Mỹ, Cuba và bước đi lịch sử khỏi ‘quá khứ giam hãm’
Mỹ và Cuba chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn và sẽ mở lại đại sứ quán giữa hai nước vào ngày 20.7 tới. “Những tiến bộ đạt được hôm nay một lần nữa cho thấy chúng ta không nên để quá khứ giam hãm mình”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu.
Cuộc hội ngộ lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro hồi tháng 4.2015 – Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố vào tối 1.7 (giờ Việt Nam) tại Vườn Hồng ở thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ và Cuba đã nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao và đồng ý mở lại đại sứ quán tại thủ đô hai nước, chấm dứt hơn nửa thế kỷ gián đoạn, Reuters cho biết.
Ông Obama nói: “Đây là một bước tiến lịch sử hướng tới việc bình thường hóa các mối quan hệ với chính phủ và người dân Cuba, bắt đầu một chương mới trong mối quan hệ giữa Mỹ với các nước láng giềng ở châu Mỹ”.
Theo ông Obama, chính sách trước đây của Mỹ đối với Cuba không hiệu quả và làm cho cuộc sống của người dân Cuba tồi tệ hơn. “Những tiến bộ đạt được hôm nay một lần nữa cho thấy chúng ta không nên để quá khứ giam hãm mình. Nếu thấy việc nào đó không hiệu quả, chúng ta có thể và sẽ thay đổi nó”, ông khẳng định.
Video đang HOT
Cùng ngày, hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi thư. Chủ tịch Raul Castro và Tổng thống Barack Obama đã thống nhất sẽ mở lại đại sứ quán giữa hai nước vào ngày 20.7. Từ Áo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông sẽ công du Cuba trong mùa hè này để làm lễ thượng cờ bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Havana, theo Reuters.
Chính phủ Cuba ngày 1.7 cũng phát đi tuyên bố khẳng định để có được quan hệ bình thường với Cuba, Mỹ cần phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba. Bên cạnh đó, Cuba yêu cầu Mỹ phải trả lại căn cứ hải quân tại Vịnh Guantanamo mà Mỹ thuê từ năm 1903, khôi phục diện tích 116 km2 ban đầu.
Tuyên bố của chính phủ Cuba cũng nêu rõ Mỹ cần phải ngăn chặn những chương trình nhằm “phá hoại” nội bộ Cuba, bao gồm các chương trình phát thanh và truyền hình phát sóng vào Cuba.
Trong nhiều năm Mỹ và Cuba không mở đại sứ quán, cơ quan chuyên trách các vấn đề của Mỹ tại Cuba là Văn phòng Lợi ích Mỹ ở Havana (Cuba), đặt trong tòa nhà đại sứ quán Thụy Sĩ – Ảnh: Reuters
Mặc dù chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao nhưng cả hai nước đều thừa nhận còn nhiều vấn đề khác biệt. Quyết định này là một bước đi lịch sử và được đánh giá là thắng lợi của ông Obama trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Tháng 1.1961, Tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower tuyên bố cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ với Cuba sau khi lãnh tụ Fidel Castro lãnh đạo phong trào cách mạng lật đổ chính quyền Fulgencio Batista. Sau đó, quan hệ Mỹ – Cuba tiếp tục xấu đi sau khi máy bay do thám của Mỹ phát hiện Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo trên lãnh thổ Cuba vào năm 1962, dẫn đến lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đối với Cuba.
Tháng 12.2014, Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro đưa ra tuyên bố lịch sử, nhất trí bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau hơn nửa thế kỷ lạnh nhạt, cắt đứt “xiềng xích của quá khứ”. Tới tháng 5.2015, Tổng thống Obama chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố, mở đường cho những tiến triển tiếp theo trong quá trình bình thường hóa quan hệ.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Chủ tịch Cuba hội kiến Giáo hoàng Francis
Trong chuyến thăm Vatican hôm qua 10.5, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã cảm ơn Giáo hoàng Francis vì đã là "cầu nối" giúp nước này với Mỹ tiến tới bình thường hóa quan hệ.
Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) và Giáo hoàng Francis trong cuộc gặp tại Vatican - Ảnh: Reuters
AFP dẫn lời phát ngôn viên Tòa thánh, Federico Lombardi cho biết hai vị cũng thảo luận về chuyến công du vào tháng 9 đến châu Mỹ của Giáo hoàng. Dự kiến, Giáo hoàng Francis sẽ thăm Cuba ít nhất 2 ngày trước khi đến Mỹ.
Mỹ và Cuba bí mật đàm phán về bình thường hóa quan hệ vào tháng 6.2013 với vai trò trung gian rất lớn của Vatican. Đặc biệt, Giáo hoàng từng gửi thư riêng cho nguyên thủ 2 nước này để tác động.
Đến ngày 17.12.2014, Chủ tịch Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng có tuyên bố về tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương sau nửa thế kỷ đối địch.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Thủ tướng Serbia thăm Albania: Vượt qua trở ngại Chuyến thăm Albania của Thủ tướng Serbia Aleksandar Vusic được coi là sự kiện lịch sử ở cả châu Âu chứ không chỉ riêng đối với mối quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Albania, ông Edi Rama (trái) và Thủ tướng Thủ tướng Serbia Aleksandar Vusictrong chuyến thăm của ông Rama đến Serbia hồi năm 2014 - Ảnh: Reuters Cho dù Thủ...