Mỹ có thể đối mặt ’sóng chồng sóng’ Covid-19
Chuyên gia Anthony Fauci cảnh báo người dân Mỹ nên sẵn sàng đối mặt với kịch bản “sóng chồng sóng” Covid-19 với số ca nhiễm tăng vọt sau Lễ Tạ ơn.
“Gần như chắc chắn số ca nhiễm sẽ gia tăng bởi những gì đã diễn ra với việc người dân đi lại” trong Lễ Tạ ơn, chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Fauci nói trong chương trình “State of the Union” của kênh CNN ngày 29/11.
Dịp Lễ Tạ ơn đã biến tuần trước trở thành tuần bận rộn nhất tại các sân bay Mỹ kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát tới nay. Mỹ hiện ghi nhận hơn 13,7 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 273.000 trường hợp tử vong, là vùng dịch lớn nhất thế giới.
Anthony Fauci tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
“Chúng ta sẽ nhìn thấy cảnh tượng sóng chồng sóng” trong hai hoặc ba tuần nữa, ông nói thêm. “Chúng tôi không muốn làm mọi người hoảng sợ nhưng đó là thực tế”.
Fauci và các nhà khoa học khác trong chính phủ cho rằng xu hướng này thực sự đáng lo ngại khi mà kỳ nghỉ Giáng sinh sắp tới sẽ tiếp tục thúc đẩy người dân di chuyển và tụ tập.
Video đang HOT
Xuất hiện trên chương trình Meet the Press của kênh NBC, tiến sĩ Fauci cũng đưa ra cảnh báo tương tự song thêm rằng “chưa quá muộn” để những người dân trở về sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn giúp ngăn chặn virus lây lan. Họ cần đeo khẩu trang thường xuyên, giữ khoảng cách với những người xung quanh và tránh tụ họp thành các nhóm lớn.
Theo ông, tổng thống đắc cử Joe Biden sắp tới nên tập trung vào việc phân phối vaccine Covid-19 một cách “hiệu quả và công bằng” bởi vaccine chính là “ánh sáng cuối đường hầm”. Ông đồng thời cho biết sẽ thúc giục chính quyền mới thực hiện chương trình xét nghiệm nghiêm ngặt hơn.
“Nếu chúng ta có thể đoàn kết với nhau với tư cách một quốc gia và thực hiện các biện pháp phòng dịch nhằm giảm bớt đà tăng đột biến này cho tới khi một tỷ lệ đáng kể dân số được tiêm chủng, chúng ta sẽ vượt qua”, ông nhấn mạnh.
Con đường gian nan trong hành trình hàn gắn nước Mỹ của ông Joe Biden
"Hàn gắn tâm hồn quốc gia" là điểm nhấn được ông Joe Biden nêu bật trong chiến dịch tranh cử. Nhưng khi gần như cầm chắc chiến thắng, ông sẽ lại phải đối diện với thách thức trong biến cam kết thành hiện thực.
Ông Joe Biden phát biểu nhân dịp Lễ Tạ ơn tại Wilmington, bang Delaware ngày 25/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đó là nhiệm vụ không dễ dàng. Sau nhiều thập kỉ, chia rẽ quốc gia tại Mỹ ngày càng nới rộng ra và tiến trình này bứt tốc nhanh hơn dưới bốn năm nắm quyền của ông Donald Trump. Hố sâu rạn nứt lộ rõ trong vài tuần qua, khi ông Trump, dù không có bằng chứng xác thực, tuyên bố rằng bầu cử năm 2020 có nhiều gian lận.
Trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông Joe Biden luôn khẳng định cá nhân ông là mẫu người có thể hợp tác hài hòa với nhiều bên khác nhau. Ông dẫn chứng nhận định này bằng quãng thời gian làm thượng nghị sĩ, với câu nói được lấy làm điển hình: Không nên tấn công vào động cơ của đối thủ.
Joe Biden là người thắng trong cuộc đua nội bộ của đảng Dân chủ năm nay, một phần là do ông thuộc tuýp chính trị gia mang tư tưởng trung dung, lấy đồng thuận làm lực đẩy, chứ không lệch hẳn sang tả khuynh như Bernie Sander hay Elizabeth Warren.
Tuy nhiên, những phẩm chất đó có đủ sức giúp Joe Biden xử lý thành công phân cực xã hội Mỹ hay không là câu chuyện khác. Theo Moe Vela, người từng làm Giám đốc điều hành văn phòng Phó Tổng thống Joe Biden dưới thời Barack Obama, điểm then chốt nhất là tạo dựng đoàn kết một quốc gia đang bị chia rẽ.
Vấn đề là ông Biden có cây đũa thần, hay khả năng đặc biệt để hiệu triệu 74 triệu người (bỏ phiếu cho ông Trump) và 80 triệu người khác (chọn ông Biden) cùng nắm tay và hát "bài ca kết đoàn" (Kubaya) hay không? Không, điều này sẽ không xảy ra - ông Vela bình luận.
Nhưng theo Moe Vela, cựu Phó Tổng thống Mỹ ít nhất cũng làm được việc giảm nhiệt căng thẳng. Ông Joe Biden có thể làm hoàn thành mục tiêu này - có thể nhờ vào lời nói cùng những hành động thân thiện và cao hơn là biết cách tìm kiếm điểm đồng với phe Cộng hòa trong một số chủ đề chính sách, nổi bật nhất hiện nay là khả năng thúc đẩy gói kích thích kinh tế mới chống COVID-19.
Ý tưởng trên cũng đồng nhất với thông điệp mới nhất của ông Biden. Hôm 25/11, ngay trước thời điểm nước Mỹ bước vào kì nghỉ lễ Tạ ơn, cựu Phó Tổng thống khẳng định, tạo dựng hòa hợp tâm hồn quốc gia là việc làm khó khăn nhất. "Quốc gia bị chia rẽ. Chia rẽ làm chúng ta tức giận, đẩy mọi người đối đầu nhau... Nhưng chúng ta cần nhớ rằng bản thân mình đang trong cuộc chiến COVID-19, chứ không phải là chống lại lẫn nhau. Hãy nhớ điều đó, chúng ta phải đoàn kết trước đại dịch", ông Joe Biden nói.
Vấn đề nằm ở chỗ, những sợi dây chung từng gắn kết người Mỹ giờ lại đang xuất hiện những dấu hiệu đứt gãy. Theo thăm dò dư luận của liên danh Economist-YouGov khảo sát từ 21-24/11, trung bình trong bốn cử tri Cộng hòa có một người nói rằng COVID-19 là "huyễn hoặc", bất chấp thực tế nước Mỹ đã có tới hơn 13 triệu người mắc và hơn 260.000 người tử vong.
Kết quả thăm dò cũng cho thấy, có đến 80% cử tri Cộng hòa nói rằng ông Biden không giành chiến thắng một cách hợp pháp và 73% nhìn nhận tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nên thừa nhận thất bại. Đối với số cử tri độc lập, 55% công nhận ông Biden chiến thắng hợp pháp, 45% còn lại nói không.
Trong thế giới quan của Joe Biden không hề có lăng kính màu hồng trước hố sâu ngăn cách quốc gia. Ông chưa hề cam kết sẽ làm lành vết thương chia rẽ tức thời. Nhưng những đồng minh, số người thân tín của Joe Biden tin rằng cựu Phó Tổng thống Mỹ có thể đưa ra lời bảo đảm cũng như cam kết về ổn định.
Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tham gia tuần hành tại Madison, Wisconsin, Mỹ, ngày 7/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Độ tuổi, sắc tộc cùng quan điểm chính trị trung dung có thể giúp ông chí ít cũng kéo được số cử tri ôn hòa về phía mình. Trong cuộc đua vừa qua, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã thất bại trong kế hoạch khắc họa Joe Biden là "con tin" của cực tả.
Phân biệt chủng tộc là nỗi đau dai dẳng trong xã hội Mỹ xuyên suốt lịch sử lập quốc. Và dường như ông Biden không có khả năng tạo ra đột phá ngoại lệ. Nhưng một người da trắng 78 tuổi như ông cũng có ưu thế tránh được phản ứng đối đầu từ nhóm bảo thủ mà nòng cốt là người da trắng - ưu thế mà ông Obama không có được khi là Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Nhưng nếu muốn dồn một phần nhiệm kỳ để giảm phân cực chính trị, ông Joe Biden sẽ đối diện với màn đặt cược khó khăn. Vấn đề không phải là Donald Trump và di sản ông để lại. Trong nhiều lĩnh vực, động cơ chính trị chính là thứ nuôi dưỡng và thúc đẩy luồng quan điểm cực đoan. Phái cứng rắn thường có xu hướng dò xét cách thức chính trị gia chống lại một thách thức hàng đầu, sau đó xuất hiện trên truyền hình để phản đòn, hoặc qua truyền thông mạng xã hội để lôi kéo người phản đối, rồi vận động tài chính, tạo quỹ.
"Những thế lực mà ông ấy (Joe Biden) phải đối mặt lớn hơn Tổng thống Trump số này mang thuộc tính dễ bùng nổ phản kháng. Có một loạt thế lực đẩy người Mỹ tách xa nhau thay vì kết dính lại", Grant Reeher, giáo sư chuyên ngành Khoa học chính trị tại Đại học Maxwell thuộc Đại học Syracuse (New York) nhận định.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 62 triệu, Mỹ cảnh báo hậu quả thảm khốc Hơn 62 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, trong đó gần 1,5 triệu người chết, Mỹ dự báo làn sóng nhập viện mới vì hoạt động tụ tập trong Lễ Tạ ơn. Thế giới ghi nhận 62.543.009 ca nhiễm và 1.457.367 người đã tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 634.964 và 10.209 ca chỉ trong một ngày, 43.161.704 người đã bình phục,...