Mỹ có thể xây bức tường biên giới không cần quốc hội duyệt
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ có một bài phát biểu “ Cuộc khủng hoảng nhân đạo và an ninh quốc gia tại biên giới phía Nam”, chủ yếu liên quan yêu cầu của ông Donald Trump xây dựng một bức tường biên giới với Mexico mà theo ông là cần thiết để ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Tổng thống Trump phát biểu trong cuộc họp báo vào ngày 4/1 tại Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên kế hoạch thăm khu vực biên giới phía Nam nước Mỹ vào ngày 10-1. Những diễn biến được công bố sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để xây dựng bức tường an ninh mà không cần quốc hội phê chuẩn.
Theo các chuyên gia, tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia” có khả năng cao sẽ giúp chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa hiện đã kéo dài sang ngày thứ 18, tuy nhiên hành động này cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến pháp lý dài hơi, thậm chí dai dẳng, ảnh hưởng tới cuộc đua nhiệm kỳ 2 của ông Donald Trump vào năm 2020.
CHI HẠNH
Theo SGGP
Mỹ rút khỏi Syria: Chuyên gia Mỹ phân tích thế khó Nga
Sau khi Mỹ rút quân, Nga sẽ đứng ở vị trí trung tâm và chịu trách nhiệm phân chia lợi ích cho các thế lực hiện diện tại Syria.
Video đang HOT
Một chuyên gia quân đội Mỹ, Đại tá Douglas Macgregor trong một chương trình truyền hình của Fox News đã phân tích, việc Mỹ rút quân khỏi Syria là bước đi "khôn ngoan" của ông Donald Trump. Hành động này làm giảm thiệt hại cho Mỹ và để lại cho Nga những hậu quả khôn lường.
Theo quan điểm của ông Macgregor, Nga từ lâu đã thiết lập quan hệ với Iran, Syria. Để thuận lợi cho các kế hoạch quân sự của Nga tại quốc gia này, Moscow đã mở rộng mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và khá yêu chiều thế lực này, trao cho Ankara nhiều lợi ích, bao gồm cả việc chiếm đóng lãnh thổ Syria.
Chưa dừng ở đó, Moscow cũng đã có những mối liên hệ ngầm với các nhóm vũ trang ở ngay trong nội bộ Lực lượng Dân chủ Syria SDF, vốn là đại diện mặt đất của quân đội Mỹ. Các hoạt động liên hệ này càng rầm rộ và có tần xuất cao sát thời điểm Mỹ rút quân và sau khi Mỹ tuyên bố rút quân.
Quân đội Mỹ có lệnh rút quân khỏi Syria từ ngày 19/12/2018
Tuy nhiên, chính những sự mở rộng mối quan hệ này là con dao hai lưỡi với Nga. Theo Đại tá Macgregor, Mỹ rút quân một cách bất ngờ và dứt khoát đã đẩy cả miền Đông và Đông Bắc Syria vào một tình cảnh hỗn loạn.
"Chúng ta phải rời khỏi Syria càng sớm càng tốt. Vì có hàng chục ngàn lính Thổ sẵn sàng tấn công người Kurd - những kẻ khủng bố đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này nhiều năm qua. Ankara sẽ không để yên cho người Kurd có quyền lợi và sức mạnh cao hơn. Điều duy nhất họ còn kiêng nể là tấm khiên bảo hộ của Mỹ.
Khi chúng ta rời đi, chính phủ Syria buộc phải tiến vào vùng này. Và SDF sẽ tìm đến Nga và Syria để thỏa hiệp như cách họ vẫn quen làm sau lưng chúng ta. Nga sẽ phải đưa ra lựa chọn. Nếu họ cho Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào, Moscow sẽ mất ảnh hưởng với người Syria và cả Iran. Thậm chí, họ sẽ mất luôn cả sự hợp tác của SDF. Tuy nhiên, Moscow vẫn cần sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ" - Chuyên gia Macgregor phân tích.
Chuyên gia này nhấn mạnh: "Tôi không nhìn thấy điểm chung nào giữa người Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran. Điểm chung duy nhất trước đây là rào cản từ người Mỹ, nay nó đã không còn. Điều đó là rất tốt".
Lính Nga diễu binh tại căn cứ không quân của họ đóng tại Lattakia phía Tây Syria
Những phân tích của ông Macgregor đã cho thấy nhiều điểm đúng đắn khi các diễn biến trên chiến trường đã phản ánh hiện thực này. Sau khi Manbij được trao trả cho chính phủ Syria, SDF và Damascus tiếp tục thảo luận về một phương án bàn giao thành phố chiến lược Raqqa, giáp Manbij và biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng nghìn lính và phương tiện vũ khí hạng nặng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang dồn về biên giới, trong khi gần 15.000 tay súng địa phương được Thổ hậu thuẫn vẫn đang hậm hực khi không thể ngăn chặn các cuộc chuyển giao này.
Quân đội Syria hiện đã không còn mối lo IS, dưới sự nhào nặn, hỗ trợ của Nga, lực lượng này ngày càng phát triển và họ không ngại một cuộc đụng độ với quân Thổ Nhĩ Kỳ để giành quyền kiểm soát các lãnh thổ chủ quyền của họ.
Trong khi đó, SDF đã nhanh chóng tìm đến liên minh Nga-Syria để thỏa hiệp. Họ tránh được cảnh phải đối đầu trực tiếp với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiện chiến, vừa có thể tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình, cũng như mưu cầu một tiếng nói trong chính quyền thời hậu chiến của Syria.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang dàn quân ở biên giới với Syria
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không phải bù nhìn trên chiến trường Syria. Họ đã tạo ra một lực lượng chiến đấu cho lợi ích của họ với quân số lên tới khoảng 40.000 tay súng (con số không chính xác). Lực lượng này trải đều trên dải đất Bắc Syria sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ từ Idlib, Aleppo, một phần Kobane.
Nếu Nga phủ nhận vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các quyền lợi của họ, Ankara sẽ đáp trả và rơi vào tình trạng bất phục, khiến cục diện Syria ngày càng phức tạp.
Trong khi đó, nếu Nga tìm cách đáp ứng các nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ thì sự bất lợi dành cho họ còn lớn hơn, khi lòng tin chiến lược của SDF dành cho Nga sẽ mất, còn Syria và Iran cũng dần thiếu tin tưởng vào vai trò "ông chủ mới" của Nga.
Đây là thế khó với Moscow, đó là lý do vì sao Tổng thống Nga liên tiếp có các cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các phái đoàn cấp cao của Moscow liên tiếp có các cuộc tiếp xúc với SDF, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran...
Nga đang giữ vai trò người chia bánh ở Syria. Và họ cần phải chia miếng bánh lợi ích tại đây cho thỏa đáng để tránh mọi sự đổ vỡ trong liên minh phức tạp mà Moscow đã tự xây dựng xung quanh mình.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Các cường quốc lập kế hoạch 'thế chỗ' sau khi Mỹ rút khỏi Syria Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang chuẩn bị cho những kế hoạch mới, dự kiến thực hiện ngay sau khi Mỹ hoàn thành rút quân khỏi Syria. Cục diện Syria và khu vực sẽ có nhiều thay đổi sau khi Mỹ rút quân. Ảnh minh hoạ: Sputnik Sau khi ông Donald Trump tuyên bố rút khoảng 2.000 lính Mỹ khỏi miền Đông...