Mỹ đã chọn nhầm đồng minh chống phiến quân IS
Có vẻ như, Mỹ đã chọn nhầm đồng minh trong cuộc chiến chống phiến quân IS, khi cố lôi kéo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhập cuộc.
Có vẻ như, Mỹ đã chọn nhầm đồng minh trong cuộc chiến chống phiến quân IS, khi cố lôi kéo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhập cuộc.
Sau nhiều tháng chần chừ do dự, cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đồng ý tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS do Mỹ cầm đầu.
Tổng thống Erdogan đã tìm cách đặt tham vọng cá nhân lên trên lợi ích của đất nước và của các nước đồng minh.
Tuy nhiên, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chỉ pháo kích qua quít phiến quân IS và tập trung sức mạnh không quân để đánh… người Kurd. Nhân danh chống IS để củng cố quyền lực trong nước
Tổng thống Erdogan – một nhà lãnh đạo độc đoán và đang cảm thấy bất an – có vẻ ít quan tâm đến cuộc chiến chống nhóm cực đoan Nhà nước Hồi bằng việc củng cố quyền lực ở trong nước. Miễn cưỡng tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS, Tổng thống Erdogan đã tìm cách đặt tham vọng cá nhân lên trên lợi ích của đất nước và của các nước đồng minh.
Hồi tháng 6/2015, các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho Tổng thống Erdogan phải hứng chịu một thất bại đau đớn. Sau 12 năm cai trị độc đảng, Đảng Công lý và Phát triển của Tổng thống Erdogan thậm chí đã không giành được đa số tuyệt đối trong quốc hội. Kể từ đó, ông Erdogan đã tìm kiếm một cái cớ để kêu gọi bầu cử trước thời hạn và ve vãn các cử tri đã bỏ rơi ông ta trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Sáu. Chiến tranh là cơ hội tốt để Tổng thống Erdogan đạt mục đích của mình.
Tổng thống Erdogan nói rằng trước “quốc dân đồng bào” rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang bị kẻ thù bao vây và ông chính là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng bảo vệ dân chúng. Ông Erdogan cũng tự vỗ ngực khoe mình là chính khách được tôn trọng trên chính trường thế giới. Đã đến lúc Mỹ cần “chơi bài ngửa” với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong cuộc chiến chống IS là duy trì được một liên minh mang tính xây dựng với các nhóm người Kurd vốn đang đóng vai trò chủ lực trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Chính vì vậy mà Mỹ cần phải ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ phá hoại các mục tiêu chiến lược quan trọng của việc đánh bại phiến quân IS.
Video đang HOT
Chỉ có điều, cả Ankara lẫn Washington đều đã qui cho Đảng Công nhân người Kurd (PKK) là một tổ chức khủng bố. Nhưng hiện thời có một số tổ chức của người Kurd mà các nhà lãnh đạo Mỹ nên tiếp cận…để duy trì sự hợp tác của các tổ chức này trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS.
Thứ nhất là Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) – một phong trào chính trị của người Kurd ở Syria. Mặc dù có liên quan đến PKK về ý thức hệ, nhưng DUP được coi là một tổ chức riêng biệt và không bị coi là một nhóm khủng bố. Lãnh đạo DUP cần được chính quyền Mỹ mời đến Washington để tham vấn cấp cao với các quan chức chính phủ. Đây là dịp để thể hiện cam kết của Washington đối với người Kurd ở Syria.
Thứ hai là Đảng Dân chủ Nhân dân (PDP), một chính đảng đại diện cho nguyện vọng của đại đa số người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ muốn giải quyết một cách pháp hòa bình cho cuộc nội chiến kéo dài và muốn sống trong một xã hội dân chủ, tự do hơn. Sự thành công của PDP trong cuộc tổng tuyển cử tháng 6/2015 là to lớn và lần đầu tiên đảng này có chân trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, gần đây chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc điều tra chống lãnh đạo PDP Selahattin Demirtas, một cuộc điều tra mà nhiều nhà phê bình nói là có động cơ chính trị.
Thứ ba, người Kurd ở miền bắc Iraq vẫn là lực lượng quan trọng nhất trong tất cả các phe phái người Kurd. Chính quyền Khu tự trị của người Kurd ở miền bắc Iraq ít có khả năng rời bỏ liên minh chống Nhà nước chống Hồi giáo bởi các vụ ném bom của Thổ Nhĩ Kỳ vì chính quyền này có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Ankara và đối lập về tư tưởng với PKK.
Vì vậy, các quan chức Mỹ cần trấn an các nhà lãnh đạo người Kurd và cam kết đảm bảo sự an toàn của họ. Mỹ cũng cần gây áp lực đối với Tổng thống Erdogan, yêu cầu ông này chấm dứt chiến dịch không kích chống người Kurd.
Các quan chức Mỹ đang đặt dấu hỏi về cuộc tấn công PKK của Thổ Nhĩ Kỳ đang gây hại cho cuộc chiến chống IS. Đã đến lúc Washington cần nói chuyện thẳng thắn với Tổng thống Erdogan về những phát sinh tiêu cực trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Rất có thể, Mỹ đã tính toán sai lầm khi cố lôi kéo Tổng thống Erdogan vào cuộc chiến chống IS. Nhưng nếu Mỹ tiếp tục duy trì quan hệ với các đối tác người Kurd và trừng phạt sự liều lĩnh của ông Erdogan, có lẽ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng cũng nhận rằng ông đã hành động thái quá.
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Mỹ tung đòn gió với Nga để che mắt đồng minh?
Mỹ vừa tung thêm các đòn trừng phạt nhằm vào Nga. Điều đáng nói ở đây là các biện pháp trừng phạt mới của Washington bị đánh giá là chẳng gây ảnh hưởng gì mấy đến quan hệ làm ăn với Moscow. Phải chăng Mỹ chỉ đang tung đòn gió với Nga để che mắt đồng minh?
Ảnh minh họa
Người đứng đầu diễn đàn Đối tác Thái Bình Dương Mỹ-Nga, ông Derek Norberg cho biết, gói biện pháp trừng phạt mới của Washington nhằm vào Nga sẽ có rất ít, nếu không nói là không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với mối quan hệ thương mại song phương giữa Nga và Mỹ.
"Mỹ không làm ăn gì với bán đảo Crimea, vì thế điều rõ ràng nhất liên quan đến lệnh cấm quan hệ thương mại với khu vực này là không có thêm ảnh hưởng nào gây ra từ đòn mới của Mỹ", ông Norberg người kiêm cả chức Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Nga-Mỹ, cho hay.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa thêm vào danh sách trừng phạt của Mỹ một loạt cá nhân và công ty đến từ Nga và từ những nước mà Mỹ tin là đang cố gắng làm ăn với Crimea để "lách" các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra trước đó.
"Tôi không nghĩ là các biện pháp trừng phạt thêm nữa mà Bộ Tài chính Mỹ vừa tung ra với Nga và Crimea có bất kỳ ảnh hưởng cụ thể nào lên mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Nga", ông Norberg cho biết đồng thời thêm rằng chỉ có một vài cá nhân và công ty bị đưa thêm vào "danh sách đen" cùng với một vài ngân hàng bị liệt vào cái gọi là "danh sách trừng phạt theo lĩnh vực".
"Tuy nhiên, các hoạt động ngân hàng của họ với khách hàng không được đề cập đến, vì thế, đòn trừng phạt đó sẽ chẳng gây ảnh hưởng trực tiếp gì đến các giao dịch thương mại giữa các công ty Mỹ và Nga đang làm việc với những ngân hàng bị trừng phạt", ông Norberg phân tích.
Có một ảnh hưởng thực sự trong quyết định mới của Mỹ là các tổ chức bị trừng phạt sẽ không thể vay tiền ở Mỹ.
Việc Mỹ tung ra đòn trừng phạt mới không có mấy tác dụng với Nga khiến một số người đặt câu hỏi về việc liệu có phải Washington chỉ đang tung đòn gió với Moscow để bịt mắt các đồng minh?
Sở dĩ câu hỏi trên được đưa ra là do Mỹ hiện đang là nước dẫn đầu trên mặt trận trừng phạt Nga. Mỹ là nước thúc ép, gây áp lực buộc các đồng minh của mình phải theo đuổi một chính sách nhằm bao vây, cô lập Nga. Thế nhưng Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng gì mấy nếu không nói là đang được hưởng lợi từ con đường này. Trong khi các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh Châu Âu, đang lao đao vì chính sách trừng phạt Nga. Thực tế này đang làm nảy sinh mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh.
Mới đây, Mỹ cũng đã gây sức ép buộc Liên minh Châu Âu (EU) phải kéo dài thời hạn áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Có lẽ vì lý do đó, Mỹ vừa phải tung thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga để thể hiện quyết tâm của họ trước các đồng minh về việc tiếp tục gây áp lực đối với Moscow vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trong khi EU mải miết theo Mỹ thực hiện chính sách trừng phạt Nga và phải hứng chịu những hậu quả rất lớn thì Washington được cho là "bình yên vô sự". Điều này đã gây ra sự bất mãn đối với nhiều nước EU. Ngày càng có nhiều nước Châu Âu lên tiếng kêu gọi chấm dứt chính sách trừng phạt Nga.
Không ai có thể khẳng định hay xác minh được việc Mỹ liệu có phải chỉ là đang tung đòn gió với Nga hay không nhưng có một điều không thể phủ nhận chính sách trừng phạt Nga đang khiến các đồng minh Châu Âu của Mỹ lao đao, khốn đốn.
Bất chấp thực tế trên, EU vẫn tuyên bố phối hợp với Mỹ trong chính sách với Nga.
Phát ngôn viên về đối ngoại và chính sách an ninh của EU - Maja Kocijancic hồi cuối tuần cho biết, EU đang xem xét quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga của Mỹ. Vị phát ngôn viên này xác nhận, các hành động của EU sẽ được phối hợp cùng với phía Mỹ.
"Chúng tôi thực sự quan tâm đến thông báo của Bộ Tài chính Mỹ về các biện pháp trừng phạt đối với một số cá nhận và tổ chức ở Ukraine cũng như Nga. Chúng tôi hiểu rằng, những biện pháp trừng phạt đó là nhằm để đóng lại những kẽ hở và tránh tình trạng tìm cách lách chính sách trừng phạt. Và nhiều trong số những cá nhân và thực thể đó đã được đưa vào trong danh sách trừng phạt của EU. Điều này phản ánh việc chính sách của chúng tôi có sự phối kết hợp với phái Mỹ", Kocijancic đã cho biết như vậy tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ.
Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine đang chứng kiến một cuộc đối đầu Đông -Tây căng thẳng và quyết liệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ đang dẫn đầu một liên minh phương Tây trong một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ.
Mỹ và các nước đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên cũng như bất chấp việc phương Tây chẳng thể đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho các cáo buộc của họ, các cường quốc Châu Âu dưới sự dẫn dắt của Mỹ vẫn tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Moscow cũng tung đòn đáp trả. Cuộc chiến trừng phạt này đang gây tổn thất cho cả hai.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Thổ Nhĩ Kỳ oanh tạc các trại của của lực lượng người Kurd (PKK) Động thái Thổ Nhĩ Kỳ oanh tạc PKK diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố không thể tiếp tục tiến trình hòa bình với PKK. Đêm qua (28/7), máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành đợt oanh tạc dữ dội nhất nhằm vào các mục tiêu của lực lượng người Kurd (hay...