Mỹ cam kết hỗ trợ Philippines trên Biển Đông
Chính quyền Biden cam kết hỗ trợ đồng minh Philippines trong tranh chấp ở Biển Đông, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại vùng biển này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 27/1 điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin, cam kết hỗ trợ Philippines trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang ở Biển Đông.
“Ngoại trưởng Blinken tái khẳng định liên minh Mỹ – Philippines mạnh mẽ rất quan trọng đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ “nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước Bảo vệ Lẫn nhau đối với an ninh của hai quốc gia và việc áp dụng rõ ràng hiệp ước này trong các vụ tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông”, thông cáo có đoạn.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao hôm 27/1. Ảnh: Reuters .
Blinken nhấn mạnh Mỹ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông bởi chúng “vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được phép tuyên bố chủ quyền theo luật pháp quốc tế, như được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982″.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cam kết sát cánh với các bên tranh chấp Đông Nam Á trước sức ép từ Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó cũng điện đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ nhóm đảo vốn là tâm điểm tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc.
“Tổng thống Biden bày tỏ cam kết kiên định đối với việc bảo vệ Nhật Bản, bao gồm việc áp dụng Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật đối với nhóm đảo Senkaku”, Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, thêm rằng Biden cũng bày tỏ cam kết về “răn đe mở rộng”, thuật ngữ đề cập khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh.
Ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1, chính quyền Biden đã thúc đẩy chương trình nghị sự khôi phục sự hiện diện của Mỹ trong chủ nghĩa đa phương và nối lại quan hệ với các đồng minh để có cách tiếp cận đa phương nhằm đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ – Trung xấu đi rõ rệt dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, người thực hiện chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Bắc Kinh đang theo dõi sát sao chính sách mới của Washington về Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tái khởi động liên lạc và hạ nhiệt căng thẳng song phương.
Tuy nhiên, các hoạt động quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông của cả hai bên vẫn tiếp tục được thực hiện dưới chính quyền Biden. Blinken tuần trước cho biết ông đồng ý với chiến lược Trung Quốc cứng rắn của Trump, dù không đồng tình về mặt chiến thuật.
Philippines ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào Tòa án Công lý Quốc tế
Ngoại trưởng Philippines yêu cầu phái bộ tại LHQ bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế tại Tòa án Công lý Quốc tế sẽ trống vào năm tới.
"Các bạn được yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất", Ngoại trưởng Teodoro Locsin viết trên Twitter ngày 8/11.
Thẩm phán Trung Quốc Tiết Hãn Cầu tại ICJ năm 2010. Ảnh: ICJ.
4 trong số 8 ứng viên cạnh tranh vào 5 ghế trống là thẩm phán đương nhiệm sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 5/2 năm sau. Một trong 4 người là thẩm phán Trung Quốc Tiết Hãn Cầu, đồng thời là phó chủ tịch của ICJ.
ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, là tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tòa bao gồm 15 thẩm phán được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an bầu với nhiệm kỳ 9 năm. Các thẩm phán được phép tái tranh cử.
Một tài liệu của Liên Hợp Quốc ngày 29/6 cho thấy Philippines đã đề cử một ứng viên khác là thẩm phán Nhật Bản Yuji Iwasawa thay vì bà Tiết. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này có thể ủng hộ nhiều hơn một ứng viên tại cuộc bỏ phiếu ngày 11/11 vì sẽ có 5 vị trí trống.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc, mặc dù Manila có căng thẳng với Bắc Kinh về vấn đề biển.
Tin đồn chết người bủa vây chiến dịch tiêm vaccine của Philippines Theo một tin đồn đang lan truyền ở Philippines, vaccine Covid-19 sẽ cho phép Tổng thống Rodrigo Duterte giết người dân chỉ bằng một nút bấm. Ở quốc gia 108 triệu dân này, những ký ức về một loại vaccine phòng sốt xuất huyết đã bị cấm tại địa phương đang khiến người dân chối bỏ ý tưởng tiêm chủng vaccine Covid-19 ngay...