Mỹ cam kết hỗ trợ khoảng 100 triệu USD cho cuộc chiến chống Ebola
Tuần qua, quân đội Mỹ cho biết sẽ xây dựng một bệnh viện dã chiến với 25 giường bệnh tại Liberia để chăm sóc cho những nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và để cho chính phủ nước này điều hành.
Liberia kêu gọi Mỹ hỗ trợ khẩn cấp chống dịch bệnh Ebola
Ngày 13-9, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đã gửi tới Tổng thống Mỹ Barack Obama lời kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp trong cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola, hiện là mối đe doạ lớn nhất với sự ổn định của quốc gia này.
Tổng thống Liberia nhấn mạnh nếu không có sự hỗ trợ khẩn cấp và trực tiếp của Mỹ, quốc gia Tây Phi này sẽ thất bại trong cuộc chiến chống Ebola.
Dịch Ebola ngày càng phát triển mạnh
Trong một bức thư gửi Tổng thống Mỹ vào tuần qua, bà Sirleaf kêu gọi Mỹ xây dựng và điều hành ít nhất một cơ sở điều trị Ebola tại thủ đô Monrovia.
Cho dù Chính phủ Liberia dự kiến mở trung tâm điều trị có sức chứa 100 giường bệnh và Tổ chức y tế từ thiện Medecins Sans Frontieres (MSF) nâng cấp trung tâm điều trị tại Monrovia lên 400 giường, Tổng thống Sirleaf cho biết hiện vẫn còn thiếu tới 1.000 giường bệnh tại thủ đô cũng như 10 trung tâm mới trên khắp cả nước.
Hiện các trung tâm điều trị đều đã quá tải và buộc phải gửi trả các bệnh nhân về nhà.
Washington đã cam kết hỗ trợ khoảng 100 triệu USD cho cuộc chiến chống Ebola
Công tác viện trợ sẽ thông qua cung cấp các thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế, thực phẩm, nước sạch, thuốc men và thiết bị vệ sinh.
Tuần qua, quân đội Mỹ cho biết sẽ xây dựng một bệnh viện dã chiến với 25 giường bệnh tại Liberia để chăm sóc cho những nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và để cho chính phủ nước này điều hành.
Video đang HOT
Trong một động thái liên quan đến dịch bệnh Ebola, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 13/9 tuyên bố không thể đáp ứng yêu cầu đưa một bác sỹ nhiễm bệnh Ebola tại Sierra Leone ra nước ngoài điều trị.
Trước đó, Sierra Leone đã đề nghị WHO hỗ trợ tài chính để đưa bác sỹ nói trên đến bệnh viện ở Hamburg (Hem-bớc), Đức. Đây là bác sỹ nhiễm Ebola đầu tiên của Sierra Leone được phép ra nước ngoài điều trị sau khi ba bác sỹ nhiễm bệnh trước đó tại nước này đã tử vong.
Tuy nhiên, WHO cho biết không thể đáp ứng yêu cầu trên mà sẽ chỉ cố gắng để có thể điều trị tốt nhất cho bệnh nhân này, bao gồm cả việc sử dụng thuốc điều trị thử nghiệm.
Số nhân viên y tế bị nhiễm Ebola lên tới 301 người
Theo WHO, kể từ ngày 7-9, tổng cộng đã có 301 nhân viên y tế bị nhiễm Ebola tại Guinea, Liberia and Sierra Leone. Dịch bệnh lây lan nhanh chóng đã khiến các quốc gia Tây Phi vốn đã ít nhân viên y tế này lại càng thiếu hụt bác sỹ và y tá trầm trọng.
Cho đến thời điểm hiện tại chỉ các nhân viên cứu trợ và y tế nước ngoài mới được sơ tán khỏi Sierra Leone và Liberia để điều trị.
Số ca tử vong trong đợt bùng phát dịch Ebola hiện nay đã vượt qua con số 2.400 người. Tính đến hiện tại, tổng số trường hợp được xác nhận nhiễm chủng virus chết người này đã là 4.784 người.
Cách biểu hiện chống Ebola của người hâm mộ bóng đá Bờ Biển Ngà trong trận đấu giữa Bờ Biển Ngà và Sierra Leone ngày 6-9
Phát biểu ngày 12-9 trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Y tế Cuba Roberto Morales Ojeda, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan cảnh báo tình hình dịch bệnh diễn biến nguy hiểm đòi hỏi phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn nữa từ cộng đồng quốc tế. Tại ba quốc gia ảnh hưởng nặng nhất bởi Ebola bao gồm Liberia, Guinea và Sierra Leone, số ca mắc bệnh đang vượt quá khả năng tiếp nhận của ngành y tế.
Bà Chan cho biết để ngăn chặn sự lan rộng của Ebola tại Tây Phi, khu vực này cần thêm khoảng 500 chuyên gia y tế và 1.000 bác sỹ cùng y tá. Đặc biệt, tại Liberia, nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất, các hoạt động điều trị đang gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn trong dịch vụ y tế.
Báo cáo từ các nhân viên y tế tại Liberia cho biết các trường hợp nhiễm bệnh mới đang gia tăng và vượt quá khả năng của đội ngũ y tế. Số liệu của cơ quan y tế LHQ cho biết hiện số ca nhiễm Ebola tại Liberia đã lên tới 2.300 người, trong đó 1.200 trường hợp tử vong. WHO dự báo tình hình dịch bệnh tại khu vực nhiều khả năng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ “cấp số mũ”.
Đáp lại lời kêu gọi của WHO, Cuba cam kết sẽ gửi tới Sierra Leone 165 bác sỹ và y tá. Ông Ojeda cho biết bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 10 tới, 62 bác sỹ và 103 y tá sẽ tới Sierra Leone trong vòng 6 tháng để tham gia hỗ trợ hoạt động cứu chữa bệnh. Bà Chan hoan nghênh hành động cao đẹp của Cuba, nhấn mạnh đây là đóng góp lớn nhất trong cuộc chiến chống dịch bệnh tính tới thời điểm hiện tại.
Chuyên gia Mỹ: Có nguy cơ Ebola lây qua không khí
Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ cảnh báo nguy cơ Ebola, vi rút đang hoành hành tại Tây Phi, sẽ biến thể thành loại có thể lây qua không khí.
Tuy nhiên, các chuyên gia về vi rút lo rằng những gì chúng ta đã thấy được cho đến nay vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng.
Viết trên tờ New York Times, tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh truyền nhiễm tại Trường đại học Minnesota (Mỹ) cho biết những chuyên gia nói trên ngại công khai bàn về lo sợ của họ vì e mọi người sẽ hoảng loạn.
Dự đoán về diễn biến trong tương lai của đại dịch hiện tại, ông nói: “Khả năng thứ hai khiến các nhà nghiên cứu vi rút miễn cưỡng thảo luận công khai, nhưng lại bàn riêng với nhau là có thể có loại Ebola biến thể lây qua không khí”.
Tuy nhiên, giáo sư David Heymann, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh, cho biết không thể nào dự đoán được bất kỳ loại vi rút nào sẽ biến thể ra sao.
Ông này còn nói thêm rằng các nhà khoa học trên toàn thế giới không nắm hết được các gien để có thể nói vi rút Ebola sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian. Hiện Ebola lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh.
Nhưng tiến sĩ Osterholm cảnh báo các loại vi rút tương tự như Ebola nổi tiếng với khả năng tự nhân bản và tự sinh sôi. Điều này đồng nghĩa với việc Ebola bùng phát đầu tiên ở Guinea hồi tháng 3 có thể khác với loại đang tấn công Nigeria, Congo và Cameroon.
Hồi năm 2012, các nhà nghiên cứu Canada đã phát hiện Ebola có khả năng lây qua hệ hô hấp giữa heo và khỉ, 2 loài vốn có lá phổi giống người, theo tờ Daily Mail (Anh).
Tiến sĩ Osterholm còn nói thêm rằng các quan chức y tế, khi thảo luận kín về khả năng này, cũng đã do dự trong việc công bố nó ra.
Trong khi đó, giáo sư Heymann phản bác: “Không ai có thể tiên đoán điều gì sẽ xảy ra với các biến thể của Ebola. Tôi muốn được xem bằng chứng cho thấy nó sẽ trở thành vi rút lây qua hô hấp”.
“Nghiên cứu về vi rút này vẫn cho thấy đường lây lan là qua chất tiết ra từ cơ thể, giống với các đại dịch đã xảy ra trong quá khứ”, theo ông Heymann.
“Để thay đổi, Ebola sẽ phải phát triển một hệ thống mới hoàn toàn, cho phép nó bám vào các cơ quan cảm thụ trong hệ hô hấp”, giáo sư Heymann nói. “Khác biệt của đại dịch lần này là sự gia tăng về lây nhiễm. Nó lây lay mạnh hơn trong cộng đồng, so với trong bệnh viện như trong các đợt dịch trước đây”, ông cho hay.
Theo ANTD
Hơn 120 nhân viên y tế tử vong do nhiễm Ebola
Tính đên nay, sự bùng phát của dịch bênh Ebola ở cướp đi mạng sống hơn 120 nhân viên y tê, trong đó có nhiều bác sĩ nôi tiêng, tận tâm và dày dạn kinh nghiêm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26-6 cho biết.
Nhân viên y tế tại Sierra Leone
RT dẫn nguồn tin từ WHO xác nhận, dịch Ebola bùng phát ở các quốc gia Tây Phi bao gồm Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone đã khiến 240 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, hơn 120 nhân viên y tế đã tử vong vì căn bệnh này. Đây đều là những bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm và đi đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola.
Theo WTO, sự thiếu hụt hoặc sử dụng không đúng cách các thiết bị bảo hộ, thiếu nhân viên y tế hoặc các nhân viên y tế ở trong các trung tâm cách ly dịch bệnh quá lâu là một số trong những nguyên nhân dẫn đến tại sao rất nhiều người trong số họ bị nhiễm bệnh.
Tại các khu vực điểm nóng dịch Ebola, các y bác sĩ đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là việc thiếu các thiết bị y tế cơ bản như găng tay hoặc mặt nạ. Tuần trước, Bộ Y tế Liberia báo cáo rằng, tại hạt Lofa đang thiếu túi đựng thi thể những người qua đời do nhiễm bệnh, nhiều thi thể đã không được đưa đi chôn cất.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế đã bỏ việc do lo ngại đe dọa đến tính mạng, trong khi nhiều y bác sĩ khác làm việc 24/24 trong các trung tâm cách ly.
Trong bối cảnh virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.400 người và làm 2.600 người nhiễm bệnh, WHO cho biết đang cân nhắc việc sử dụng thêm các loại thuốc chưa qua thử nghiệm lâm sàng nhằm ngăn chặn dịch.
Trong lúc này, Nhật Bản cũng đề nghị được cung cấp một loại thuốc thử nghiệm chống virus Ebola có tên gọi Avigan, được bào chế dưới dạng viên do một công ty nước này sản xuất.
Theo Tiền Phong
Cuộc chiến sinh tử ở "rốn" đại dịch Ebola Có 50.000 người dân sinh sống ở thị trấn New Kru (Liberia) nhưng chỉ 500 ngôi nhà có chữ thập màu xanh - dấu hiệu để xác định những hộ gia đình đã được các nhân viên y tế kiểm tra và nghe theo các khuyến cáo phòng dịch. Ngược lại, rất nhiều người dân vẫn tin vào bùa phép hoặc thờ ơ...