Mỹ công bố Bản ghi nhớ giải quyết rủi ro an ninh quốc gia do AI gây ra
Ngày 24/10, Chính phủ Mỹ đã công bố khung chính sách để giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra, một năm sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành sắc lệnh về quản lý công nghệ này.
Các quan chức Mỹ cho biết Bản ghi nhớ an ninh quốc gia (NSM) nhằm tạo khuôn khổ vừa tận dụng công nghệ để đối phó với các đối thủ sử dụng AI trong quân sự, vừa xây dựng các biện pháp bảo vệ hiệu quả để duy trì niềm tin của công chúng.
Phát biểu trước các phóng viên, một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Biden nhận định rõ ràng có nhiều ứng dụng AI vào an ninh quốc gia, trong đó có các lĩnh vực như an ninh mạng và phản gián. Một số quốc gia nhận thấy những cơ hội tương tự để hiện đại hóa và cách mạng hóa năng lực quân sự và tình báo. Do đó, quan chức này nhấn mạnh Mỹ cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ AI tiên tiến vào các cộng đồng an ninh quốc gia để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Video đang HOT
Ông cũng khẳng định NSM tìm cách đảm bảo chính phủ sẽ thúc đẩy việc ứng dụng AI “một cách thông minh và có trách nhiệm”. Cùng với bản ghi nhớ, chính phủ sẽ ban hành một tài liệu khung cung cấp hướng dẫn về cách các cơ quan có thể và không thể sử dụng AI như thế nào.
Tháng 10/2023, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Hội đồng An ninh Quốc gia và Chánh Văn phòng Nhà Trắng xây dựng bản ghi nhớ nói trên. Chỉ thị này được đưa ra khi ông ban hành sắc lệnh về quản lý AI, nhằm đưa nước Mỹ dẫn đầu trong nỗ lực toàn cầu quản lý rủi ro của công nghệ này.
Theo sắc lệnh, được Nhà Trắng đánh giá là một động thái “mang tính bước ngoặt”, các cơ quan liên bang thiết lập các tiêu chuẩn an toàn mới cho các hệ thống AI và yêu cầu các nhà phát triển chia sẻ kết quả kiểm tra an toàn và các thông tin quan trọng khác với Chính phủ Mỹ.
Giới chức nước này dự đoán công nghệ AI đang phát triển nhanh chóng sẽ thúc đẩy cạnh tranh quân sự và tình báo giữa các cường quốc toàn cầu. Các cơ quan an ninh Mỹ đang được chỉ đạo tiếp cận “các hệ thống AI mạnh mẽ nhất”.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Sudan và Nam Sudan đàm phàn nối lại xuất khẩu dầu
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, ngày 20/10, Sudan và Nam Sudan đã nhấn mạnh nhu cầu giải quyết những trở ngại nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu dầu của Nam Sudan qua lãnh thổ Sudan.
Một người đàn ông kiểm tra đường ống dẫn dầu bị rò rỉ tại một trạm bơm được xây dựng cạnh ngôi làng của anh trên mảnh đất từng được sử dụng cho mục đích nông nghiệp Paloch Nam Sudan ngày 20/1/2010. Ảnh: AFP/sudantribune.com
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền chuyển tiếp của Sudan kiêm Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) Abdel Fattah Al-Burhan và Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Nam Sudan, ông Tut Gatluak tại Port Sudan, thủ phủ của Bang Biển Đỏ ở miền Đông Sudan.
Trong một tuyên bố, ông Gatluak cho biết hai nước đều sẵn sàng tăng sản lượng và đảm bảo dầu mỏ được xuất qua cảng Bashayer của Sudan, đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng của Nam Sudan trong việc thực thi các điều khoản của thỏa thuận với Chính phủ Sudan. Ông Gatluak tiết lộ rằng một cuộc họp giữa Bộ Năng lượng và Dầu mỏ của hai nước dự kiến sẽ được tổ chức nhằm thảo luận chi tiết về vấn đề này, lưu ý thêm rằng "dầu mỏ là nguồn sống của người dân cả hai nước".
Vào tháng 3 năm nay, Chính phủ Sudan đã tuyên bố đình chỉ hoạt động xuất khẩu dầu của Nam Sudan qua các vùng lãnh thổ nước này do sự cố trên các tuyến đường vận chuyển. Theo chính quyền Sudan, sự cố này là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường ống ngầm, nằm ở phía bắc Bang White Nile của Sudan, một khu vực do Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự kiểm soát.
Cuộc họp trên diễn ra sau cuộc họp trước đó vào đầu tháng 6. Xuất khẩu dầu là nguồn thu nhập quốc gia chính của Nam Sudan, nước này phụ thuộc rất nhiều vào Sudan, quốc gia láng giềng ở phía Bắc, để vận chuyển dầu ra thị trường quốc tế.
Trong khi đó, Sudan cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc xung đột kéo dài giữa SAF và RSF kể từ giữa tháng 4/2023. Theo ước tính gần đây của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), giao tranh đã khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và hàng triệu người phải di dời bên trong lãnh thổ Sudan và đi lánh nạn ở các nước láng giềng.
Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt đối với 'đội tàu ma' của Iran Mỹ đã mở rộng lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu của Iran, bao gồm các tàu và chủ hãng tàu đã vận chuyển dầu mỏ bất hợp pháp của nước này. Ảnh: Reuters Theo đó, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa vào danh sách trừng phạt một số công ty có trụ sở...