“Mỹ đã thất bại trong việc cô lập Nga”
Nghị sỹ Nga, ông Alexey Pushokov cho rằng vụ rắc rối ngoại giao mới đây giữa Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman và Đại sứ Mỹ tại Czech, ông Andrew Schapiro cho thấy các kế hoạch nhằm cô lập Nga của Washington trước thềm Lễ kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít đã thất bại.
Nghị sỹ Pushkov (Ảnh Tass)
Trong đoạn thông điệp đăng trên mạng xã hội Twitter ngày 6/4, nghị sỹ Pushokov, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện), cho rằng: “Nhận xét về những động thái của Đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Czech cho thấy Washington đang lo ngại về sự có mặt của các nhà lãnh đạo phương Tây tại Mátxcơva vào ngày 9/5 tới. Họ sợ điều đó sẽ không thể cô lập được Nga”.
Trước đó, báo chí Czech đưa tin Tổng thống Zeman đã gọi điện để nói chuyện với Đại sứ Mỹ Schapiro về những phát biểu chỉ trích công khai của ông trước kế hoạch của ông tới Mátxcơva dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình, Đại sứ Schapiro cho rằng sự hiện diện của Tổng thống Zeman tại Mátxcơva sẽ làm chệch hướng quan điểm của phương Tây đối với Nga trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là khi tình hình Ukraine vẫn có nhiều nguy cơ tái bùng phát xung đột.
“Tôi không thể hình dung được liệu Đại sứ Czech có đưa ra lời cố vấn cho Tổng thống Mỹ nên đi đâu hay không. Chúng tôi không bao giờ đề đại sứ của mình can thiệp vào công việc nội bộ của các chính quyền sở tại”, Nghị sỹ Pushokov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện các quốc gia phương Tây đang áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga do tình hình tại Ukraine. Cùng với đó, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã từ chối tới tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít sắp tới tại Mátxcơva.
Nga luôn phủ nhận những cáo buộc về quá trình sát nhập bán đảo Crimea khi khẳng định đây là ý nguyện của người dân Crimea thông qua cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 3/2014. Ngoài ra, Mátxcơva cũng khẳng định không can dự vào cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, cũng như không hỗ trợ các lực lượng đòi tự do tại nước này.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Tass
Sức mạnh đáng gờm của mẫu xe tăng thế hệ mới của Nga
Nga sẽ trình diễn thế hệ xe tăng mới nhất trong lễ diễu hành kỷ niệm ngày Hồng quân Liên Xô chiến thắng Phát xít Đức tại thủ đô Mátxcơva vào tháng 5 tới.
Quân đội Nga chạy thử mẫu T-14 Armata. (Ảnh: Defence24)
Theo các hãng truyền thông Nga, 20 mẫu xe tăng đời thứ ba, hay còn gọi là T-14, được phát triển dựa trên hệ thống kỹ thuật Armata đời mới, đã được chuyển cho quân đội Nga để chuẩn bị cho lễ diễu hành nêu trên.
Vào năm 2020, Uralvagonzavod, nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới, có kế hoạch sản xuất tới 2.300 chiếc T-14 Armata. Trong thời gian từ giờ tới lúc đó, quân đội Nga sẽ từng bước thay thế các xe tăng hiện nay bằng mẫu xe tăng hiện đại này.
Dự kiến, quân đội Nga có kế hoạch thay thế 70% số xe tăng hiện nay, chủ yếu là các mẫu T-72 và T-90. Vậy mẫu xe tăng T-14 Armata có gì mới và đáng chú ý đến mức các chuyên gia về vũ khí quân sự đánh giá đây sẽ là loại vũ khí giúp Nga giành ưu thế trước các đối thủ?
Hình mô phỏng xe tăng T-14 Armata. (Ảnh: Defence24)
Theo đánh giá của Văn phòng Nghiên cứu Quân sự Quốc tế (FMSO) có trụ sở tại Fort Leavenworth ở bang Kansas, vũ khí chủ lực của mẫu T-14 Armanta là súng nòng trơn 2A82 125mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn, bao gồm cả đạn xuyên giáp hay tên lửa dẫn đường.
Đây là loại súng được nhiều tờ báo ở phương Tây đánh giá cao hơn cả khẩu Rheinmetall 120mm được trang bị trên xe tăng Leopard-2 của Đức. Mẫu xe tăng Leopard-2 sử dụng động cơ Chelyabinsk A-85-3A, có khả năng tăng tới 1500 mã lực.
Ngoài ra, mẫu xe tăng thế hệ thứ ba T-14 của Nga còn sở hữu hệ thống kiểm soát thông tin, cho phép kiểm soát tất cả bộ phận và thành phần, nhận biết sớm các lỗi kỹ thuật và điều khiển các hệ thống khác trên xe.
FSMO còn nhận định rằng T-14 cũng được trang bị cả hệ thống xử lý giúp xe tăng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường, từ đó giúp tăng tốc độ di chuyển và giúp T-14 không gặp trở ngại trước các địa hình đồi núi.
Còn theo hãng RT, điểm đặc biệt của T-14 chính là chế độ phòng thủ chủ động được trang bị trên xe tăng. Đây là hệ thống cảnh báo trước nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa vác vai hay tên lửa chống tăng, qua đó giúp đưa ra các nhận định về việc sử dụng đạn để đáp trả.
"Chế độ phòng thủ sẽ bảo vệ xe tăng T-14 khỏi các cuộc tấn công, kể cả từ trên không. Ngay cả những mẫu trực thăng hiện đại Apache cũng không có cơ hội bắn tên lửa trúng 100% đối với các mẫu T-14, RTkhẳng định.
Trong khi đó, tuần báo Der Stern của Đức đánh giá mẫu T-14 là "làn gió mới" trong lĩnh vực vũ khí hiện nay. Đức đã giới thiệu Leopard-2 cách đây 35 năm và mẫu M1 Abrams cũng đã ra mắt vào khoảng thời gian đó. Hai mẫu này có thể đã có nhiều cải tiến nhưng về những tính năng cơ bản không có nhiều thay đổi so với phiên bản đầu tiên.
Tờ Der Stern đánh giá T-14 Armata chính là mẫu xe tăng thế hệ mới hoàn toàn đầu tiên kể từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Diplomat
Putin mời Obama đến Nga dự kỷ niệm Ngày chiến thắng phát-xít Moscow đã long trọng mời Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Nga nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng trong cuộc chiến vệ quốc chống Phát xít (7/5/1945 - 7/5/2015), theo Tân Hoa xã ngày 22.12. Tổng thống Nga Vladimir Putin chạm vai người đồng cấp Barack Obama ngay khi đến dự Hội nghị APEC tại Bắc Kinh hôm 11.11....