Mỹ có thể thử tên lửa siêu vượt âm ở Australia theo hiệp ước AUKUS
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cho biết Washington có thể thử tên lửa siêu vượt âm ở Australia theo Hiệp ước AUKUS.
27 tấn thuốc nổ được kích nổ tại bãi thử Woomera ở Nam Australia, ngày 20/9/2002. Ảnh: AFP/Lực lượng Quốc phòng Australia
Đài RT (Nga) dẫn tuyên bố của bà Wormuth trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP: “Một thứ mà Australia có lợi thế chính là khoảng cách xa và lãnh thổ tương đối thưa dân cư. Trong khi đó, khi nói đến vũ khí siêu vượt âm, thách thức đối với Mỹ là tìm ra những không gian rộng mở, nơi chúng ta thực sự có thể thử nghiệm loại vũ khí này”.
Bà Wormuth nhận định rõ ràng rằng Australia có lãnh thổ rộng lớn giúp các cuộc thử nghiệm vũ khí này khả thi hơn.
Năm 2021, Mỹ, Anh và Australia đã ký Hiệp ước an ninh AUKUS. Theo đó, 3 cường quốc này đã đồng ý hợp tác chế tạo tàu ngầm hạt nhân và phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Về phần mình, Trung Quốc coi liên minh này là một mối đe dọa rõ ràng. Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc cảnh báo việc thiết lập các liên minh quân sự “giống như NATO” ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đẩy khu vực này vào vòng xoáy xung đột và đối đầu. Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc, châu Á – Thái Bình Dương ngày nay cần sự hợp tác cởi mở và toàn diện, không phải là kết thân theo nhóm nhỏ.
Năm 2022, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cũng đánh giá: “Nếu xét về vị thế, mục tiêu và các nhiệm vụ, các liên minh kiểu này không thể mang lại nền tảng đảm bảo an ninh toàn diện. Rất khó có khả năng phát triển thành một nền tảng lớn để đảm bảo ổn định và an ninh cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn như vậy”.
Hiện chưa rõ Mỹ dự định thử nghiệm loại vũ khí nào ở Australia. Lầu Năm Góc vẫn đang phát triển các loại vũ khí siêu vượt âm khác nhau. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc được đánh giá là đi đầu trong cuộc chạy đua công nghệ vũ khí mới nổi này.
Video đang HOT
Nga đã sử dụng tên lửa Kinzhal trong cuộc xung đột ở Ukraine. Nước này cũng từng triển khai các phương tiện tàu lượn tầm chiến lược Avangard từ năm 2019 và tên lửa hành trình chống hạm Zircon vào năm ngoái.
Mỹ coi Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ siêu vượt âm. Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) đặc biệt lo ngại về tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17 của Bắc Kinh. Vào tháng 3, nhà khoa học trưởng của DIA, ông Paul Freisthler, tuyên bố trọng tải siêu vượt âm của tên lửa này có thể dễ dàng “tiếp cận các lực lượng quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”.
Cuộc cạnh tranh giành ưu thế siêu vượt âm không phải là cuộc chạy đua vũ trang đầu tiên mà Australia được sử dụng làm bãi thử. Vương quốc Anh đã tiến hành 12 vụ thử vũ khí hạt nhân ở Australia từ năm 1952 đến năm 1958, và hơn 20 vụ nổ chất phóng xạ nhỏ hơn. Theo Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân, phần lớn người Australia phản đối các cuộc thử nghiệm này, vì nó gây ra hàng loạt căn bệnh và cả nguy cơ tử vong cho các cộng đồng bản địa gần đó và công nhân trong khu vực.
Lục quân Mỹ lên chiến lược pháo binh mới đúc rút từ Ukraine
Đã đến lúc các phân tích có thể đưa ra chiến lược pháo binh mới cho Lục quân Mỹ dựa trên những gì đang xảy ra ở Ukraine.
Một người lính Mỹ theo dõi các pháo binh Ukraine khai hỏa lựu pháo tự hành M109 tại Khu huấn luyện Grafenwoehr, Đức, vào ngày 12/5/2022. Ảnh: Lục quân Mỹ
Trang Defense News dẫn lời Tướng James Rainey, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Tương lai Lục quân Mỹ, cho biết lực lượng này hiện đang nghiên cứu một chiến lược hỏa lực pháo binh thông thường mới dự kiến vào cuối năm nay.
Tướng Rainey nói với Defense News trong một cuộc phỏng vấn độc quyền khi trên đường tới căn cứ Fort Liberty, Bắc Carolina vào cuối tháng 7 rằng: "Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu rất thận trọng về hỏa lực chiến lược nhằm củng cố các nỗ lực bắn chính xác tầm xa".
"Hiện chúng tôi đang làm điều tương tự đối với các hỏa lực thông thường", ông Rainey nói, đồng thời cho biết thêm rằng "hỏa lực chiến lược chính xác rất quan trọng, nhưng các hỏa lực thông thường cũng rất quan trọng".
Tướng Rainey cho biết đã đến lúc các phân tích có thể đưa ra chiến lược pháo binh dựa trên cả "những gì đang xảy ra ở Ukraine" cũng như những gì Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương cần về hỏa lực thông thường.
Lục quân Mỹ đã gửi một lượng lớn pháo binh để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, bao gồm ít nhất 198 khẩu pháo 155mm, 72 khẩu pháo 105mm, vài triệu viên đạn pháo và 38 Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), theo thống kê vào ngày 25/7/2023 của Lầu Năm Góc.
Ông Rainey cho biết, chiến lược mới sẽ xác định năng lực của những gì hiện có và những gì Lục quân có thể cần. Chiến lược cũng sẽ xem xét công nghệ mới để tăng cường hỏa lực thông thường trên chiến trường, chẳng hạn như những tiến bộ về thuốc phóng giúp các khẩu pháo tầm trung có thể bắn xa như các hệ thống tầm xa hơn.
Công nghệ robot là một lĩnh vực khác sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, chẳng hạn như máy nạp đạn tự động. Lục quân Mỹ đã thử nghiệm các bộ nạp tự động cho pháo binh cũng như các giải pháp để cải thiện tốc độ bắn của lựu pháo nói chung.
Tướng Rainey lưu ý: "Một số đồng minh NATO của chúng tôi có một số bộ nạp mà khả năng thực sự tốt mà chúng tôi quan tâm".
Lục quân Mỹ hiện cũng đang phát triển hệ thống Pháo binh Tầm bắn Mở rộng (ERCA) sử dụng ống súng cỡ nòng 0,58 inch được gắn trên khung gầm của lựu pháo Quản lý Tích hợp Paladin do BAE Systems sản xuất.
Lục quân đang chế tạo 20 nguyên mẫu của hệ thống ERCA: hai nguyên mẫu để thử nghiệm phá hủy và 18 nguyên mẫu còn lại dành cho một tiểu đoàn sẽ nhận vũ khí vào quý 4 năm tài chính 2023. Sau đó, đơn vị đó sẽ vận hành các khẩu pháo thông qua một cuộc thử nghiệm hoạt động kéo dài một năm.
Các quan sát trong quá trình thử nghiệm ban đầu đối với nguyên mẫu cho thấy ống súng bị mài mòn quá mức sau khi bắn một số lượng đạn tương đối thấp. Lục quân có kế hoạch thu thập thêm thông tin trong suốt quá trình thử nghiệm hoạt động để xác định độ tin cậy.
Xe tăng Nga bị phá hủy trong cuộc phản công của Lực lượng vũ trang Ukraine. Ảnh: New voice of Ukraine
Lực lượng này cũng đang tìm cách cải thiện tốc độ bắn trước khi tìm cách thay thế ống súng thông qua các điều chỉnh về vật liệu được sử dụng và thiết kế của ống, điều chỉnh thuốc phóng cũng như thiết kế đạn pháo.
Theo ông Doug Bush, Giám đốc chương trình mua sắm của Lục quân, vai trò của ERCA trong chiến lược vẫn còn được xem xét, nhưng chương trình nguyên mẫu đang gặp phải một số chậm trễ.
Mặc dù vậy, "yêu cầu về hỏa lực tầm xa hoàn toàn là một yêu cầu hợp lệ", Tướng Rainey nói.
Ông lưu ý: "Tôi nghĩ mọi thứ chúng ta đang thấy ở Ukraine là về mức độ phù hợp của hỏa lực chính xác, tất cả các công nghệ mới nổi, nhưng sát thủ lớn trên chiến trường là pháo thông thường, pháo có sức nổ cao".
Lục quân Mỹ trước đây đã lên kế hoạch cho một loại pháo tầm xa chiến lược sẽ đạt tầm bắn 1.600km nhưng đã hủy bỏ chương trình khoa học và công nghệ vào năm 2022.
Lực lượng này cũng đã xem xét các loại pháo di động 155mm để tìm ra bất kỳ thứ gì có thể mang lại sự cải thiện về tầm bắn, tốc độ bắn và tính cơ động so với các hệ thống pháo được sử dụng trong các đội chiến đấu lữ đoàn. Lục quân đã xem xét ít nhất bốn sản phẩm được giới thiệu của các công ty nước ngoài nhưng không đi tới ký kết hợp đồng.
Lộ "tử huyệt", siêu tăng Abrams có thể đảo chiều chiến sự Ukraine? Chuyên gia quân sự cho rằng xe tăng M1 Abrams của Mỹ khó tác động đáng kể tới cuộc xung đột ở Ukraine dù khí tài được trang bị công nghệ tiên tiến. Xe tăng M1 Abrams (Ảnh: Sputnik). Các kênh truyền thông của Mỹ gần đây đưa tin các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams, khí tài trụ cột của...