Olympic Brisbane 2032: Đua thuyền có thể diễn ra trong vùng hiện có cá sấu nước mặn
Theo tờ Guardian ngày 25/3, chính quyền bang Queensland (Australia) đã công bố kế hoạch tổ chức môn đua thuyền tại Thế vận hội Olympic và Paralympic Brisbane 2032 trên sông Fitzroy, gần thành phố Rockhampton – khu vực vốn là môi trường sống tự nhiên của cá sấu nước mặn.
Đề xuất do Thủ hiến Queensland David Crisafulli công bố vẫn cần được Liên đoàn Đua thuyền Thế giới và Ủy ban Olympic quốc tế phê duyệt. Giám đốc điều hành Rowing Australia, bà Sarah Cook, bày tỏ lo ngại rằng địa điểm này có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, đặc biệt là về yêu cầu đường đua không bị phân luồng.
Tuy vậy, bà Cook cho biết bà không quá lo ngại về sự hiện diện của cá sấu tại khu vực này. Bà ghi nhận cộng đồng đua thuyền ở Rockhampton rất năng động, đồng thời nhấn mạnh rằng khu vực sông Fitzroy từng được sử dụng làm nơi tập luyện cho đội tuyển Australia trước Olympic Tokyo và sẽ tiếp tục là địa điểm huấn luyện cho Olympic Los Angeles.
Chủ tịch Câu lạc bộ Đua thuyền Fitzroy Rockhampton, bà Sarah Black, xác nhận sông Fitzroy là môi trường sống tự nhiên của cá sấu nước mặn, nhưng khẳng định các vận động viên địa phương đã có quy trình quản lý rủi ro rõ ràng, bao gồm phối hợp với các cơ quan chức năng về động vật hoang dã để theo dõi và xử lý kịp thời khi phát hiện cá sấu.
Chủ tịch Ủy ban Olympic Brisbane, ông Andrew Liveris, bác bỏ các lo ngại về an toàn và kêu gọi cách tiếp cận tích cực. Ông dẫn chứng rằng đại dương có cá mập nhưng các môn thể thao như lướt sóng vẫn diễn ra bình thường, cho rằng cần tránh phóng đại mối đe dọa từ các sinh vật hoang dã.
Video đang HOT
Người nuôi cá sấu lâu năm, ông John Lever – hiện điều hành một trang trại cá sấu gần Fitzroy – bày tỏ sự ủng hộ kế hoạch tổ chức Olympic tại đây. Ông cho rằng các biện pháp kiểm soát như phân vùng khu vực, đặt bẫy định kỳ và khảo sát thường xuyên hoàn toàn có thể triển khai. Theo ông, sông Fitzroy nằm ở rìa cực Nam trong phạm vi phân bố của cá sấu nước mặn và khu vực này chưa từng ghi nhận sự cố nghiêm trọng nào liên quan đến loài bò sát này.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese khi được hỏi về đề xuất này đã phản hồi một cách thận trọng. Ông cho rằng Fitzroy là con sông tuyệt vời để đi dạo, nhưng không chắc đây là lựa chọn phù hợp cho môn thi đấu Olympic.
Tín hiệu Nga có thể sớm tái xuất trên đấu trường thể thao thế giới
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã cấm Nga tham gia với tư cách là một đội tuyển tại Olympic Paris 2024 do xung đột Nga-Ukraine.
Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong các kỳ Thế vận hội tới.
Cờ của Ủy ban Olympic quốc tế (trái) và quốc kỳ Nga. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nữ Chủ tịch đầu tiên của IOC Kirsty Coventry cho biết bà sẽ không cấm hoàn toàn các quốc gia tham dự Olympic bởi lý do xung đột quốc tế. Tờ Politico (Mỹ) cho rằng đây là cánh cửa mở ra cho vận động viên Nga quay trở lại các đấu trường thể thao quốc tế.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Sky News hôm 21/3, bà Coventry chia sẻ: "Tôi cho rằng cần phải xem xét đến từng tình huống. Điều tôi muốn thực hiện là thành lập một lực lượng đặc trách. Họ sẽ cố gắng đưa ra một số chính sách và khuôn khổ hướng dẫn mà chúng ta có thể sử dụng để đưa ra quyết định trong các tình huống xung đột".
Bên cạnh đó, Coventry cho biết bà cảm thấy thật đạo đức giả khi cấm các quốc gia thi đấu thể thao bởi xung đột quốc tế trong khi nhiều quốc gia ở châu Phi nơi bà sinh ra đang phải đối mặt với những căng thẳng tương tự.
IOC đã cấm Nga tham gia Olympic Paris 2024, tuy nhiên, vận động viên Nga được phép tham gia thế vận hội với tư cách là "vận động viên trung lập cá nhân". Điều này có nghĩa là các vận động viên tự đại diện cho mình trong các cuộc thi và không được sử dụng các biểu tượng quốc gia của Nga như quốc kỳ hoặc quốc ca và không tham gia vào một số nghi lễ.
Những động thái này đã chặn các cơ hội quan trọng để Nga sức mạnh thể thao quốc gia và thúc đẩy lòng tự hào dân tộc.
Theo Politico, hiện chưa rõ liệu Nga có thể góp mặt tại Olympic 2028 tại Los Angeles hay không. "Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề đó với một nhóm tập thể ... với lực lượng đặc trách", bà Coventry nói với Sky News.
Bà Kirsty Coventry phát biểu tại cuộc họp báo ở Costa Navarino, Hy Lạp ngày 20/3. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 20/3, Bộ trưởng Thể thao Zimbabwe, bà Kirsty Coventry, đã được bầu làm nữ Chủ tịch đầu tiên của IOC. Bà Coventry cũng là người châu Phi đầu tiên và là người trẻ nhất nắm giữ cương vị Chủ tịch IOC từ trước đến nay.
Bà Coventry, sinh năm 1983, từng hai lần giành Huy chương vàng bơi lội Olympic, sẽ kế nhiệm ông Thomas Bach - đã xin từ chức sau 12 năm cầm quyền.
Trong bài phát biểu sau khi được bầu, bà Kirsy Coventry đã bày tỏ sự vinh dự và tự hào. Bà cho biết: "Nếu xét về tầm quan trọng khi trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này, tôi thực sự muốn nói rằng đã có rất nhiều người phụ nữ khác đã có những đóng góp lớn lao cho thể thao thế giới trước tôi. Họ đã truyền cảm hứng cho tôi và cũng giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tranh cử chức chủ tịch của IOC".
Bà khẳng định mong muốn tạo ra thay đổi lớn hơn nữa từ trong nội bộ tổ chức và mang tới niềm tin cho các vận động viên trên toàn thế giới trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình.
Bên cạnh đó, bà Coventry cũng cho rằng IOC cần thêm nhiều thay đổi tích cực hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên nữ và cần tạo ra cơ chế đặc biệt để các vận động viên chuyển giới có thể thi đấu một cách bình đẳng. Tân Chủ tịch IOC thừa nhận sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn trước mắt, song bà sẽ nỗ lực để đưa Phong trào Olympic trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bão Alfred suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Cơn bão mạnh bất thường Alfred suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong sáng 8/3 khi tiến gần bờ biển phía Đông Australia. Khu vực ảnh hưởng của bão vẫn có mưa to và gió mạnh, với hàng trăm nghìn cơ sở trong tình cảnh mất điện. Dù đã suy yếu, không còn gió giật nhưng bão Alfred vẫn gây mưa nặng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quốc gia nắm chìa khóa phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc

Bắc Kinh cảnh báo các nước không được ký thỏa thuận thương mại với Mỹ gây tổn hại cho Trung Quốc

Đại học Harvard có nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Trump cắt tài trợ thêm 1 tỷ USD

Thụy Điển bán chiến đấu cơ cho Peru: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới ở 'sân sau' của Mỹ?

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc sẽ đàm phán với Mỹ theo thể thức '2+2'

Gần 70% diện tích Dải Gaza nằm trong lệnh di dời của Israel

Quân đội Trung Quốc mang phi đội hùng hậu đến Ai Cập tập trận

Israel tiếp tục không kích các mục tiêu Hezbollah ở miền Nam Liban

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Phục sinh

Tình cảnh tại Myanmar gần 1 tháng sau thảm họa động đất kinh hoàng

Trung Quốc phô diễn sức mạnh công nghệ qua cuộc thi chạy robot

Xả súng ở trường gà Ecuador, ít nhất 12 người chết
Có thể bạn quan tâm

HOT: Kristen Stewart tổ chức đám cưới với vị hôn thê
Sao âu mỹ
15:26:44 21/04/2025
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng phủ nhận việc 'có người tác động'
Pháp luật
15:26:15 21/04/2025
NSND Hồng Vân: "Tôi phải nghĩ cách đưa thi thể Anh Vũ từ Mỹ về Việt Nam, đêm đó khủng khiếp nhất"
Tv show
15:24:51 21/04/2025
Giáo hoàng Francis qua đời
Tin nổi bật
15:24:07 21/04/2025
Khoảnh khắc Thanh Thuỷ lép vế trước 2 Á hậu Vbiz, visual đỉnh chóp mà bị "dìm" thế này
Sao việt
15:11:33 21/04/2025
Jennie gây sốc khi thay trang phục ngay trên sân khấu Coachella 2025
Phong cách sao
15:06:27 21/04/2025
Concert đầu tiên của SOOBIN tại Hà Nội cháy vé chỉ sau 12 phút mở bán
Nhạc việt
15:01:53 21/04/2025
Con gái 18 tuổi của "thiên hậu" Vương Phi gây tranh cãi
Sao châu á
14:59:57 21/04/2025
Dàn diễn viên phim "Cánh đồng hoang" sau gần 5 thập kỷ ra sao?
Hậu trường phim
14:54:36 21/04/2025
Tyler Fredricson, tài năng trẻ được MU trình làng là ai?
Sao thể thao
14:28:40 21/04/2025