Mỹ đàn áp Big Tech bằng vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Amazon
Đây là sự kiện đầu tiên mở ra một mặt trận mới trong chiến dịch chống lại các công ty công nghệ lớn của Mỹ.
Amazon bị cáo buộc đã quản lý người bán bên thứ ba, cấm họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các nền tảng đối thủ
Theo Bloomberg, Amazon mới đây đã bị Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C Karl Racine đệ đơn kiện với cáo buộc tham gia vào các hoạt động ngăn chặn sự cạnh tranh, làm tăng giá bán cho người tiêu dùng. Đây là vụ kiện chống độc quyền đầu tiên nhắm vào Amazon ở Mỹ và là vụ kiện thứ sáu được các quan chức liên bang và tiểu bang đệ trình từ năm ngoái.
Ông Karl Racine đã tự mình đệ trình vụ kiện thay vì liên kết với các tiểu bang khác. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, ông Racine cho biết đã nói chuyện với các bộ trưởng tư pháp bang khác sau khi nộp đơn kiện và sẽ hoan nghênh các tiểu bang nếu họ muốn tham gia. “Đây là vụ kiện của Washington D.C mà các luật sư và cố vấn của chúng tôi đã làm việc trong suốt hơn một năm. Chúng tôi đã làm việc với Amazon, cố gắng hết sức thiết lập mối quan hệ hợp tác để thu thập tài liệu và phân tích vụ việc. Chúng tôi cảm thấy vụ việc như thế này cần phải được đưa ra”, ông Racine nói.
Video đang HOT
Trong đơn khiếu nại, ông Racine cho biết chính sách của Amazon đã quản lý người bán bên thứ ba, cấm họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các nền tảng đối thủ. Điều này dẫn đến việc tạo ra mức giá cao không thật cho người tiêu dùng và giúp công ty xây dựng quyền lực độc quyền. “Amazon đang gia tăng thành trì thống trị của mình trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh thị phần của các nền tảng khác một cách bất hợp pháp”, ông Racine nhận xét.
Trước tình hình trên, người phát ngôn của Amazon cho biết trong một email rằng “Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C đã nói hoàn toàn ngược lại” với sự thật về công ty vì “người bán tự định giá cho các sản phẩm mà họ cung cấp trong các cửa hàng”. “Amazon tự hào về thực tế là chúng tôi cung cấp giá thấp trong nhiều lựa chọn nhất, và giống như bất kỳ cửa hàng nào, chúng tôi có quyền không nêu bật các ưu đãi không có giá cạnh tranh cho khách hàng”.
Các thương gia Amazon và chuyên gia tư vấn của họ vào năm 2019 nói với Bloomberg rằng cách hoạt động của Amazon đã buộc họ phải tăng giá trên những nền tảng kinh doanh khác như Walmart. Nếu phát hiện giá thấp hơn trên các trang web khác, Amazon sẽ “chôn” sản phẩm của người bán trong kết quả tìm kiếm của Amazon. Một số người bán mong muốn tăng doanh số bán hàng của họ trên các trang web khác, nhưng chính sách của Amazon đã ngăn họ đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút thêm người mua hàng.
Vụ kiện chống độc quyền mới diễn ra sau một loạt cuộc điều tra và vụ kiện nhắm vào các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ. Năm ngoái, Facebook và Alphabet đã bị các quan chức tiểu bang và liên bang kiện trong các vụ kiện độc quyền, trong khi đó Hạ viện Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra, cáo buộc hai công ty này cùng với Amazon và Apple lạm dụng sự thống trị trong các thị trường kỹ thuật số.
Những trường hợp tương tự như trên khả năng cao sẽ còn diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới. Theo báo cáo của Bloomberg, Bộ trưởng Tư pháp của bang California và New York đã điều tra Amazon, còn Bộ Tư pháp Liên bang Mỹ đang thăm dò Apple.
Mỹ ra dự luật cấm Big Tech mua lại công ty khác
Chính quyền Mỹ muốn đẩy mạnh chống độc quyền, ngăn cản Big Tech bành trướng quyền lực thông qua những lần mua lại và sáp nhập các công ty nhỏ hơn.
5 công ty Big Tech có giá trị trên 100 tỉ USD bị đưa vào tầm ngắm
Hôm 12.4, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley đề xuất dự luật cấm các công ty có giá trị thị trường trên 100 tỉ USD thực hiện các thương vụ mua lại và sáp nhập. Hiện tại chỉ có 5 công ty trong danh sách bị cấm, gồm Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet và Facebook.
Ông Hawley cáo buộc các công ty truyền thông xã hội đang bóp nghẹt tiếng nói từ phe bảo thủ, đồng thời chỉ trích những ngành khác như ngành dược phẩm đang nắm giữ quá nhiều quyền lực trong thị trường. Dự luật ông đề ra sẽ cấm 5 công ty Big Tech thực hiện các thương vụ và sẽ cố gắng ngăn họ sử dụng chính nền tảng để quảng bá sản phẩm của mình.
Dự luật của Hawley giải quyết một số vấn đề tương tự như dự luật chống độc quyền mà thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Amy Klobuchar đề xuất tháng 2 năm nay và cũng đưa ra một số biện pháp giống nhau.
Bà Amy Klobuchar dự kiến sẽ tiếp quản ghế chủ tịch hội đồng chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ. Bà soạn thảo dự luật sau khi chứng kiến chính phủ liên bang và các tiểu bang đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Alphabet và Facebook trong suốt năm qua. Theo đó, dự luật sẽ cung cấp thêm ngân sách 300 triệu USD cho Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp để họ thực thi nhiệm vụ của mình.
Bà Klobuchar khẳng định: "Điều quan trọng nhất là tăng nguồn lực. Chúng ta không thể tiếp cận một công ty trị giá nghìn tỉ USD bằng công cụ thô sơ".
Khi được hỏi về dự luật của Klobuchar, Hawley đáp: "Tôi sẵn sàng làm việc với cô ấy và bất kỳ ai, không kể đến từ đảng phái nào hay xuất thân từ đâu. Tôi rất thích những điều mà thượng nghị sĩ Klobuchar đề xuất". Nhưng ông cũng khẳng định dự luật của mình sẽ "cứng rắn hơn".
Big Tech ở chiến trường mới: Xe tự lái. Đây là cách Jeff Bezos, Tim Cook và Sundar Pichai hy vọng thâu tóm thị trường 290 tỷ USD Các ông lớn như Apple, Google, Amazon đang tỏ ra kiên nhẫn trong việc phát triển công nghệ ô tô tự lái - thứ được xem là thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghệ. Những gã khổng lồ công nghệ ngày nay phát triển song song, tìm kiếm thành công ở các thị trường phát triển nhanh với các sản...