Mỹ dự kiến cho phép mũi tăng cường vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi trong tuần tới
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đang có kế hoạch mở rộng mũi tiêm tăng cường vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi (đủ điều kiện) trong tuần tới.
1. Xem xét mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường cho trẻ em
FDA cũng dự kiến sẽ giảm khoảng thời gian mà thanh thiếu niên và người lớn phải đợi giữa liều vaccine thứ hai và liều nhắc lại xuống còn 5 tháng (so với 6 tháng hiện tại).
Một mũi tiêm nhắc lại cũng sẽ được thực hiện cho nhóm trẻ nhỏ hơn, từ 5 đến 11 tuổi, ở những trẻ bị thiếu hụt miễn dịch dễ bị thổn thương với COVID-19.
Mỹ xem xét mũi tiêm tăng cường cho trẻ em.
Ủy ban cố vấn vaccine của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đang lên kế hoạch nhóm họp vào giữa tuần tới để bỏ phiếu xem có nên đề xuất những thay đổi hay không. Nếu ủy ban đồng ý với sự cho phép của FDA, dự kiến sẽ nhanh chóng xác nhận các sửa đổi này. Tiến sĩ Rochelle P. Walensky, giám đốc CDC cho biết.
Động thái mở rộng mũi tiêm tăng cường cho trẻ em diễn ra khi biến thể Omicron rất dễ lây lan và đang lây nhiễm COVID-19 cho một số lượng kỷ lục người Mỹ, gây thêm áp lực lên các bệnh viện đang chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm biến thể Delta.
Mũi tăng cường vaccine Pfizer hiện được sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên. Hai loại vaccine COVID-19 khác của Moderna và Johnson & Johnson, được phép sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên.
Video đang HOT
Theo CDC, hơn 70% người dân ở Hoa Kỳ từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ, ít nhất 1,8 triệu thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này. Trẻ em có thể chống chọi tốt hơn với nhiễm coronavirus, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi vẫn có thể bị ốm nặng và thậm chí tử vong.
2. Lợi ích của tiêm chủng vẫn lớn hơn nhiều so với nguy cơ mà COVID-19 gây ra
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã công bố hai nghiên cứu vào thứ Năm tuần trước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em.
Một nghiên cứu thấy rằng, các vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em từ 5 đến 11 được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech là cực kỳ hiếm. Nhóm còn lại, đã xem xét hàng trăm ca nhập viện ở sáu thành phố vào mùa hè năm ngoái, phát hiện ra rằng gần như tất cả trẻ em bị bệnh nặng đều chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Lợi ích của vaccine COVID-19 vẫn lớn hơn nguy cơ mà COVID-19 gây ra.
Hơn 8 triệu liều vaccine Pfizer đã được tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi ở Hoa Kỳ cho đến nay. Nhưng những lo ngại về những điều chưa biết của một loại vaccine mới đã khiến một số bậc cha mẹ do dự trong việc tiêm chủng cho con mình.
Đến ngày 19/12, tức là khoảng sáu tuần sau chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi, CDC nói rằng họ đã nhận được rất ít báo cáo về các vấn đề nghiêm trọng. Cơ quan này đã đánh giá các báo cáo nhận được từ các bác sĩ và cộng đồng cũng như các câu trả lời khảo sát từ cha mẹ hoặc người giám hộ của khoảng 43.000 trẻ em trong độ tuổi đó.
Nhiều trẻ em được khảo sát cho biết bị đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi hoặc nhức đầu, đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ hai. Khoảng 13% những người được khảo sát cho biết họ bị sốt sau khi tiêm mũi thứ hai.
Nhưng các báo cáo về viêm cơ tim, một chứng có liên quan đến vaccine COVID-19 vẫn rất hiếm gặp. CDC cho biết có 11 báo cáo đã được xác minh đến từ các bác sĩ, nhà sản xuất vaccine hoặc từ cộngđồng. Trong số đó, có 7 em đã bình phục và 4 em đang hồi phục vào thời điểm báo cáo. CDC cho biết.
CDC cho biết tỷ lệ báo cáo về bệnh viêm cơ tim liên quan đến vaccine cao nhất ở trẻ em trai và nam giới từ 12 đến 29 tuổi.
F0 leo thang gần 2.000 ca/ngày, Hà Nội gấp rút tiêm mũi 3 cho người dân
CDC đã trình bày chi tiết hai báo cáo về các trường hợp tử vong, ở các bé gái 5 tuổi và 6 tuổi, những trẻ này đã mắc các bệnh mãn tính và ở trong tình trạng “ sức khỏe yếu” trước khi tiêm. Khi xem xét ban đầu, không có dữ liệu nào được tìm thấy cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa tử vong và tiêm chủng.
Báo cáo riêng của CDC về các ca nhập viện ở trẻ em đã cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho tất cả trẻ em đủ điều kiện. Hơn 700 trẻ em dưới 18 tuổi nhập viện với COVID-19 vào mùa hè năm ngoái, chỉ có 0,4% trẻ em đủ điều kiện tiêm phòng đã được tiêm chủng đầy đủ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 2/3 số trẻ em nhập viện mắc bệnh đi kèm, thường là béo phì và khoảng 1/3 trẻ em từ 5 tuổi trở lên bị bệnh do nhiễm virus nhiều hơn. Nhìn chung, gần 1/3 số trẻ em phải chăm sóc đặc biệt, và gần 15% cần thở oxy…
Theo đó, trẻ em không được tiêm chủng nhập viện do COVID-19 có thể bị bệnh nặng và củng cố tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho tất cả trẻ em đủ điều kiện để cung cấp sự bảo vệ cá nhân và bảo vệ những người chưa đủ điều kiện để được tiêm chủng – các tác giả của nghiên lưu ý.
WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
WHO đánh giá châu Âu lại trở thành tâm điểm bùng phát Covid-19 khi ca nhiễm tăng ở mọi lứa tuổi và tốc độ lây "cực kỳ đáng lo ngại".
"Một lần nữa, chúng ta lại trở thành tâm điểm đại dịch", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge nói tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm nay.
Khu vực châu Âu của WHO, gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện ghi nhận hơn 78 triệu ca Covid-19, cao hơn tổng ca nhiễm tại Đông Nam Á, khu vực Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương và châu Phi cộng lại.
Trong tuần trước, châu Âu và Trung Á báo cáo gần 1,8 triệu ca nhiễm mới, chiếm 59% ca toàn cầu. Số ca tử vong trong khu vực tuần trước là 24.000, chiếm 48% ca tử vong toàn cầu.
Kluge lưu ý "tốc độ lây nhiễm hiện nay ở 53 quốc gia cực kỳ đáng lo ngại" với ca nhiễm hàng ngày gần mức kỷ lục do biến chủng Delta. "Nếu theo quỹ đạo này, chúng ta có thể chứng kiến thêm nửa triệu người chết do Covid-19 ở châu Âu và Trung Á từ nay đến ngày 1/2/2022", ông cảnh báo.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một bệnh viện ở Moskva, Nga tháng trước. Ảnh: Reuters.
"Ca nhiễm gia tăng ở tất cả nhóm tuổi", ông cho hay. "Ngày nay, mọi quốc gia ở châu Âu và Trung Á đang phải đối mặt với mối đe dọa thực sự về sự trỗi dậy trở lại của Covid-19 hoặc đang phải chiến đấu với sự trỗi dậy đó".
Kluge cho rằng ca Covid-19 tăng vọt và tỷ lệ nhập viện ở châu Âu cao hơn các khu vực khác do không đủ độ phủ tiêm chủng và "nới lỏng các biện pháp xã hội, y tế công cộng".
Theo quan chức WHO, các biện pháp như xét nghiệm, truy vết, duy trì khoảng cách và sử dụng khẩu trang vẫn là một phần của "kho vũ khí" chống Covid-19. "Chúng ta phải thay đổi chiến thuật, từ phản ứng với sự gia tăng ca Covid-19 sang ngăn chặn bùng phát ngay từ đầu", ông nhấn mạnh.
Ca Covid-19 hàng ngày ở châu Âu đã tăng gần 6 tuần liên tiếp, trong khi ca tử vong tăng hơn 7 tuần liên tiếp, với khoảng 250.000 ca nhiễm và 3.600 ca tử vong mỗi ngày. Trong 7 ngày qua, Nga ghi nhận số người chết cao nhất với 8.162 người chết, tiếp theo là Ukraine với 3.819 và Romania với 3.100.
Latvia ban bố tình trạng khẩn cấp Latvia đã ban bố tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 8/11, sau khi số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng lên các mức cao kỷ lục trong khi tỷ lệ tiêm chủng tại Latvia nằm trong số thấp nhất Liên minh châu Âu (EU). Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Ventspils,...