đến hẹn lại lên, hai tháng cuối năm là khoảng thời gian Mariah Carey thống trị thị trường âm nhạc toàn cầu với ca khúc Giáng sinh kinh điển mang tên All I Want for Christmas Is You.

Đang học, vở bài tập tự nhiên biến mất, cậu bé vội vàng giục bố báo cảnh sát, kiểm tra camera thì phát hiện "thủ phạm" không ngờ

Netizen

15:25:00 12/11/2024
Cậu chuyện dở khóc dở cười của một cặp cha con tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) mới đây đang nhận được sự quan tâm của netizen đất nước tỷ dân .

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1800 ngày không ai mời đóng phim, xấu tính đến mức ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:19:38 12/11/2024
Từng là ngôi sao hàng đầu giới giải trí, người đẹp này bị khán giả và cả các nhà sản xuất quay lưng vì tính nết đỏng đảnh, tùy hứng.

Phim Hàn siêu hay top 1 rating cả nước mà khán giả Việt ít quan tâm: Nữ chính xé truyện bước ra còn diễn đỉnh

Phim châu á

15:14:22 12/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim cực hay là Jeong Nyeon . Tác phẩm này đang dẫn đầu trên đường đua rating tại xứ Kim Chi trong số các phim chiếu cùng khung giờ.

The Vocalist - cột mốc mới trong sự nghiệp đầy thăng hoa của Uyên Linh, nhưng liệu có đủ chạm đến danh xưng Diva thế hệ mới nhạc Việt?

Nhạc việt

15:08:59 12/11/2024
Ca sĩ Uyên Linh đang ở thời điểm thăng hoa nhất trong sự nghiệp và The Vocalist chính là đêm diễn khẳng định điều đó.

Câu trả lời cho việc Lisa bị tẩy chay tại Đông Nam Á

Nhạc quốc tế

15:05:15 12/11/2024
Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức fanmeeting vô cùng thành công với show diễn đầu tiên mở màn cho chuỗi tour fan meetup châu Á tại Singapore.

Colombia ban bố tình trạng thảm họa trên toàn quốc do lũ lụt

15:02:24 12/11/2024
Mặc dù chưa ghi nhận thương vong, nhưng nước sông dâng cao đã khiến hàng nghìn gia đình mất trắng tài sản và đe dọa an ninh lương thực do tàn phá mùa màng.

"Khúc giao tranh" mới nhất của 2 Diva bị nhận xét: Ồn như cái chợ!

Tv show

15:00:38 12/11/2024
Mới đây, liveshow 3 của chương trình Our Song Vietnam - Bài Hát Của Chúng Ta đã chính thức lên sóng, đem tới một bữa tiệc âm nhạc đầy mãn nhãn và hoành tráng tới khán giả.

Bài tập giúp làm chậm lão hóa cơ

Làm đẹp

14:30:54 12/11/2024
Khi già đi, tình trạng lão hóa cơ, teo cơ khiến khối lượng cơ và sức mạnh của cơ thể suy giảm, dẫn đến giảm khả năng vận động và chức năng. Tuy nhiên, với thói quen tập luyện phù hợp, có thể chống lại sự suy giảm này, tăng cường sức khỏ...

Hoa sữa về trong gió - Tập 49: Thuận và Linh làm lành

Phim việt

14:11:26 12/11/2024
Sau tất cả mọi chuyện, ở Hoa sữa về trong gió tập 49, Thuận đã chủ động nói lời xin lỗi chị dâu vì những lời nói không hay với Linh.

Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển

Tin nổi bật

13:20:09 12/11/2024
Những ngày qua, ảnh hưởng của bão số 7 khiến biển động, sóng lớn, bãi tắm Sao Biển đã treo bảng cấm tắm, thường xuyên nhắc nhở người dân, du khách không được tắm biển.