Mỹ đang làm Trung Quốc “khó thở” trên nhiều mặt trận?
Mặc dù chính quyền Mỹ hiện nay có vẻ thiên về đối nội, trên thực tế họ vẫn rất quan tâm đến chính sách đối ngoại, đặc biệt đề phòng Trung Quốc.
Những đòn trả đũa lẫn nhau trên các mặt trận kinh tế, chính trị và chiến lược vừa qua giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự đe dọa leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện giữa hai siêu cường này.
Hình ảnh đồ họa minh họa thế đối đầu căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Khi Mỹ “ép chặt” Trung Quốc về mặt kinh tế thông qua cuộc chiến thương mại hiện đang căng như dây đàn, Mỹ cũng đồng thời đẩy mạnh cả các nỗ lực quân sự để thách thức Trung Quốc về mặt chiến lược trên các vùng biển.
Trên thực tế, một số nhà phân tích đã xem đòn đáp trả lẫn nhau vừa qua về mặt kinh tế và chiến lược có thể như một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí có thể biến thành một cuộc xung đột vũ trang trên biển.
Gọng kìm kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh bằng việc áp thêm thuế quan lên thêm 200 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc, bên cạnh việc áp thuế trước đó đối với lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Trump đã đe dọa sẽ áp thêm thuế lên 267 tỷ USD hàng hóa nữa nhập từ Trung Quốc nếu quốc gia châu Á này không giải quyết được cái mà ông Trump gọi là “những hành vi thương mại không công bằng”.
Trung Quốc đang phản ứng không kém phần mạnh mẽ bằng việc đánh thuế vào 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời trì hoãn vô thời hạn việc đàm phán để giải quyết tranh chấp thương mại.
Từ góc độ Trung Quốc, nước này xem mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa họ và Mỹ là một dạng đấu tranh sinh tồn. Họ coi cuộc chiến thương mại đang diễn ra là một phần trong chiến lược kiềm chế rộng lớn do Mỹ đẩy mạnh thông qua phương thức quân sự trên Biển Đông.
Thế trận quân sự cả trên trời và dưới biển
Hôm 30/9 một tàu chiến Mỹ đi sát tàu khu trục Mỹ lúc tàu Mỹ thực hiện điều mà họ gọi là “hoạt động tự do hàng hải” (FONOP) gần khu vực đá Ga Ven và đá Gạc Ma ở Trường Sa.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đã tố Trung Quốc thực hành “động thái di chuyển thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp”. Họ cho biết, tàu Trung Quốc đi sát tàu Mỹ tới 40m và suýt gây ra va chạm.
Trong các tháng vừa qua, Bắc Kinh đã quân sự hóa [một cách bất hợp pháp] nhiều thực thể (mà họ chiếm trái phép ở Biển Đông). Trung Quốc đã làm dư luận quốc tế quan ngại về khả năng họ sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Trên bầu trời, Mỹ cũng ngáng trở tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ mới đây đã cho máy bay B-52 bay qua Biển Đông – phía Trung Quốc coi đây là hành động khiêu khích.
Đồng thời, Washington đang đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các đối tác khu vực, như Nhật Bản, Australia và Anh Quốc. Hàn Quốc cũng có thể sẽ tích cực tham gia vào quá trình này. Hồi giữa tháng 9, tàu khu trục “Munmu Vĩ đại” của Hàn Quốc đã tiến sát các vùng biển mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố là của mình.
Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Trump đã cho phép bán vũ khí trị giá 1,3 tỷ USD cho vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Việc Mỹ gia tăng hỗ trợ Đài Loan về mặt quốc phòng là một thách thức trực tiếp đối với Trung Quốc.
Ngoài ra, trong chuyến thăm Manila vào tuần trước, Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson – tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, đã ký một thỏa thuận quốc phòng mới với Philippines để mở rộng số lượng các cuộc tập trận chung của hai nước, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, từ 261 lên thành 281.
Giới chức đôi bên không cung cấp chi tiết về 20 cuộc tập trận bổ sung nhưng dự kiến các cuộc tập trận đó sẽ tập trung vào một nội dung là an ninh hàng hải.
Việc hợp tác quốc phòng song phương đang ấm dần lên này phản ánh mối quan ngại đang gia tăng của Manila về sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, quan hệ cấp chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ đang bước vào giai đoạn đối đầu nguy hiểm.
Cuộc họp an ninh dự kiến diễn ra trong tháng 10 này giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã bị hủy bỏ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng đó.
Trước đó Trung Quốc cũng đã hủy bỏ một cuộc họp giữa tư lệnh hải quân Trung Quốc và người đồng cấp Mỹ ở Newport, bang Rhode Island (Mỹ). Ngoài ra chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tới Mỹ vào cuối năm 2018 cũng có thể bị hủy nốt.
Lá bài chính trị
Căng thẳng song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã ăn sâu vào nền chính trị Mỹ, với việc Tổng thống Trump thậm chí tố cáo Trung Quốc trực tiếp can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Mỹ.
Trong cuộc họp gần đây tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump đã tố Bắc Kinh về sự can thiệp nói trên và khẳng định sẽ không để tái diễn điều đó.
Washington đã tố cáo Trung Quốc thực hiện chiến dịch có hệ thống nhằm hạ uy tín của chính quyền Tổng thống Trump tại các khu vực bầu cử trọng yếu của Mỹ, đặc biệt là các cộng đồng nông nghiệp đang hứng chịu hậu quả từ việc xuất khẩu sang Trung Quốc giảm do cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phủ nhận cáo buộc của Tổng thống Trump và tái khẳng định rằng Trung Quốc sẽ “không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào”.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn, thế đối đầu căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ làm xáo trộn nghiêm trọng các liên kết thương mại trong khu vực đồng thời làm tăng nguy cơ va chạm vũ trang ở Biển Đông và cả những điều khủng khiếp hơn thế nữa./.
Trung Hiếu
Theo VOV.VN/ Asia Times
Trung Quốc phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn trên Biển Đông
Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức ngày một tăng ở Biển Đông khi các nước lớn tiếp tục điều tàu chiến và máy bay quân sự đến các khu vực có tranh chấp.Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức ngày một gia tăng ở Biển Đông khi các nước lớn tiếp tục điều tàu chiến và máy bay quân sự đến các khu vực lãnh hải có sự tranh chấp.
Trong một diễn biến mới đây, tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành hoạt động tuần tra kéo dài 10 giờ trong phạm vi 12 hải lý gần đá Ga Ven và đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa.
Mỹ xác định hành động này là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Điều đáng nói là việc này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - Mỹ đang ngày càng căng thẳng bởi cuộc xung đột thương mại giữa hai nước.
Đáp trả lại, Bắc Kinh đã hủy cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng nước này với ông James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Tuy nhiên, nếu chú ý trong thời gian qua, không chỉ có sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông mà một số cường quốc khác dường như cũng đã có kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên vùng biển này.
àu hải quân USS Decatur của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Tuần trước, chiến hạm HMS Argyll của Anh đã tham gia tập trận chung cùng với tàu sân bay Kaga và tàu khu trục Inazuma của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương, trước khi tiến vào Biển Đông.
Cũng vào đầu tháng 9/2018, trong hành trình đến Việt Nam, tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Albion đã đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa.
Sự việc này đã khiến Trung Quốc buộc phải điều một tàu khu trục nhỏ và 2 máy bay trực thăng để cản trở sự hiện của tàu đổ bộ Anh.
Tháng 3/2018, Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 tổ chức ở Canada cũng đã ra Tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc chấp hành phán quyết của Tòa Trọng tài, chỉ trích Trung Quốc thực hiện quân sự hóa ở Biển Đông.
Ông Ngô Sỹ Tồn, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông mà Trung Quốc thành lập, cho rằng chính việc tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản, Anh và Úc "không thể ngồi yên".
Ông Ngô Sỹ Tồn cũng nhận định Mỹ sẽ không bỏ cuộc chơi ở Biển Đông, mà vẫn làm một nhân tố quan trọng để đối trọng với Trung Quốc.
Đối với các nước trong khu vực ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, có lẽ họ sẽ phải "rất đau đầu" để tìm ra giải pháp làm hài lòng các nước lớn trong vấn đề Biển Đông.
Từ lâu, khu vực ASEAN đã trở thành một vũ đài cạnh tranh của các cường quốc lớn. Theo đó, vai trò trung tâm của ASEAN luôn là một dấu hỏi.
Mặc dù vậy, thời điểm này, sự hiện diện của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông là một tín hiệu đáng mừng cho ASEAN.
Bởi lẽ ông Adam Ni, một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh và đối ngoại Trung Quốc cho rằng điều này sẽ giúp kiềm chế sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Qua đó, tình hình khu vực sẽ trở nên ổn định và đảm bảo lợi ích cho các quốc gia thành viên ASEAN.
Thanh Bình
Theo giaoduc.net
Phản ứng Trung Quốc khi tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông Khu trục hạm USD Decatur của Mỹ ngày 30/9 đã áp sát các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo thông tin được truyền thông quốc tế đồng loạt đăng tải, tàu USS Decatur đã di chuyển vào trong khu vực 12 hải lý quanh đá Ga Ven và đá Gạc Ma....