Mỹ chi 1,5 tỉ USD để vượt lên trong cuộc đua AI với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin Lloyd Austin thề sẽ phát triển các hệ thống AI một cách “đúng đắn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại hội nghị quốc tế do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo tổ chức hôm 13.7
Kể từ khi Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc bắt đầu hình thành “làn sóng đầu tiên” của trí tuệ nhân tạo (AI) vào những năm 1960, Mỹ đã dẫn đầu thế giới trong áp dụng AI. Trong 5 thập niên tiếp theo, AI đã chuyển từ máy móc chuyên thực hiện quy tắc do con người lập trình sang làn sóng thứ hai về thống kê, và bây giờ làn sóng thứ ba đang đưa đến những cỗ máy thông minh có khả năng hiểu và suy luận theo ngữ cảnh.
DARPA từng nói trong các chiến trường tương lai, máy móc sẽ hoạt động như đồng nghiệp hơn là công cụ. “Nhưng rõ ràng, chúng tôi không phải là những người duy nhất hiểu được triển vọng của AI”, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói trong bài phát biểu tại hội nghị quốc tế do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo tổ chức hôm 13.7.
Video đang HOT
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự định sẽ thống trị toàn cầu về AI vào năm 2030. Để giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang AI với Trung Quốc, Mỹ sẽ chi gần 1,5 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển AI trong 5 năm tới. Bắc Kinh sử dụng AI cho nhiều nhiệm vụ, từ giám sát, tấn công mạng đến vũ khí tự động. Trong lĩnh vực AI, cũng như nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi hiểu rằng Trung Quốc là thách thức của chúng tôi về mặt tốc độ. Chúng tôi sẽ cạnh tranh để giành chiến thắng, nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó một cách đúng đắn”, ông Austin lưu ý.
Theo Nikkei, ông Austin cũng nhấn mạnh nỗ lực này không chỉ liên quan đến các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ, mà còn liên quan đến cả các trường đại học và doanh nghiệp nhỏ. Tháng 5.2021, ông Austin đã ký vào một tài liệu chiến lược mới cho Bộ Chỉ huy và Kiểm soát toàn miền, gọi là JADC2, để kết nối dữ liệu quan sát và trinh sát từ tất cả các chi nhánh của quân đội thành mạng duy nhất. AI và các công nghệ khác sẽ được áp dụng để xây dựng một kế hoạch tối ưu. Chiến lược mới này cho thấy rõ mục tiêu xoay trục của Lầu Năm Góc ra khỏi các cuộc chiến chống khủng bố.
Xét về lực lượng và công nghệ, Mỹ vượt trội hơn hẳn so với các nhóm cực đoan mà nước này đã chiến đấu ở Trung Đông. Ngoài ra, Mỹ còn có khả năng nhanh chóng huy động lực lượng và hành động theo tốc độ của riêng mình. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang trên đà bắt kịp Washington trong các lĩnh vực ở đất liền, trên biển, trên không, không gian và không gian mạng. Theo một số nhà quan sát, Trung Quốc thậm chí còn vượt xa Mỹ tại sân sau ở Tây Thái Bình Dương. Trong bối cảnh hai bên hiện đã đồng đều hơn về sức mạnh, thì tốc độ thu thập và phân tích thông tin tình báo để đưa các chiến lược vào hành động sẽ là yếu tố quyết định trong trận chiến này.
Nikkei dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết, Lầu Năm Góc sẽ làm việc với hơn 30 quốc gia để triển khai khuôn khổ JADC2. Nếu có xung đột xảy ra, việc kết hợp dữ liệu của các nước sẽ cải thiện độ chính xác thông tin tình báo. Cũng tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong những tuần tới Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đưa ra chiến lược sử dụng dữ liệu hiệu quả trong chính sách đối ngoại.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan lưu ý Mỹ gần đây đã thành lập một nhóm về công nghệ được gọi là Quad, bao gồm Mỹ , Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Bốn nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực về chuỗi cung ứng và công nghệ 5G.
Trung Quốc trình diễn robot do thám đội lốt cá rồng
Xuất hiện ở một triển lãm quân sự, robot cá rồng của Trung Quốc được dự đoán là một công cụ do thám hữu hiệu.
Robot cá mập cũng xuất hiện tại triển lãm quân sự
Theo OddityCentral , tại triển lãm quân sự Bắc Kinh vừa qua, quân đội Trung Quốc cho biểu diễn một con cá rồng bơi trong bể nước lớn được lắp đặt ngay trong khuôn viên. Giữa những xe tăng, tên lửa và các thiết bị quân sự có khả năng gây chết người, con cá rồng tưởng chừng vô hại đã thu hút sự chú ý của cánh nhà báo và những người tham gia.
Thoạt nhìn, ngoại hình và chuyển động của nó chẳng khác nào một con cá thật đang bơi trong nước, nó thỉnh thoảng ngẩng đầu lên khi chạm đến thành bể, rồi tiếp tục vẫy đuôi và bơi theo hướng khác. Nhưng đến khi nhìn kỹ, người xem mới nhận ra đây là robot đội lốt cá.
Robot cá rồng là sản phẩm của công ty Boya Gongdao, được chế tạo dựa trên những chuyển động của cá thật. Bên trong robot là nhiều loại cảm biến và công nghệ kiểm soát tầm nhìn, cùng với pin có dung lượng lên đến 6 - 8 giờ đồng hồ.
Nhà sản xuất chú cá robot này cho rằng nó có thể phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, cụ thể là nghiên cứu sinh vật biển. Dẫu vậy, người ta không thể bỏ qua tiềm năng của nó khi ứng dụng vào hoạt động gián điệp và giám sát dưới nước.
Robot có ngoại hình giống cá rồng
Khi công nghệ phát triển, các robot mô phỏng chuyển động của động vật ngày càng phổ biến. Năm ngoái, công ty Festo của Đức cũng công bố loại robot tên Bionic Swift có khả năng bắt chước chuyển động của loài chim. Robot này nặng 42 gram, nhưng thiết kế bên ngoài không thực sự giống chim mà chỉ mô phỏng các động tác bay của chim thật. Ngoài ra, công ty này còn nhiều robot lấy cảm hứng từ kiến, bướm, chim cánh cụt, sứa và cả chuột túi.
Ngoài phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đôi khi các robot mô phỏng này cũng có thể được dùng để do thám mà không sợ bị phát hiện. Gần đây, Không quân Mỹ thông báo chế tạo loại drone (máy bay không người lái) siêu nhỏ, có khả năng bắt chước chuyển động bay của chim hoặc côn trùng với mục đích thăm dò chiến trường, giám sát máy bay của kẻ địch.
Big Tech Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vào Mỹ Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nên các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc đang tìm cách chuyển dòng tiền vào Mỹ. Cửa ngõ vào Mỹ Vài tháng qua, Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nhắm vào các công ty công nghệ mới nổi trong nước sắp lên sàn chứng khoán Mỹ (IPO)....