Mỹ cân nhắc thành lập một tổ chức mới tại Nhật Bản
Kyodo ngày 28/7 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Nhật Bản để tham dự các cuộc đàm phán an ninh 2 2 và Bộ tứ (QUAD).
Theo một nguồn thạo tin, Washington đang cân nhắc thành lập một tổ chức mới trong lực lượng Mỹ tại Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực chỉ huy để bảo vệ đồng minh.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken diễn ra ba tháng sau khi Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố về kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ – Nhật tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Nhà Trắng.
Dự kiến, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ có cuộc hội đàm 2 2 trong ngày 28/7 với những người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa và Minoru Kihara. Ngày 29/7, ông Blinken sẽ nhóm họp với những người đồng cấp trong nhóm Bộ tứ gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, nhằm củng cố liên minh trước một Trung Quốc ngày càng có tầm ảnh hưởng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ cùng người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa họp nhóm Bộ tứ ngày 29/7. Ảnh: Kyodo
Video đang HOT
Washington Post dẫn một nguồn thạo tin tiết lộ, Mỹ đang cân nhắc thành lập một tổ chức mới trong lực lượng Mỹ tại Nhật Bản để hợp tác chặt chẽ hơn với lực lượng SDF.
Tổ chức mới của Mỹ sẽ đóng vai trò là đối tác của một sở chỉ huy chung theo kế hoạch tại Nhật Bản, qua đó thống nhất quyền chỉ huy các lực lượng phòng vệ mặt đất, trên biển và trên không của SDF. Dự kiến, tổ chức mới này có khoảng 240 nhân sự.
Được biết, các vai trò hiện nay của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản chỉ giới hạn ở việc quản lý các căn cứ quân sự cùng một số nhiệm vụ khác, trong khi việc chỉ huy quân đội và phối hợp với SDF thuộc thẩm quyền của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ có trụ sở tại Hawaii.
Giới quan sát cho rằng các cuộc đàm phán an ninh 2 2 sẽ đề cập việc tăng cường cam kết răn đe mở rộng của Washington, nhằm sử dụng năng lực quân sự của nước này, bao gồm cả vũ khí hạt nhân để bảo vệ Nhật Bản.
Nhà khoa học chính trị thuộc Tổ chức tư vấn RAND Naoko Aoki nhận định, việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, hoạt động hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên và xung đột ở Ukraine, đã khiến Nhật Bản lo lắng về an ninh.
“Điều quan trọng đối với Mỹ là phải trấn an Nhật Bản về cam kết của mình và gửi tín hiệu tới các đối thủ tiềm tàng rằng liên minh vẫn vững mạnh và Mỹ cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết để bảo vệ Nhật Bản”, bà Naoko Aoki nói.
Ngoại trưởng Mỹ sắp đến châu Á sau khi thăm loạt nước Trung Đông
Sau chuyến thăm hàng loạt quốc gia Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến thăm 3 quốc gia châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một sự kiện ở Washington, D.C. ngày 30/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết tại ba điểm dừng ở châu Á vào tuần tới, Ngoại trưởng Blinken sẽ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thịnh vượng, an toàn, kết nối và kiên cường.
Chuyến thăm châu Á diễn ra sau khi Ngoại trưởng Blinken đến Israel hôm 27/10. Trước đó, ông Blinken có lịch trình làm việc tại hàng loạt nước Trung Đông là Jordan, Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập từ ngày 11-17/10.
Theo AFP, ông Blinken cũng có lịch trình tới Jordan. Quốc gia Arab này vào hôm 1/11 đã rút đại sứ khỏi nước láng giềng Israel để phản đối cuộc tấn công của nước này nhằm vào Gaza.
Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng như xung đột Nga - Ukraine dự kiến sẽ là chủ đề trong chuyến công du của ông Blinken tới Nhật Bản để dự cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp Thủ tướng Fumio Kishida tại Nhật Bản và sau đó họp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ở Seoul.
Hàn Quốc trước đó thông báo rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ dừng chân ở Seoul, nơi ông dự kiến thảo luận về căng thẳng âm ỉ kéo dài với Triều Tiên liên quan vấn đề hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tới Ấn Độ để cùng Ngoại trưởng Blinken tham dự đàm phán "hai cộng hai" thường niên. Sự kiện này diễn ra sau chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác đang phát triển nhanh chóng.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã ưu tiên quan hệ với Ấn Độ. Tuy nhiên, chuyến đi của ông Blinken có thể trở nên khó xử do căng thẳng ngoại giao hiện nay giữa Ấn Độ và một đối tác thân cận khác của Mỹ là Canada. Căng thẳng đang leo thang giữa New Delhi và Ottawa sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 18/9 cáo buộc các đặc vụ của chính phủ Ấn Độ liên quan đến vụ sát hại một thủ lĩnh ly khai người Sikh trên lãnh thổ Canada.
Nhà lãnh đạo Canada cho rằng Ấn Độ có liên quan đến vụ sát hại ông Hardeep Singh Nijjar, thủ lĩnh phong trào kêu gọi thành lập đế chế tự trị của người Sikh có tên Khalistan. Ông Nijjar là công dân Canada, sinh ra tại Ấn Độ. Ông này vừa bị sát hại vào tháng 6 vừa qua tại Vancouver. Trong nhiều năm, New Delhi khẳng định ông Nijjar có dính líu tới khủng bố. Tuy nhiên, ông này đã bác bỏ cáo buộc.
Hiện nay, Canada vẫn chưa đưa ra bằng chứng về mối liên quan của chính phủ Ấn Độ với cái chết của ông Nijjar. Trong khi đó, Ấn Độ khẳng định không liên quan đến nghi vấn này. Ngoại trưởng Blinken đã kêu gọi Ấn Độ hợp tác trong cuộc điều tra của Canada.
Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục Ngày 26/6, đồng yen Nhật Bản đã giảm đến mức hơn 160 yen đổi 1 USD. Đây là lần đầu tiên trong 2 tháng qua đồng yen giảm tới mức này, làm gia tăng lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ lại can thiệp để kiềm chế đồng nội tệ tiếp tục giảm nhanh hơn nữa. Đồng yen của Nhật Bản tại...