Mỹ có kế hoạch mở rộng quy mô các cuộc tập trận tại Thái Bình Dương
Mỹ có kế hoạch tăng cường và mở rộng quy mô các cuộc tập trận chung với các đồng minh tại khu vực này trong vài năm tới.
Tờ “Liên hợp buổi sáng” của Singapore đưa tin, với kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược về khu vực châu Á, Mỹ có kế hoạch đến trước năm 2020 sẽ triển khai phần lớn lực lượng Hải quân của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo công bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore, đến năm 2020, một lực lượng Hải quân lớn của Mỹ lên tới 60% sẽ được triển khai tại khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Hình ảnh quân đội Mỹ tiến hành tập trận với các nước đồng minh khu vực châu Á
Điều này được coi là động thái đầu tiên trong việc cụ thể hóa chuyển chiến lược quốc phòng của Mỹ về châu Á. “Chúng tôi sẽ cho triển khai 6 tàu sân bay và phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm tại khu vực này”. Ông Panetta cho biết.
Video đang HOT
Hiện tại, Hải quân Mỹ có khoảng 285 tàu chiến các loại, một nửa trong số này được triển khai tại khu vực Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch tăng cường và mở rộng quy mô các cuộc tập trận chung với các đồng minh tại khu vực này trong vài năm tới.
Đồng thời Mỹ nhấn mạnh sẽ tăng cường các chuyến thăm của tàu Hải quân Mỹ đến các nước trong khu vực này.
Trong dịp đến dự Đối thoại Shangri-La lần này, ông Panetta cũng thực hiện các chuyến công du kéo dài 8 ngày tới các nước châu Á, trong đó có Việt Nam và Ấn Độ.
Ông Panetta cho biết, hiện Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất tại khu vực Thái Bình Dương. Mỹ nhân thức được rằng, an ninh và sự thịnh vượng của các nước này có liên quan chặt chẽ đến an ninh tại khu vực.
Ông cũng nhận định, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đông dân nhất và có lực lượng quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Cũng theo Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) dự đoán, năm nay chiêu tiêu quốc phòng của các nước trong khu vực châu Á sẽ vượt qua các nước châu Âu, trở thành khu vực có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới.
Ông Panetta tuyên bố, ngay cả khi ngân sách quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm 500 tỷ USD trong 10 năm tới, Mỹ vẫn không ngừng thúc đẩy quan hệ đối tác với các nước trong khu vực châu Á và giúp đỡ các nước này nâng cao khả năng tự vệ trước những diễn biến phức tạp trong khu vực.
Theo GDVN
Kết thúc Shangri-La: Mỹ và Singapore khẳng định ủng hộ ASEAN
Trong cuộc đối thoại Shangri-La vào ngày 6 tháng 2, Mỹ và Singapore đã khẳng định tiếp tục hợp tác để giải quyết các vấn đề về an ninh khu vực. Sự hợp tác này bao gồm việc ủng hộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp định Khung Chiến lược 2005.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Đó là hai lời khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ở Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Á lần thứ 11 được đặt tên là Đối thoại Shangri-La tại Singapore.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên này được tổ chức tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore và được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở Vương quốc Anh. Đây là một diễn đàn an ninh liên chính phủ với sự tham dự của các quan chức hàng đầu của các nước trên khắp thế giới.
Phát biểu này được đưa ra sau cuộc gặp song phương giữa Panetta và Ng Eng Hen vào ngày 2 tháng 6. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Panetta xuất hiện ở Đối thoại Shangri-La.
Panetta và Ng Eng Hen đã thảo luận về nhiều vấn đề an ninh khu vực và quốc phòng. bao gồm Cuộc họp bổ sung giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hiệp định Khung Chiến lược (SFA) giữa Mỹ và Singapore.
Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã tăng đáng kể từ năm 1990 sau khi hai nước kí Biên bản ghi nhớ (MOU) cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở của Singapore ở Căn cứ không quân Paya Lebar và các bến tàu Sembawang.
Một cơ quan hậu cần Hải quân Mỹ đã được xây dựng ở Singapore vào năm 1992 theo quy định của MOU. Vào năm 1999 bản MOU đã được sửa đổi bổ sung cho phép các tàu hải quân Mỹ thả neo ở Căn cứ Hải quân Changi. Việc xây dựng bến cảng mới đã được hoàn thành vào đầu năm 2011 và có thể cho phép các hàng không mẫu hạm của Mỹ đậu.
Panetta và Ng Eng Hen đều xác nhận những tiến triển trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước kể từ khi kí SFA.
Bên cạnh đó Panetta và Ng cũng khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện SFA và cho phép Mỹ tham gia nhiều hơn vào khu vực.
Theo tuyên bố chung giữa hai nước thì Mỹ và Singapore đều đang phối hợp tăng cường cải thiện các cơ hội tập huấn cùng nhau, trong đó có việc sử dụng Trung tâm Huấn luyện Murai của Singapore để tổ chức các hoạt động tập huấn cùng nhau thương xuyên hơn giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Vũ trang Singapore (SFA) kể từ năm 2013 trở đi.
Ngoài ra Singapore cũng thực hiện tập huấn quân sự ở Úc, Pháp và Đài Loan.
Trong suốt cuộc họp song phương, ông Ng Eng Hen đã cảm ơn ông Panetta vì cho phép SAF tập huấn ở Mỹ còn ông Panetta đã cảm ơn ông Ng Eng Hen vì những "đóng góp hữu ích của Singapore đối với Afghanistan và những nỗ lực chống cướp biển ở vịnh Aden".
Theo GDVN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Cam Ranh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm một tàu tiếp vận của Mỹ ngoài cảng Cam Ranh, nói chuyện với thủy thủ đoàn và thực hiện nghi thức phát đồng xu cho họ. Các sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi ông bước xuống máy bay tại sân bay quân sự Cam Ranh...